Ngại mặt vì con đòi tiền lì xì
Người ta nói không chấp trẻ con, thế nhưng đôi khi sự vô tư hồn nhiên của trẻ nhỏ lại khiến người lớn cảm thấy ngại chín mặt.
Chẳng phải nói đâu xa, ngay cái chuyện tiền mừng tuổi đầu năm bố mẹ đã được phen xấu hổ vì hàng xóm và họ hàng.
Chẳng phải đi đâu cũng mang trẻ nhỏ đi chúc Tết để mong nhận được tiền mừng tuổi. Chỉ là gia đình cứ từng ấy người thì bố mẹ cho cả con cái theo. Nhà tôi có hai đứa trẻ nên khi đi chúc Tết phải cho đi cả. Chả lẽ bố mẹ đi lại cho con cái ở nhà, không cho chúng chơi Tết. Đến ông bà nội ngoại thì không sao nhưng nhiều người không hiểu lại nghĩ mình cho trẻ đi để xin tiền mừng tuổi. Chuyện ấy không phải là hiếm, nhiều người cố tình lợi dụng trẻ nhỏ để lấy tiền mừng tuổi thật nhưng đâu phải ai cũng có suy nghĩ ấy. Vì người ta mừng tuổi con mình thì cũng phải đi lại, có ăn không của ai bao giờ.
Tết, tôi được phen xấu hổ vì con. Sau khi tới ông bà nội ngoại chúc Tết, hai vợ chồng đưa cháu tới họ hàng. Đến nhà nào trẻ cũng được mừng tuổi, nhưng không hiểu chúng học ở đâu cái thói, tiền đã cho vào bao lì xì là ngay lập tức rút ra và đếm, hoặc kiểm tra xem được bao nhiêu tiền. Hôm rồi có chuyện, đứa con trai lớn học lớp 1 hét ầm lên khi thấy trong phong bao lì xì không phải là tờ polymer như trẻ vẫn thích. Tức là tiền 5 nghìn mà mấy bác ở quê hay mừng cho các cháu. Thế là ngay lập tức cháu ăn vạ, khóc lóc bảo là không có tiền polymer thì không lấy, cứ thế vòi vĩnh bằng được khiến tôi ngại chín mặt với họ hàng.
Tết, tôi được phen xấu hổ vì con. Sau khi tới ông bà nội ngoại chúc Tết, hai vợ chồng đưa cháu tới họ hàng. (ảnh minh họa)
Thế là, bác gái liền rút ra tờ 10 nghìn đưa cho trẻ nhỏ. Còn thằng cu nhỏ thấy thế thì cũng lại vòi và vô tư mở tiền ra đếm trước mặt bao nhiêu người và khoe với giọng rất hào hứng: “Mẹ ơi, từ sáng tới giờ con được nhiều tờ xanh lắm rồi”. Thật ra con trẻ vô tư nhưng người không hiểu lại nghĩ sai, cho rằng bố mẹ dạy chúng như thế thì thật không để đâu hết xấu hổ.
Lại còn chưa kể đến chuyện bố mẹ cầm tiền hộ thì chúng khóc ầm lên nói bố mẹ không được tiêu tiền mừng tuổi của con. Chỉ là sợ trẻ làm rơi nên bố mẹ giữ, chứ đâu phải tiêu tiền của các con. Trẻ nhỏ chưa hiểu chuyện, chỉ thích được lì xì và phải là tiền mới. Thế nên, đến nhà nào mừng tuổi tờ cũ kĩ là chúng cũng không nhận. Tờ ít không nhận, tiền cũ không nhận thì bảo ai không ngại khi mừng tuổi cho chúng. Phận làm cha mẹ cũng méo mặt vì ngại.
Nghĩ đến chuyện này tôi tự nhủ, năm sau chắc phải cho mấy đứa trẻ ở nhà. Nhưng đi Tết nhất ông bà họ hàng lại không đưa trẻ con đi để ông bà biết mặt cháu, họ hàng nhận ra nhau thì cũng có bất cập. Nhưng cứ thế này thì đúng là thật mang tiếng cho bậc làm cha mẹ.
Theo Eva
Chồng mang tiền lì xì của con đánh bạc
Đúng là Tết nhất lắm chuyện phức tạp, thà rằng cứ sống mãi những ngày thường còn vui hơn.
Cứ được mừng tuổi xong là đưa bố mẹ
Trẻ con hồn nhiên vô tư nhưng đúng là nhiều khi sự hồn nhiên ấy của bọn trẻ lại khiến người lớn chúng ta được phen xấu hổ. Năm nào đi chúc Tết, tôi và chồng cũng chở con trai đi cùng vì cả nhà mới có một cháu. Thật ra nhiều lúc không muốn có con cái đi cùng vì sợ các cụ lại mừng tuổi nhưng không cho trẻ đi chơi năm mới thì phải tội với chúng. Thế nên, tôi cũng đành...
Nhưng dù năm nào cũng rút kinh nghiệm thì người làm mẹ như tôi vẫn bị mấy vố xấu hổ vì con. Mỗi lần đến nhà họ hàng, được mừng tuổi trong phong bao là ngay lập tức con lại lôi tiền ra rồi đếm. Còn nhỏ nhưng trẻ giỏi đếm tiền. Cứ ít là chúng chê. Còn nhiều thì ngay lập tức đưa cho bố mẹ, bảo bố mẹ đút kĩ vào không mất. Người ngoài nhìn vào không biết lại tưởng bố mẹ xúi giục con cái, thu tiền mừng tuổi của con cái làm quỹ riêng cho mình. Thật ra trẻ nhỏ chưa biết tiêu tiền nên bố mẹ cầm là phải nhưng hành động ấy thật sự không gây được thiện cảm với người khác.
Tiền mừng tuổi của trẻ năm nào cũng do tôi cầm để mua sắm cho chúng. Sợ trẻ con không biết giữ hoặc lại đi mua đồ lung tung thì không có lợi. Có đứa còn khóc thét lên vì bố mẹ cầm tiền, thậm chí có đứa còn đòi nợ tổng số tiền bao nhiêu ngay trước mặt khách khứa khiến nhiều người ngại chín mặt. Tôi cũng từng bị vài lần như vậy. Nhưng lúc ấy thì chỉ biết cười trừ cho xong việc.
Tiền mừng tuổi của trẻ năm nào cũng do tôi cầm để mua sắm cho chúng. Sợ trẻ con không biết giữ hoặc lại đi mua đồ lung tung thì không có lợi. (ảnh minh họa)
Cãi nhau vì chồng mang tiền lì xì của con đánh bạc
Nhưng năm nay tình thế có chút khác trước. Dù con cái cũng không được cầm tiền mừng tuổi nhưng số tiền ấy đã rơi vào tay chồng. Chồng nói cầm hộ con để mua quà nhưng cuối cùng anh đã mang hết số tiền đi đánh bạc. Cũng không phải là quá lớn nhưng cũng đủ để chi tiêu cả cái Tết. Họ hàng mừng tuổi nhiều, mỗi người vài chục, vài trăm, tổng số cũng lên tới vài triệu.
Vì chuyện này mà tôi và chồng đã lời qua tiếng lại. Chồng còn dọa đánh tôi ngay trong năm mới làm tôi nghẹn ngào không nói thành lời. Người ngoài không biết nhìn vào lại bảo vợ chồng cãi nhau về chuyện tiền mừng tuổi thì thật là xấu mặt. Nhưng tôi nào có muốn thế. Chủ đích của tôi là không muốn chồng bài bạc, vì chẳng ai làm giàu được bằng thứ trò chơi ấy.
Thế mà tôi với chồng giận nhau bao nhiêu ngày vì chuyện này làm cái Tết mất cả vui. Tôi không còn cảm thấy không khí ngày xuân nữa, cuộc sống bao trùm sự ảm đạm và tức tối, vợ chồng không hòa thuận thì nói chi chuyện vui chơi.
Đúng là Tết nhất lắm chuyện phức tạp, thà rằng cứ sống mãi những ngày thường còn vui hơn.
Theo Eva
Chồng cấm không được lì xì trẻ hàng xóm Đoán được ý vợ vì thấy tôi chuẩn bị khá nhiều tiền đổi ngân hàng, chồng đã dặn trước, năm nay chỉ đưa cho 3 triệu tiền mừng tuổi. Nghĩ lại cái Tết năm ngoái chồng tôi vẫn hằn học, khó chịu, thi thoảng lại lẩm bẩm chuyện vợ con hoang phí. Chồng ước chừng cả Tết phải tiêu hết hơn chục triệu...