Ngại đối đầu Trung Quốc, Philippines không cho Mỹ đặt lên lửa trên lãnh thổ
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khẳng định ông không muốn đối đầu với Trung Quốc và sẽ không bao giờ cho phép Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 4/8 cho biết hiện Mỹ có thể tự do triển khai các tên lửa có tầm bắn từ 500 đến 5.500km tại các căn cứ mặt đất.
Theo ông Esper, Mỹ sẽ triển khai các tên lửa tại châu Âu, Châu Á-Thái Bình Dương hoặc tại những khu vực khác nhằm mục đích răn đe và ngăn chặn xung đột sau khi tham vấn ý kiến của các đồng minh và đối tác.
Trước nghi vấn về khả năng Mỹ đặt tên lửa tại Philippines để đối phó Trung Quốc, Tổng thống Rodrigo Duterte khẳng định rằng: “Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra vì tôi không cho phép”.
Phát biểu trước buổi họp với các doanh nghiệp Trung Quốc – Philippines tại Malacanang, Philippines ngày 6/8, ông Duterte tuyên bố: “Tôi sẽ không bao giờ cho phép bất cứ binh sỹ nước ngoài nào… Tôi không muốn đấu với Trung Quốc. Các bạn không thể đặt vũ khí hạt nhân ở Philippines. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra”.
Bên cạnh đó ông Duterte cũng nhấn mạnh rằng chính Mỹ phải chịu trách nhiệm cho việc đẩy Philipppines “ngã vào vòng tay vốn chờ sẵn” của chính quyền Trung Quốc.
Video đang HOT
Hồi năm 2016, Mỹ đã cho hoãn thương vụ bán 26.000 khẩu súng trường tấn công cho Philippines. Thương vụ này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người đứng đầu đảng Dân chủ ở Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ là Thượng nghị sĩ Ben Cardin trước cáo buộc Tổng thống Philippines Duterte vi phạm nhân quyền.
Theo ông Duterte, động thái của Mỹ đã buộc nhà lãnh đạo Philippines phải đẩy mạnh mối quan hệ khăng khít hơn với Trung Quốc và Nga nhằm tìm kiếm nguồn cung cấp vũ khí mới. Cũng theo ông Duterte, Nga và Trung Quốc không đưa ra bất cứ lời đề nghị nào sau khi hỗ trợ quân sự cho Philippines.
Mỹ và Philippines ký Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) từ năm 1951 nhằm bảo vệ lẫn nhau trước các cuộc tấn công của kẻ thù.
Tuy nhiên, mối quan hệ đồng minh giữa Manila và Washington gần đây bị suy giảm khi Tổng thống Philippines Duterte thực thi chính sách nghiêng về phía Trung Quốc và xa rời đồng minh Mỹ.
Hiện quân đội Philippines vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với quân đội Mỹ trong khi chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng thực thi chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc trên Biển Đông.
Chu La
Theo vietnamfinance/RT
Philippines đóng dấu thị thực bản đồ Biển Đông đè lên hộ chiếu đường lưỡi bò của Trung Quốc
Tổng thống Duterte phê duyệt đóng dấu vào hộ chiếu Trung Quốc có hình ảnh đường lưỡi bò nhưng sử dụng con dấu với bản đồ "đầy đủ" của Philippines.
Theo người phát ngôn của Tổng thống, ông Salvador Panelo, Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr trong cuộc họp nội các ngày 5/8 đề xuất đóng dấu thị thực Philippines vào hộ chiếu của công dân Trung Quốc muốn nhập cảnh thay vì đóng dấu vào tờ thị thực rời cho những người này. "Đề xuất này đã được Tổng thống phê duyệt", ông Salvador Panelo cho biết.
Quyết định của ông Duterte khép lại chính sách Philippines 7 năm từ chối đóng dấu hộ chiếu Trung Quốc có hình ảnh đường lưỡi bò.
Hộ chiếu Trung Quốc.
Ông Locsin và phát ngôn viên điện Malacaang sau đó nói thêm trong các tuyên bố riêng rẽ rằng Philippines vẫn sẽ khẳng định chủ quyền của mình đối với Biển Đông, vì con dấu được sử dụng trên hộ chiếu Trung Quốc mang hình ảnh bản đồ Philippines với toàn bộ Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Con dấu này sẽ "đè lên" hình ảnh trên hộ chiếu Trung Quốc.
Đây được cho là cách chính phủ Duterte giải quyết những lo ngại rằng đóng dấu vào hộ chiếu Trung Quốc có đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) có thể được coi là sự công nhận yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông - điều đã bị tòa án trọng tài tuyên vô hiệu năm 2016.
Thậm chí, theo như cách nói của Ngoại trưởng Locsin, đây là một cách "Ăn miếng trả miếng", ông Locsin khẳng định, nói thêm rằng chính sách mới cũng sẽ giúp kiểm soát du khách Trung Quốc tốt hơn khi thị thực được đóng thẳng lên hộ chiếu.
Trong khi người phát ngôn Panelo cho rằng, chính sách thị thực mới là lời nhắc nhở các du khách Trung Quốc rằng Philippines đang có tranh chấp trên với Trung Quốc trên Biển Đông.
Thị thực mới cũng có thể được đóng trên hộ chiếu các nước khác.
Năm 2012, khi Trung Quốc lần đầu tiên phát hành hộ chiếu điện tử có hình ảnh đường 9 đoạn, chính quyền ông Benigno Aquino III khi đó phản đối và từ chối đóng dấu trực tiếp hộ chiếu. Thay vào đó, công dân Trung Quốc phải điền vào đơn riêng để Philippines đóng dấu.
Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia từ năm 2012 đến nay luôn phản đối hộ chiếu đường lưỡi bò của Trung Quốc và từ chối đóng dấu thị thực lên các quyển hộ chiếu này.
Đường 9 đoạn là một định nghĩa được Trung Quốc tự đưa ra nhằm ngang ngược tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, trong đó bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Tuyên bố về đường 9 đoạn của Trung Quốc bị các nước liên quan tới tranh chấp tại vùng biển này, trong đó có Việt Nam và Philippines, cực lực phản đối.
Năm 2016, Tòa trọng tài thường trực quốc tế ở The Hague, Hà Lan bác bỏ toàn bộ yêu sách đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
(Nguồn: Rappler)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Quân đội Philippines lo ngại việc Trung Quốc đầu tư vào đảo chiến lược Quân đội Philippines cảnh báo chính phủ của Tổng thống Duterte rằng việc cho phép Trung Quốc đầu tư vào 3 hòn đảo chiến lược có thể gây tổn hại an ninh quốc gia. "Không có nghi ngờ gì về việc các thực thể này có ảnh hưởng đến an ninh chiến lược của chúng ta nếu chúng rơi vào tay người khác....