Ngại hoạt động mỹ thuật lộ bí mật, an ninh!
Nhiều ý kiến cho rằng quy định “Tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng phải có trình độ đại học trở lên” không phù hợp.
Phiên họp chiều 14/1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trở nên sôi nổi khi các đại biểu thảo luận về chủ đề “tượng đài, tranh hoành tráng”. Đây là nội dung được đề cập trong dự thảo nghị định về hoạt động mỹ thuật do Bộ VH-TT&DL chủ trì soạn thảo.
Thế nào là hoành tráng?
Theo ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL, thời gian qua việc xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng không còn bó hẹp trong chủ đề về các anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu hay đề tài lịch sử, cách mạng. Hiện nhiều nơi đã mở rộng sang xây dựng tượng tôn giáo, tín ngưỡng với quy mô lớn, có ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, văn hóa, xã hội. Do chưa có quy định về cấp phép xây dựng nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, việc ban hành các quy định về tượng đài, tranh hoành tráng là hết sức cần thiết.
Giải thích từ ngữ về “hoành tráng”, dự thảo nghị định nêu rõ: “Tranh hoành tráng là tác phẩm mỹ thuật có kích thước lớn, chất liệu bền vững, ngôn ngữ tạo hình có tính biểu tượng cao, đặt cố định nơi công cộng”. Tuy nhiên, giải thích trên không làm cho Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện hài lòng. “Sự hoành tráng đôi khi không đến từ kích thước mà có khi lại hoành tráng về nội dung” – ông Lý đặt vấn đề. Còn ông Hiện thì đề nghị nên thay “hoành tráng” bằng một từ khác.
Việc quy định “Tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng phải có trình độ đại học trở lên” gây nhiều tranh cãi. Ảnh: CTV
Dự thảo cũng quy định: Tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng phải có trình độ đại học trở lên chuyên ngành điêu khắc đối với tượng đài có trình độ đại học trở lên chuyên ngành hội họa, đồ họa và phải có ít nhất hai công trình tượng đài, tranh hoành tráng đạt chất lượng loại A… Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, quy định như thế là không phù hợp.
Video đang HOT
“Làm tranh hoành tráng mà bắt buộc phải có bằng cấp là không đúng. Thực tế có rất nhiều người không có bằng cấp vẫn làm được những công trình lớn. Nghệ thuật là thiên phú, quy định như thế là không hợp lý” – ông Sơn nhấn mạnh. Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng không nhất thiết bắt buộc những người làm ra tác phẩm nghệ thuật phải có bằng đại học hoặc thỏa điều kiện này, điều kiện kia.
Sao chép tranh lãnh tụ phải thể hiện sự tôn kính
Ngoài nội dung trên, dự thảo nghị định cũng đưa ra nhiều quy định khắt khe đối với hoạt động mỹ thuật. Trong đó, nghiêm cấm các hành vi mỹ thuật làm tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật xuyên tạc sự thật lịch sử phủ nhận thành tựu cách mạng xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân…
Đặc biệt, dự thảo nghị định quy định các tổ chức, cá nhân muốn sao chép tranh, tượng danh nhân, lãnh tụ phải làm đơn và được Sở VH-TT&DL cấp phép mới được thực hiện. Các cơ sở hành nghề sao chép, trưng bày tranh, tượng danh nhân, lãnh tụ phải đảm bảo sự tôn kính đối với danh nhân, lãnh tụ.
Thẩm tra về các nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng quy định cấm “tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước bí mật quân sự, an ninh kinh tế, đối ngoại bí mật đời tư của cá nhân” không mang tính đặc thù đối với hoạt động mỹ thuật. Ngoài ra, ban soạn thảo cần xem lại quy định cấm “xây dựng các công trình mỹ thuật không đúng quy hoạch” tại khoản 3, vì dự thảo nghị định chỉ quy định quy hoạch về tượng đài, tranh hoành tráng, không quy định quy hoạch về các công trình mỹ thuật.
Không tổ chức tràn lan các ngày kỷ niệm
Thảo luận về dự thảo nghị định quy định công nhận ngày truyền thống, ngày kỷ niệm và ngày hưởng ứng của Việt Nam, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết: Hiện mỗi năm cả nước có hơn 500 ngày truyền thống, ngày kỷ niệm của các ban, bộ, ngành, các tổ chức và các địa phương. Do mỗi cơ quan có một cách làm riêng nên dẫn đến tình trạng tổ chức tràn lan, lãng phí, gây mất lòng tin trong nhân dân. Vì thế, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhận định: Việc ban hành nghị định là cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay.
Theo ông Đào Trọng Thi, việc ban hành nghị định là cần thiết. Tuy nhiên, nếu luật hóa toàn bộ ngày truyền thống, ngày kỷ niệm của các đơn vị từ trung ương đến địa phương có thể sẽ làm phát sinh nhiều ngày truyền thống, ngày kỷ niệm. Điều đó sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động này.
Theo 24h
Chưa thể nói an toàn với Sông Tranh 2
Ngày 8.1, đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội, dẫn đầu đã đến kiểm tra và lắng nghe ý kiến người dân vùng động đất xung quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My, Quảng Nam).
Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn nghe đại diện BQL dự án Thủy điện 3 báo cáo tình hình đập thủy điện Sông Tranh 2 - Ảnh: Hoàng Sơn
Nhà đầu tư cũng bỏ đi
Trước khi có buổi họp nhanh với chính quyền địa phương, ông Huỳnh Ngọc Sơn cùng đoàn công tác đã thị sát đập thủy điện Sông Tranh 2. Tại đây, ông Sơn chất vấn ông Vũ Đức Toàn, BQL dự án Thủy điện 3: "Trong quá trình thi công đầm lăn, do anh làm không kỹ nên vẫn còn nước rò rỉ?". Ông Toàn cho biết: "Trong quá trình đầm bê tông, đã đầm 30 cm một lớp, độ chặt là 98%". Ông Sơn khẳng định: "Bây giờ mới khắc phục được sự cố thấm nước, chứ vẫn chưa khẳng định được động đất đập có an toàn hay không. Nếu có xảy ra (vỡ đập - PV) ở mực nước chết thì vẫn trôi xuống, vẫn gây chết người".
Thiệt hại của bà con do động đất về vật chất có thể đếm được, nhưng thiệt hại về tinh thần thì không đếm được. Đêm lo lắng như thế, không ăn không ngủ, con cái bỏ học... thì thiệt hại này là không thể lường hết được
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn
Phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My, cho rằng: "Không nên xem thường và chủ quan quá trình rò rỉ nước đập cũng như việc động đất kích thích xảy ra trong thời gian qua. Bởi bây giờ vẫn chưa có bất cứ kết luận động đất sẽ dừng ở mức độ nào. Và sau khi tích nước lên nữa thì an toàn sẽ ra sao... Tất cả chỉ là dự đoán chứ cũng chưa có kết luận nào để chúng ta hoàn toàn yên tâm".
Theo ông Phong, từ khi xuất hiện động đất đã có hơn 75 đợt rung chấn xảy ra. Đỉnh điểm là ngày 15.11.2012 rung chấn rất mạnh, lan rộng đến Đà Nẵng, Quảng Ngãi gây bức xúc dư luận. Do ảnh hưởng động đất nên người dân đã bỏ bê việc làm là điều có thật. Trước và sau rung chấn, phụ huynh không cho con em đi học, hoặc có cho con đi học thì cha mẹ cũng ngồi ngoài lớp. Thống kê trong 2 đợt, động đất đã làm nứt 1.777 căn nhà, 32 công trình công cộng. Nhiều nhà đầu tư đã bỏ đi khỏi huyện mặc dù huyện đã dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp, sẵn sàng cho không mặt bằng.
Ông Huỳnh Ngọc Sơn hỏi: "Bà con, người dân kiến nghị cái gì?" và ông Phong cho biết: "Người dân mong muốn nhất là xác định rõ thủy điện có an toàn không để người dân dự liệu kế hoạch sản xuất, kinh doanh". Theo ông Phong, vì quá lo sợ động đất, đã có 5 hộ kinh doanh bán nhà chuyển đi, 34 hộ dân trong khu tái định cư (TĐC) bỏ nhà đi nơi khác. "Như vậy nếu tình hình căng thêm nữa thì người dân sẽ đi thêm nữa?", ông Sơn hỏi. "Tình hình căng thẳng nữa thì chắc chắn người dân sẽ đi vì hiện đã có nhiều người dân làm nhà tạm bợ để sinh hoạt", ông Phong nói thêm.
Dân "khát" trên lòng hồ
Liên quan đến các vấn đề bất cập trong các khu TĐC, ông Nguyễn Đức Hải, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, bức xúc: "Tôi đang rất lo việc dân trên lòng hồ không có nước uống. Do hệ thống nước uống không đạt yêu cầu, phải đào giếng... Từ sự quan tâm của QH, chỉ đạo của Thủ tướng, sắp tới, tôi nghĩ phải thay đổi một cách căn bản. Nếu không, chúng ta vẫn xây dựng công trình thủy điện thì hậu quả không những ở Sông Tranh mà còn ở nhiều công trình khác. Dù ở cấp quốc gia chúng ta nói tốt nhưng thực ra thì không ổn định được".
Theo ông Hải, hiện nay bất cập công trình thủy điện là: đối với dân thì lo chưa hết việc TĐC, đối với cơ sở hạ tầng thì chưa giải quyết trọn vẹn nên tạo dư luận không tốt.
Kết luận cuộc họp, ông Huỳnh Ngọc Sơn cho biết QH đã ra một nghị quyết yêu cầu Chính phủ rà soát lại các hệ thống thủy điện trên cả nước, trong đó có thủy điện Sông Tranh 2, sớm kết luận cụ thể thủy điện nào có thể hoạt động, thủy điện nào có tính chất nguy hiểm thì phải dừng, phải khắc phục. Đồng thời, giám sát đời sống của bà con di dời ra nơi ở mới như thế nào, việc trồng lại rừng do thủy điện triển khai ra sao. "Chúng tôi sẽ giám sát, đôn đốc để Chính phủ, các bộ, ngành sớm có kết luận chính xác để ổn định lâu dài tình hình thủy điện Sông Tranh 2. Vấn đề này, QH sẽ có giám sát tới kỳ họp thứ 5", ông Sơn nói và nhấn mạnh: "Thiệt hại của bà con do động đất về vật chất có thể đếm được, nhưng thiệt hại về tinh thần thì không đếm được. Đêm lo lắng như thế, không ăn không ngủ, con cái bỏ học... thì thiệt hại này là không thể lường hết được, chúng tôi hết sức chia sẻ với người dân".
Theo TNO
Nhiều chiêu 'triệt' cho vay ngoại tệ Theo dự kiến, cuối tháng 12, Đề án Chống đôla hóa sẽ được Ngân hàng Nhà nước trình Bộ Chính trị. Như vậy, dù quyền sở hữu ngoại tệ của người dân vẫn được thừa nhận, song việc cho vay ngoại tệ sẽ dần bị xóa sổ. Ông Phí Đăng Minh, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) nhận định,...