Ngại dùng thuốc cảm vì sợ bị… nghiện
Hàng loạt thông tin về thuốc cảm cúm chứa tiền chất gây nghiện khiến người tiêu dùng hoang mang, nhiều người không dám cho con dùng thuốc cảm.
Lọ mọ tìm thuốc nam thay thuốc tây
Được mọi người trên mạng mách nước, chị Phạm Thanh (Đại La, HN) mò mẫm lên tận Sóc Sơn để lấy thuốc xông chữa cảm cúm cho con. Chị bảo, từ ngày đọc được thông tin trên báo về thuốc cảm chứa tiền chất để sản xuất ma túy tổng hợp, chị không dám mua thuốc cho cả nhà dùng nữa. Nhà có người bị cảm là chị lại tìm mua thuốc lá về xông, chữa cảm theo bài thuốc dân gian.
“Lâu nay không biết gì nên mình vẫn vô tư dùng, giờ biết rồi thì phải cảnh giác. Người lớn mình không sao chứ trẻ con sức đề kháng kém, ít nhiều gì cũng bị ảnh hưởng. May mà con mình từ nhỏ đến giờ ít ốm đau, chứ tháng dùng thuốc mấy lần có khi cũng bị nghiện thật”, chị Thanh lo lắng.
Thuốc Denausal – có chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng và cảm cúm thông thường, do Công ty CP dược Vacopharm (Long An) sản xuất – bị thu gom về chiết tách lấy lại tiền chất PSE để tổng hợp thành ma túy “đá” (Ảnh: TTO)
Chị Thanh cho biết, dùng thuốc thì lo con bị nghiện, không dùng thì lại thương con vì chữa bằng thuốc dân gian lâu khỏi. Có lần con sụt sịt sổ mũi cả tuần, uống đủ các loại thuốc lá mà con không đỡ, chị lại đành phải mua “thuốc Tây” về cho con uống.
“Nói gì thì nói thuốc Tây vẫn nhạy hơn, chữa thuốc lá thì lành thật nhưng hơi lâu, đợi con khỏi thì cháu đã gầy rộc đi rồi. Chả biết có loại thuốc cảm nào không chứa cái chất gây nghiện kia không”, chị Thanh băn khoăn.
Mới đây cơ quan công an đã thu giữ nhiều loại thuốc cảm cúm có chứa tiền chất gây nghiện pseudoephedrine (PSE). Việc này lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo trong việc sử dụng thuốc chứa tiền chất gây nghiện. Theo tìm hiểu của PV, phần lớn người tiêu dùng đều cảm thấy hoang mang, lo ngại khi thông tin về tiền chất gây nghiện có trong thuốc cảm vẫn đang nhập nhằng. Đặc biệt là phụ huynh có con nhỏ.
Video đang HOT
Chị Vân Anh (Mỹ Đình, HN) chia sẻ: “Tôi lo lắm, trẻ nhỏ hay ốm đau, thường xuyên phải dùng thuốc. Giờ thuốc lại có chứa chất gây nghiện khác nào đầu độc con. Tôi phải nhờ người quen trên tận Lào Cai gửi thuốc lá từ trên đó về dùng dần. Nhưng có vẻ không hợp thuốc nên hầu như lần nào cu Tí nhà tôi cũng phải cúm gần tuần mới khỏi”.
Lựa chọn thông minh để tự bảo vệ mình
Hiện nay, một số doanh nghiệp dược đã sử dụng chất thay thế PSE bằng dược chất tương đương. Một số hãng dùng Phenylephrine (PE) như Panadol. Một số hãng lại chuyển qua dùng chất khác như Dextromethorphan Hbr.
Các chuyên gia khuyến cáo, chất Dextromethorphan Hbr, một chất dẫn xuất của morphine vẫn có thể gây nghiện và bị lạm dụng. Vì thế PE được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là chất thay thế PSE tốt nhất trong thành phần các loại thuốc cảm thông thường. Vì PE có cơ chế tác dụng và hiệu quả tương tự như PSE, nhưng điều quan trọng là không thể dùng để điều chế methamphetamine (ma túy tổng hợp) được.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ (một quốc gia luôn có những kiểm duyệt nghiêm ngặt và chính xác nhất trong ngành công nghiệp dược chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh) không còn sản xuất thuốc cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang chứa tiền chất PSE mà đã thay bằng PE có tác dụng điều trị tương tự.
Trong khi các doanh nghiệp dược đang đùa với tử thần, người tiêu dùng cần có lựa chọn sáng suốt để tự bảo vệ mình.
“Bây giờ mua thuốc là phải đọc kỹ thành phần, thành phần nào không rõ là phải hỏi kỹ dược sĩ mới dám dùng. Chứ dùng thuốc đã hại người rồi, dùng phải thuốc giả thuốc độc thì còn hại nữa”, chị Vân Anh (Mỹ Đình, HN) bày tỏ.
Hiểm họa ma túy từ thuốc cảm
5 tháng đầu năm 2012, công an nhiều địa phương đã phá vỡ các ổ sản xuất ma túy tổng hợp có tên methamphetamine (còn gọi là ma túy “đá”) và bắt giữ hàng chục đối tượng. Điều đáng nói là khi ra tay triệt phá các ổ sản xuất ma túy “đá”, cơ quan công an đã thu giữ nhiều loại thuốc viêm mũi dị ứng, cảm cúm có chứa tiền chất gây nghiện pseudoephedrine (PSE). Kẽ hở trong quản lý khiến kẻ xấu dễ dàng thu mua những loại thuốc có chứa PSE về chiết tách lấy nguyên liệu sản xuất ma túy “đá”.
Theo BS. Trần Viết Luân, Tổng Thư ký Hội Tai – Mũi – Họng TP.HCM, cơ chế tác dụng của PSE là kích thích thụ thể alpha gây tác dụng co mạch, làm giảm sung huyết niêm mạc đường hô hấp trên, đặc biệt là niêm mạc mũi xoang, dùng điều trị giảm sung huyết mũi (giảm nghẹt mũi) trong các bệnh lý viêm mũi xoang, cảm lạnh, cúm, viêm tai giữa. PSE cũng được phối hợp với các hoạt chất khác trong các thuốc bán không cần kê toa (OTC) để điều trị cảm lạnh thông thường, cúm, chống nghẹt mũi. Khi sử dụng, BN cũng có thể gặp tác dụng phụ là những triệu chứng kích thích hệ thần kinh trung ương có thể gặp gồm rối loạn giấc ngủ và ảo giác… PSE chống chỉ định ở các BN bị bệnh tim mạch nặng, bệnh mạch vành nặng, cao huyết áp nặng, glaucoma góc đóng, bí tiểu do phì đại tiền liệt tuyến, cường giáp.
Bên cạnh đó, do PSE có cấu tạo phân tử gần giống với Methamphetamine (ma túy tổng hợp hay thuốc lắc) nên bị lợi dụng để sản xuất Methamphetamine (PSE là tiền chất để sản xuất Methamphetamine). Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, PSE được quản lý chặt chẽ để tránh mua bán thuốc trái phép nhằm để chế tạo Methamphetamine.
Nhận thấy mặt trái không lường của tiền chất PSE là ma túy, Bộ Y tế đã có thông báo tới các đơn vị sản xuất, nhập khẩu thuốc nêu rõ cần phải lưu ý phân tích việc duyệt dự trù nguyên liệu PSE và yêu cầu Cục Quản lý Dược tạm ngừng việc cấp phép nhập khẩu tiền chất PSE cho đến khi có chỉ đạo mới tạm dừng không cho phân phối thuốc cảm có chứa PSE các dạng đóng gói 500 – 1.000 viên/lọ từng bước thay thế tiền chất PSE bằng hoạt chất khác trong các công thức sản xuất thuốc cảm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Cục Quản lý Dược và Cục Quản lý Khám chữa bệnh khuyến cáo và hướng dẫn các doanh nghiệp thay thế nguyên liệu PSE bằng PE theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Theo K. Minh (Vietnamnet)
Viêm mũi dị ứng dễ nhầm lẫn với viêm xoang
Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường mắc bệnh mạn tính, kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh...
Viêm mũi dị ứng là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở tuổi thanh niên và trung niên. Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường mắc bệnh mạn tính, kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh nhất là có một số triệu chứng có khi xảy ra liên tiếp trong một thời gian ngắn nhưng gây khó chịu như hắt hơi, sổ mũi. Viêm mũi dị ứng đôi khi dễ nhầm với bệnh viêm xoang.
Các biểu hiện của viêm mũi dị ứng.
Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng là gì?
Có một số giả thuyết giải thích về nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (dị nguyên) đối với cơ thể, ví dụ như bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm (nấm mốc)... Những tác nhân này thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng thì xảy ra hiện tượng phản ứng. Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhày niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang... gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc. Viêm mũi dị ứng có liên quan đến các cơ địa dị ứng. Thông thường người bị viêm mũi dị ứng gặp ở người có cơ địa dị ứng nhiều hơn như viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, tổ đỉa... Chính vì vậy cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng cũng có người không bị. Các tác nhân gây kích thích cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường qua da, hoặc theo đường ăn uống.
Biểu hiện của viêm mũi dị ứng như thế nào?
Hầu hết người bị viêm mũi dị ứng có nhiều triệu chứng giống nhau như ngứa mũi, chảy mũi nước, đặc biệt là hắt hơi hàng tràng liền. Nếu đã thành mạn tính thì có thể nghẹt mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu (dễ nhầm với viêm xoang). Một số trường hợp viêm mũi mạn tính kéo dài có thể có hiện tượng loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi.
Người ta phân viêm mũi dị ứng thành 2 loại chính là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng có quanh năm. Viêm mũi dị ứng theo mùa là tùy thuộc vào thời tiết từng mùa xuất hiện các loại dị nguyên trong gió như phấn hoa, nấm mốc... Viêm mũi dị ứng quanh năm tức là mùa nào cũng có thể bị viêm mũi dị ứng do có liên quan đến một số dị ứng nguyên như côn trùng (mò, mạt, bọ chét, ve...), bụi trong nhà, lông súc vật nuôi trong nhà nhất là lông của mèo, chó... Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh và do vậy ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị thoả đáng thì nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang...
Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng đa dạng và nhiều nguyên nhân, những trường hợp có cơ địa dị ứng cần cảnh giác cao với viêm mũi dị ứng. Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Hạn chế đến mức tối đa không tiếp xúc với chúng. Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt nếu làm được như vậy sẽ hạn chế nấm mốc phát triển. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Hạn chế đến mức tối đa hút thuốc lá, thuốc lào. Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với bụi. Cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể (mặc ấm) nhất là vùng cổ, mũi. Khi bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự mua thuốc để điều trị.
Theo SKDS
Thối thịt do tiêm thuốc trị hói Họ tiêm trên đỉnh đầu và hai bên mang tai. Mình chẳng biết đó là loại thuốc gì, mỗi lọ chỉ bằng ngón tay út, mỗi mũi tiêm là 300.000đ, tiêm xong thì em nó kêu mệt, vài ngày sau chỗ tiêm có vết lõm sâu xuống, thối cả thịt... Không dám đến lớp vì đầu trọc Nguyễn Thị Mơ (Sinh năm 1989...