Ngạc nhiên với điều kỵ lạ ở cồn Phụng, Bến Tre
Điều làm cho cồn Phụng trở nên có 1-0-2, khác biệt với tất cả các cù lao khác ở Nam Bộ, là sự hiện diện của một di tích lịch sử vô cùng độc đáo.
Là một cù lao nổi giữa sông Mỹ Tho (một đoạn của sông Tiền) thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, Bến Tre, cồn Phụng hay cồn Tân Vinh là một địa danh du lịch nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ.
Đây là một trong bốn cồn nằm gần nhau, được đặt tên theo quan niệm tứ linh mang điềm an lành hạnh phúc là Long, Lân, Quy, Phụng, trong đó cồn Rồng là “Long”, cồn Thới Sơn là “Lân”, cồn Biện Quy là “Quy”, và cồn Tân Vinh là “Phụng”.
Vào những năm 1930, cồn Phụng rộng khoảng 28 ha, do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm mà ngày nay đã lên tới trên 50 ha. Hiện tại cồn là nơi cư ngụ của vài chục hộ dân, với ngành kinh tế chính là nông nghiệp và dịch vụ du lịch.
Với thời tiết ngập tràn nắng ấm suốt bốn mùa, cồn Phụng đón tiếp du khách khách thập phương bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Video đang HOT
Đến với dải đất trù phú này, du khách có thể ghé thăm các vườn cây ăn trái điển hình của chốn miệt vườn Nam Bộ.
Vào những tháng hè, khách du lịch sẽ được thưởng thức tại chỗ những loại trái cây tươi ngon, rất phong phú về chủng loại như măng cụt, sầu riêng, mận (roi), chôm chôm…
Ngoài các vườn trái cây, cồn Phụng còn cuốn hút du khách bởi nét sinh hoạt đời thường của người dân địa phương, các món ăn dân dã hay những món đồ lưu niệm làm thủ công từ các bộ phận của cây dừa.
Nếu tất cả chỉ dừng lại ở đó, cồn Phụng sẽ không quá khác biệt so với nhiều cù lao khác ở mảnh đất phương Nam. Điều làm cho cồn Phụng trở nên “có 1-0-2″ là sự hiện diện của một di tích lịch sử độc đáo, đó là “thánh địa” của đạo Dừa.
Đạo Dừa là một tôn giáo do ông Nguyễn Thành Nam (1910-1990) một trí thức Tây Học sáng lập tại Bến Tre năm 1963, chủ trương hòa đồng tôn giáo, chống đế quốc và cổ xúy hòa bình, khuyên con người ăn dừa và uống nước dừa. Cơ sở tôn giáo của đạo này tập trung chủ yếu ở cồn Phụng
Ngày nay, các di tích về thời hoằng pháp đạo Dừa vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn trên một diện tích rộng khoảng 1.500 m2. Các công trình chính ở nơi đây gồm sân Chín con rồng, tháp Hòa Bình, cổng tam quan, tháp chuông…
Những năm 1960, đạo Dừa từng thu hút được hàng vạn tín đồ, trong đó có con trai của nhà văn Mỹ John Steinbeck, người nhận Giải Nobel Văn học năm 1962.
Sau các thăng trầm lịch sử, đạo Dừa không còn hoạt động nữa. Quần thể di tích của tôn giáo độc đáo này đã được quy hoạch thành một khu du lịch với các loại hình dịch vụ đa dạng, trở thành một điểm tham quan hút đông đảo du khách của tỉnh Bến Tre.
Ảnh 'chất lừ' về Việt Nam năm 1992 qua ống kính người Đức
Chùa Vĩnh Tràng ở Mỹ Tho, ngôi nhà lá trên Cồn Phụng... là loạt ảnh phải xem về Việt Nam năm 1992 do phóng viên Đức Wolfgang Kaehler thực hiện.
Gian thờ Phật trong chính điện chùa Vĩnh Tràng.
Chùa Vĩnh Tràng ở Mỹ Tho, Tiền Giang, Việt Nam năm 1992.
Ngôi nhà lá trên Cồn Phụng, cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Bến Tre.
Phụ nữ đồng bào Ba Na gần thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận năm 1992.
Trẻ em trên một chiếc xe bò kéo gần Phan Rang - Tháp Chàm.
Nông dân hái chè trên một đồi chè gần Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Cảnh thu hoạch mía trên một cánh đồng.
Các thiếu nữ người Ê Đê trên một con đường gần thị xã Pleiku, Gia Lai.
Du ngoạn khu du lịch vườn Ba Ngói thỏa đam mê ăn trái cây tại vườn Ngoài vườn trái cây Cái Mơn, cồn Phụng, cồn Quy,... Bến Tre còn có khu du lịch vườn Ba Ngói xứng danh thiên đường trái cây miền Tây giúp các tín đồ mê xê dịch và ăn uống theo phong cách miệt vườn thỏa đam mê của mình. Từ lâu nay, xứ Dừa Bến Tre nói riêng và miền sông nước Cửu Long...