Ngạc nhiên vì cách cư xử của mẹ chồng giáo viên
Mình đã từng nghĩ, có được người mẹ chồng làm giáo viên, có tri thức, gia giáo sẽ là điều may mắn với mình.
Chia sẻ cảm xúc với bài viết: “Đau lòng vì con dâu hỗn láo”
Bản thân mình cũng là dâu nhà giáo đã về hưu, vô tình câu chuyện của mình như bề chìm của bài này. Ngày đầu về làm dâu, mang trong lòng niềm hân hoan dành cho người mẹ chồng hiền lành, tri thức. Thấy cả nhà có 1 máy giặt nằm cuối bếp, tất cả mọi đồ đạc đều tập trung vào đó để mẹ chồng giặt vào sáng sớm, mình ngại ngùng không dám để tất cả giao cho mẹ chồng mặc dù mẹ bảo rằng, cứ gom ra để đó cho mẹ giặt. Mình giặt riêng đồ lót trong phòng tắm và treo lên phía cửa sổ cho nắng khô. Mình chỉ dám đem đồ ngoài bỏ vào máy giặt, bấm máy thì mẹ bảo cứ để đó, lát nữa mẹ gom thêm đồ linh tinh đi giặt.
Chiều về, đồ lót của mình nằm ngoài rào, mẹ bảo phơi làm gì trong nhà tắm. Thoáng rùng mình vì phòng tân hôn của mình mà mẹ chồng đều đặn vào thăm. Lá rụng đầy sân, mẹ chồng chỉ nói, &’con ơi gom lại để gốc cây tí mẹ đốt’. Mẹ cặm cụi cong lưng quét cho hết sân, mồ hôi nhễ nhại. Đi làm về, vào cất túi xách là mau mau chạy vào bếp, nhìn thấy chén bát rau củ vương vãi trên bếp xuống tới đất, mẹ chồng đang tất tả nấu cơm, lòng cũng không hiểu cớ sao gần 7 giờ tối rồi mà mẹ mới bắt đầu gọt rau thái thịt. Mẹ bảo con để đó cho mẹ nấu, đi làm mệt rồi.
Mình nhào vào rửa cho sạch đống bát chén ăn cả ngày gom để đó, lau dọn bếp, rồi dọn cơm, cuối tuần, giặt đồ, nấu nước, lau nhà, phơi đồ… những công việc bình thường vui vẻ. Mẹ chồng hiền lành nhìn con dâu, cười bảo, &’con nghỉ đi, cả tuần chỉ có ngày chủ nhật để ngủ, mẹ ở nhà có làm gì đâu, cứ để đó mẹ làm’.
Hôm sau, mẹ chồng đứng ngay bếp gas, nấu nướng liên tục, không cho mình đụng vào món ăn, nói khéo rằng, con lên nhà trước bày mâm đi, mẹ nấu cho. (ảnh minh họa)
Bất chợt 1 ngày, nghe ba chồng thủ thỉ với mẹ lúc mình làm cơm trong bếp, &’bà đừng để nó nấu nữa, tui quen ăn ngọt còn nó thì không ăn đường, hay là nó thích ăn gì để nó tự nấu, bà nấu riêng cho tui’. Hôm sau, mẹ chồng đứng ngay bếp gas, nấu nướng liên tục, không cho mình đụng vào món ăn, nói khéo rằng, con lên nhà trước bày mâm đi, mẹ nấu cho. Mỗi tháng vợ chồng mình đưa 3 triệu tiền cơm, lâu lâu, mẹ nhờ mua dùm mẹ máy lọc nước, quạt điện, khi thì võng, khi thì bếp gas, mình chẳng dám lấy lại tiền. Mẹ bảo mua rồi sau này cũng sẽ là của các con, thỉnh thoảng chị chồng về chơi vài tuần, bật điều hòa liên tục cho cháu ngủ, biên lai tiền điện quá 700 nghìn, mẹ bảo, con phụ mẹ một nửa đi…
Video đang HOT
Cuộc sống cứ thế trôi đi cho đến một hôm, mình qua thăm bà ngoại chồng cách đó 100m, có 5 người dì chồng đang ngồi ăn bánh. Thấy mình, tất cả đều nhìn chằm chằm, mình lạ lùng không hiểu, chỉ nói dăm câu hỏi thăm sức khỏe ngoại rồi về, nhìn lại vẫn thấy mấy dì không nhoẻn được nụ cười… Cho đến một hôm, người dì hiền lành nhất nhà ghé thăm, nhưng không có mẹ chồng ở nhà, dì cứ trầm ngâm muốn nói gì đó mà ngại ngùng. Mình gặn hỏi, &’bữa nay sao thấy dì lạ thế?’. Cuối cùng dì bảo, &’dì nghe nhiều rồi, nhưng để tiện bữa nay dì hỏi luôn. Con đi làm về có phụ mẹ chồng con làm gì không? Mẹ chồng con ở nhà nhiều việc lắm, làm dâu ráng phụ thêm, đừng cái gì cũng giao hết cho mẹ chồng’, rồi dì đi về… thật tức và ức.
Mình hỏi mẹ chồng, mẹ chồng bảo, dì đó nói tầm bậy, mẹ có nói gì đâu. Cuối tuần, mình liều, qua nhà chị dâu, hỏi thẳng chị xem mình đã bị nói gì, vì từ lúc về làm dâu, 2 nhà riêng biệt, chỉ xã giao với chị chứ mình chưa bao giờ dám ngồi lê đôi mách với chị bao giờ. Lần hồi chị mới nói, ngay từ ngày đầu, mẹ chồng đã đi than vãn với bà con hàng xóm, mình giặt đồ lót cũng làm biếng đem phơi, phòng ngủ thì bừa bãi, ngày nào mẹ cũng phải vào đó dọn dẹp rồi đem đồ lót ra phơi. Quần áo chẳng thèm giặt, sáng quẳng vào máy, chẳng thèm bấm giặt, quét sân thì quét vài quét cho tới gốc cây rồi chạy mất. Về nhà thì có cơm sẵn cho ăn, chẳng làm được gì, đàn bà có cái bếp chẳng biết nấu, chủ nhật thì ngủ tới trưa, đã vậy nấu sẵn cho ăn mà mỗi tháng chỉ đưa vài trăm, mua đồ thì nhờ đi mua phải đưa tiền lại. Mẹ mỉa mai thứ con dâu thời nay chẳng nhờ vả được gì…
Giờ tới mình, chuyện cũ lập lại, nước mắt ngắn dài, chồng chẳng biết nói gì sợ mẹ lại bỏ ăn lên huyết áp. Chẳng lẽ vợ chồng mình lại giống chị dâu. (ảnh minh họa)
Mình nghe mà rùng mình, chẳng lẽ mẹ chồng lại đi nói những lời lẽ như thế. Nhà giáo sao, mẹ bảo rằng, mẹ chẳng dám nói gì con dâu, sợ người ta cười nhà giáo như mẹ mà có đứa con dâu không biết làm gì, rồi nhìn lại… Chị dâu khóc vì cũng từng như mình, giờ phải sống riêng biệt để không phải chịu đựng người mẹ chồng luôn sống soi mói, lục lọi đến tận phòng ngủ và tủ đựng đồ của con trai con dâu. Trước mặt vui vẻ nhưng khi gặp bà con, mẹ lại dùng những câu mỉa mai soi móc độc địa để chê bai trách móc. Rất nhiều lần chị dâu khóc với anh chồng và ba chồng về cách làm của mẹ, nhưng mẹ đều thề rằng, mẹ không có, thề độc. Rồi mẹ bỏ ăn, nhịn đói, khiến cả dòng họ loạn lên cho rằng cô con dâu chửi mẹ chồng đến nhập viện. Ba chồng và anh chồng ngao ngán, làm thinh để khỏi phải giải thích nhiều lời.
Giờ tới mình, chuyện cũ lập lại, nước mắt ngắn dài, chồng chẳng biết nói gì sợ mẹ lại bỏ ăn lên huyết áp. Chẳng lẽ vợ chồng mình lại giống chị dâu. Đấy các bạn thấy không, bề nổi và bề chìm, tuy mình không cư xử lớn tiếng như chị trong bài trên, nhưng, mình vẫn mang tiếng khắp làng xóm và bà con dòng họ là 1 đứa con dâu lười biếng, bắt mẹ chồng hầu hạ mà còn ăn bám không đưa tiền cơm. Nhà giáo đó… tri thức đó, nếu không chung chăn, chẳng biết được chăn sạch hay đầy rận đâu bạn ạ.
Theo VNE
Ở chung nhà chồng, tôi thành người lãnh cảm
Trước khi lấy con trai mẹ, con vốn dĩ là người rất vui vẻ, luôn cười nói, sống hòa đồng với mọi người.
Gửi mẹ chồng của con!
Từ ngày về làm dâu trong gia đình của mẹ cũng đã gần 2 năm, con người của con đã thay đổi rất nhiều. Cảm ơn mẹ vì con đã có những thay đổi đó. Trước khi lấy con trai mẹ, con vốn dĩ là người rất vui vẻ, luôn cười nói, sống hòa đồng với mọi người. Nhưng từ ngày con bước chân vào ngôi nhà của me, con người của con đã không còn như trước, con ít nói, ít cười và cảm thấy cô độc hơn rất nhiều.
Trong ngôi nhà đó, con ở cùng chồng, mẹ chồng và cùng con gái của mẹ, đã có gia đình và 2 cháu nhỏ. Những bất đồng trong nhà xảy ra, và người sai luôn là con (theo quan điểm của mẹ và con mẹ), mẹ và con gái của mẹ lúc nào cũng đúng. Nếu như mẹ hiểu rằng sự phức tạp khi 3 gia đình ở cùng nhau nó như thế nào chắc mẹ không để tình trạng này xảy ra. Nhưng không, mẹ luôn luôn bắt gia đình con và gia đình chị ở cùng nhau, trong khi con cũng là con gái của bố mẹ con, những lần con về thăm nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn con gái của mẹ lại được ở cùng và được mẹ yêu thương, chăm sóc.
Lâu dần, mối quan hệ trong nhà càng trở nên ngột ngạt, con muốn ra đi nhưng mẹ không cho, mẹ cũng không cho con gái và con rể đi. Làm sao mà như vậy được hả mẹ, con mệt mỏi lắm. Mỗi lần con về nhà con rất mệt, con chỉ muốn đặt mình xuống nghỉ một lát nhưng không được một câu hỏi han của mẹ, ngược lại với con gái mẹ, chỉ hơi mệt, hơi đau đầu thôi mẹ đã cuống cả lên, sốt sắng lấy thứ nọ thứ kia. Con cảm giác như con là người thừa trong ngôi nhà đó. Nếu như chồng con là một người đàn ông mạnh mẽ chắc con sẽ thấy được an ủi phần nào.
Hàng ngày, mẹ bận rộn với cháu ngoại, mẹ chăm cháu ngoại lắm nhưng khi mệt mỏi hay đau ốm mẹ luôn bảo con vì sao? (ảnh minh họa)
Nhưng không, chồng con được mẹ bao bọc quá kỹ càng, đến giờ anh ấy không thể nào tự mình đứng lên, không có tính quyết đoán và mạnh mẽ. Lúc nào cũng "mẹ ơi", làm gì cũng "sợ mẹ", con chỉ cần nói những điều bức xúc ở gia đình với anh ấy mà nhắc đến mẹ thôi là anh ấy sẵn sàng nổi khùng với con ngay. Cho dù có những lúc anh cũng quan tâm con, cũng lo lắng cho con nhưng nó không sánh được.
Nếu như con có động đến mẹ dù là một chút thôi, câu nói mà chồng con luôn nói với con "vì mẹ là mẹ nên mẹ có quyền", mẹ thật hạnh phúc khi có người con hiếu thảo như vậy. Mỗi khi nhà con có việc gì, anh ấy luôn luôn phải xem xét thái độ của mẹ, xem mẹ có đồng ý không rồi mới dám làm. Mẹ con bị ốm, đi khám bệnh liên tục, ấy vậy mà anh ấy cũng sợ mẹ, không dám ở lại bên nhà cùng con và mẹ con, vẫn phải đi về nhà. Cái gia đình bé nhỏ của con và anh ấy ngày càng thiếu đi tình yêu thương, thiếu đi sự tôn trọng lẫn nhau, cũng vì sự ích kỷ của mẹ và con gái mẹ.
Hàng ngày, mẹ bận rộn với cháu ngoại, mẹ chăm cháu ngoại lắm nhưng khi mệt mỏi hay đau ốm mẹ luôn bảo con vì sao? Vì mẹ sợ con gái mẹ lo lắng, mẹ cũng chẳng bắt con gái mẹ làm một việc gì khó khăn hay nặng nhọc. Mà những công việc đó luôn để phần con. Con cảm thấy tủi thân hơn nữa khi chồng con thường xuyên vắng nhà, con ở cùng mẹ, chị chồng và gia đình của chị ý. Con rất sợ mỗi khi tan giờ làm, vì con phải đi về nơi mà con cảm thấy bị lẻ loi nhất.
Chồng con thì không khi nào đứng về phía con, mẹ lại luôn bênh vực con gái của mẹ. Con thực sự cảm thấy không có lối thoát. (Ảnh minh họa)
Con không có lấy một người để tâm sự, không phải không có bạn, không có anh em mà bởi vì con không muốn mọi người trong gia đình con biết con đang phải sống như thế nào. Con chỉ giữ trong lòng con mà thôi. Ngày qua ngày, nụ cười của con không còn, thay vào đó mỗi đêm về con thấy mình cô đơn và thực sự lạc lõng trong ngôi nhà đó.
Không phải con không đối xử tốt với mẹ, khi mẹ ốm con cũng đưa mẹ đi khám, con cũng mua thuốc cho mẹ. Những ngày sinh nhật mẹ, con luôn nhớ và mua tặng mẹ thứ gì đó, nó không lớn những cũng là tấm lòng của con. Con làm rất nhiều nhưng dù chỉ một điều không đúng ý mẹ, không đúng ý con gái mẹ là con thành người không tốt. Con thực sự không biết phải sống tiếp thế nào khi mà con không có lấy một chỗ dựa.
Chồng con thì không khi nào đứng về phía con, mẹ lại luôn bênh vực con gái của mẹ. Con thực sự cảm thấy không có lối thoát. Con đã nghĩ đến việc 2 vợ chồng con chia tay, lý do là gì, thật nực cười nếu đó là vì mẹ chồng, vì ở nhà cùng nhà với chị chồng.
Con phải làm sao? Sống tiếp và đợi chờ một ngày mẹ thay đổi sẽ cho 1 trong 2 gia đình ra ở riêng? Hay còn và gia đình của con sẽ mỗi người một nơi đây mẹ?
Theo VNE
Suýt ly hôn vì mẹ chồng hà tiện Ngày về ra mắt nhà Đức, Hạnh đã choáng với tính hà tiện của mẹ anh. Khi làm cơm, bà luôn miệng nhắc cô, nhà này không ăn mỳ chính đâu. Hay có ba người ăn ít canh cháu đong 1 tô nước nấu thôi cho đỡ tốn.... Kinh hơn là lúc dọn dẹp, bà đưa cho Hạnh phích nước sôi để rửa...