Ngại gì con lấy chồng xa
Lan bảo, lấy chồng xa, riêng chuyện nhớ nhà, nhớ mẹ đã là một nỗi khổ.
45 tuổi, Lan đã là bà ngoại của hai đứa trẻ. Thỉnh thoảng tiện đường công tác, tôi hay ghé thăm Lan. Lần này, thấy Lan buồn, mới hay là vì con gái út sắp sửa theo chồng sang Bỉ. “Chuyện lẽ ra phải vui, chớ sao lại buồn thảm thế hả… bà ngoại?”. Lan cười không nổi, lo cho con gái lấy chồng xa.
Tốt nghiệp ra trường, trong khi phần đông bạn bè rời thành phố cao nguyên đi tìm việc thì Lan lấy chồng. Lan từng viết thư kể tôi nghe về nỗi khổ lấy chồng xa. Rằng, vợ chồng hục hặc như cơm bữa, phải chi ở gần mẹ là ào về gục đầu vào lòng mẹ khóc một trận cho đã. Hoặc nếu sợ mẹ buồn thì khi về với mẹ, Lan sẽ bày chuyện nấu ăn, nhổ tóc sâu cho mẹ, miễn được ở bên mẹ những lúc rối rắm ấy.
Ảnh minh hoạ
Những đêm trời lạnh cóng, giận chồng, một mình Lan lang thang, đi bộ hết mấy con dốc, chẳng biết sao lại đứng ngay cổng ký túc xá. Kỷ niệm tràn về, càng thêm buồn tủi, tối đến, Lan lại viết thư cho tôi. Lan bảo, lấy chồng xa, riêng chuyện nhớ nhà, nhớ mẹ đã là một nỗi khổ. Một người giỏi giang, lanh lẹ như Lan, chạm tới chuyện lấy chồng xa, nước mắt tuôn ra.
Tôi nói với Lan, thời đại thế giới phẳng, “đi mây về gió”, lo gì chuyện lấy chồng xa. Nhớ mẹ thì vào mạng nói chuyện với mẹ. Thời buổi này, phụ nữ khôn ngoan lắm, không vì buồn chồng mà nghĩ quẩn, làm bậy, thiếu gì cách để xoa dịu nỗi buồn. Nhớ mẹ, muốn về thăm mẹ, cũng chỉ hơn một ngày ngồi máy bay. Lan nhìn tôi, chất chứa lo âu: “Cậu an ủi tớ đó hả? Đi máy bay hơn một ngày trời thì cơn giận đã tiêu tan. Quan trọng là giải quyết cơn buồn ngay lúc đó kìa!”. Trời ạ, bạn lo xa quá. Đâu phải mỗi mẹ con Lan có chồng xa đâu. Lấy chồng gần hay xa, làm sao tránh khỏi mâu thuẫn? Chỉ khi vợ chồng hiểu được nhau, thì mọi khó khăn sẽ được giải quyết. Khi người phụ nữ đã tự tin nấu ăn ngon, tự tin về cư xử, ổn định trong công việc, độc lập về kinh tế, thì lấy chồng xa hay gần chỉ là chuyện nhỏ.
Video đang HOT
Nói sợ con gái lấy chồng xa, là thể hiện sự yêu con của người mẹ. Nhưng nói thế cũng có quyền hiểu: lấy chồng gần là để được mẹ cha che chở, con cái được dựa dẫm. Cha mẹ thương con suốt cả cuộc đời, nhưng hãy để con trưởng thành, tự tin, vững vàng theo cách của con. Hãy để con được yêu như cách con chọn.
Câu cuối cùng tôi hỏi Lan: Cậu có nhận thấy con rể tương lai đã thật sự yêu con gái mình chưa? Lan gật đầu khẳng định. “Vậy thì lo gì nữa hả bà ngoại?”.
Khánh Thi
Theo phunuonline.com.vn
Lấy chồng xa, sau này vất vả thì đừng kêu ai nhé!
Được cái này lại mất cái khác, muốn ở gần chồng thì phải xa cha mẹ. Mà gần cha mẹ, thì lại phải xa chồng. Bạn có dám đánh đổi để chạy theo tiếng gọi của tình yêu không?
"Con gái mà gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng đem cho" - Chẳng phải tự nhiên mà ông cha ta ngày xưa lại đề cao chuyện con gái nên lấy chồng gần đến thế. Lấy chồng gần nhà chưa dám nói về chuyện hạnh phúc nhưng chắc chắn, bạn sẽ được lợi nhiều hơn mất. Đặc biệt là lúc sinh nở hay chẳng may xích mích gì với chồng. Nói chung, con gái cứ ở gần cha mẹ là sướng rồi.
Chủ đề này một lần nữa lại xuất hiện trên diễn đàn NEU Confessions và nhanh chóng nhận được 25k likes chỉ sau ít giờ đăng tải. Nữ chính trong câu chuyện kể về sai lầm của bản thân khi chạy theo tiếng gọi con tim mà lấy chồng xa nhà những 8 tiếng đi ô tô để rồi bây giờ 1 thân 1 mình ở nơi đất khách, không bạn bè thân, xa gia đình, khi buồn chẳng biết tâm sự với ai.
(Ảnh minh hoạ)
Nguyên văn đoạn chia sẻ trên NEU Confessions:
Đây là tin nhắn bố mình gửi, đọc có xót không cơ chứ. Mình ở Daklak, sau này lấy chồng ở Sài Gòn. Chồng mình thích ăn mận, mà nhà ngoại lại có cây mận thái ngon lắm, đang mùa mận nên bố để dành hái gửi xuống cho con ăn. Sáng bố hái để chiều gửi xe xuống thì bị gãy cành rồi té. Gọi điện cho bố, bố còn bảo "bố không sao cả, nhưng mận thì bị dập với xước ở ngoài 1 tí thôi", nghe mà xót hết cả lòng.
Hôm nay facebook lại nhắc kỉ niệm bài đăng năm trước mình đăng. Lại khóc, lại tủi thân vì lấy chồng xa nhà. "Lấy chồng xa sau này vất vả thì đừng kêu ai nhá".
Ngày trước nghĩ đơn giản lắm, chỉ là 8 tiếng đi ô tô chứ mấy, nghĩ hạnh phúc là phải lấy người mình yêu. Ảo tưởng sức mạnh, nghĩ bỏ tất cả gia đình, bạn bè, đi theo tiếng gọi của con tim là anh hùng, sẽ được tung hô thán phục, chồng mình sẽ vì thế mà yêu thương trân trọng mình hơn.
Cái hào hứng của cuộc sống hôn nhân mới bắt đầu không lâu đã vội tắt ngóm. À thì ra sống ở 1 thành phố xa lạ chẳng phải điều dễ dàng gì. Không anh em, bà con thân thích, không bạn bè, không tất cả. Hoá ra mấy câu sến sẩm kiểu: "Em chỉ cần anh thôi, được ở bên anh em thấy hạnh phúc rồi" hay "Cuộc sống của em chỉ có anh là đủ rồi" đều là sách vở cả.
Bỏ việc để rồi thất nghiệp, suốt ngày quẩn quanh trong 4 bức tường ở nhà đợi chồng về. Nói vui nhưng xót hết cả lòng, "nếu dỗi chồng thì chỉ có chơi một mình". Chả biết chồng có chán không chứ bản thân mình thì chán tới tận cổ, chán đến phát rồ người và Tấm biến thành Cám lúc nào chả hay nữa.
Có những lúc nhớ nhà, nhớ bạn bè muốn được tụ tập đi đâu đó hay đơn giản là muốn có người nói chuyện đến quay quắt.
Có những lúc, ngồi hàng giờ trong nhà chỉ nhìn ra ngoài đường, nước mắt rơi chẳng kìm lại được. Đấy là còn được chồng chiều. Chứ không chắc bỏ đi hết để làm lại từ đầu quá. Ai hiểu? Ai thấu?
Hôm nào được chồng rủ đi ăn với anh em bạn bè thì mừng như chết đuối vớ phải cọc vì lý do đơn giản là được ra đường, được mặc đẹp, được trang điểmnhẹ nhàng, được thấy mình "sống".
Rồi những ngày đầu có bầu, bao cơn ốm nghén lại hành . Người ta nói lấy chồng gần thì bà ngoại còn qua lại chăm nom các kiểu, còn lấy chồng xa thì xác định chịu cực một mình. Có xót xa không.
Lúc ốm đau chồng không có nhà lại thui thủi một mình, sốt đùng đùng vẫn phải làm hết mọi việc như chưa ốm. Lúc ốm là lúc yếu đuối nhất nhưng 1 giọt nước mắt cũng không để rơi vì nếu không mạnh mẽ thì yếu đuối diễn ai xem? Ai hay, ai biết, ai xót, ai thương?
Đấy, giờ đến lúc gần sinh thì về ngoại ở... Lại phải xa chồng, về nhà có bố có anh em rồi hàng xóm, lại cứ muốn ở nhà, muốn có chồng bên cạnh... Nhớ chồng đến quay quắt đến rơi nước mắt, tủi thân rồi ai thấu
Là con trai duy nhất, tôi vẫn đón tết ở nhà vợ Tôi nghĩ, tết vui hay không là do quan niệm của mỗi người, mỗi gia đình. Chính nhờ bố mẹ tôi không câu nệ chuyện con dâu phải ở nhà chồng, hay tết nội quan trọng hơn tết ngoại nên chúng tôi mới thoải mái. Vợ chồng tôi quen nhau khi tôi được công ty cử vào Đà Nẵng công tác ở văn...