Ngạc nhiên vai trò “Sở chỉ huy trên không” của An-26 Việt Nam
Bên cạnh nhiệm vụ tuần tiễu, trinh sát, tiếp tế, chụp ảnh, quay video… máy bay vận tải An-26 còn thực hiện được cả chức năng chuyển tiếp chỉ huy trên không.
Ngạc nhiên vai trò “Sở chỉ huy trên không” của An-26 Việt Nam
Năm 1988, lần đầu tiên máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam bay ra Trường Sa. Kể từ đó cho đến nay, hoạt động bay tuần tra biển đảo của lực lượng không quân được tổ chức thường xuyên, liên tục, cũng từ đó đặt ra vấn đề phải đảm bảo thông suốt thông tin liên lạc giữa sở chỉ huy với các máy bay chiến đấu đang làm nhiệm vụ.
Biên đội Su-30MK2 của Việt Nam trong một bài bay tuần tra – huấn luyện
Đại tá Nguyễn Anh Sơn – Nguyên Chủ nhiệm bay Lữ đoàn Không quân Vận tải 918 cho biết: “An-26 tuần tiễu, trinh sát, chụp ảnh, quay video, tiếp tế và thậm chí là chuyển tiếp chỉ huy. Khi các loại máy bay Su bay tuần tiễu thì chúng tôi phải làm sở chỉ huy trên không”.
Đại tá Hà Đức Tuế – Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân Vận tải 918 thông tin thêm: “Máy bay An-26 có thể nói như là một cái sở chỉ huy cơ động trên không, thực hiện các nhiệm vụ chuyển tiếp chỉ huy, hoặc là truyền mệnh lệnh của người chỉ huy đến các máy bay tiêm kích đang bay ở vùng biển xa, hoặc đứng ở vị trí không thể liên lạc được về với đất liền”.
Video đang HOT
Máy bay vận tải An-26 cất cánh làm nhiệm vụ
Bay chuyển tiếp thông tin trên không là một nhiệm vụ quan trọng mà máy bay An-26 đã đảm nhiệm trong một thời gian dài.
Theo Đại tá Chu Văn Hải – Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Không quân Vận tải 918: “Trong tất cả những chiến dịch, những cuộc diễn tập, những đợt bay cấp cứu của các đơn vị… thì vai trò của An-26 làm nhiệm vụ chuyển tiếp đặc biệt quan trọng. Chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ này rất nhiều lần, và lần nào cũng đảm bảo an toàn và thông suốt”.
Như vậy trong khi chờ đợi được trang bị một loại máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không (AWACS) chuyên nghiệp (như C-295 AEW hay Saab 340 AEW&C) thì những cánh bay An-26 của Lữ đoàn 918 vẫn phần nào đảm trách được nhiệm vụ khó khăn và quan trọng trên.
Máy bay vận tải An-26 – “Chiến binh thầm lặng” của Không quân Nhân dân Việt Nam
Cho đến thời điểm hiện tại, sau hơn 35 năm có mặt và được biên chế cho Không quân Nhân dân Việt Nam, An-26 vẫn đang là lực lượng chủ lực của Lữ đoàn Không quân Vận tải 918 trong các nhiệm vụ bay báo bão, tìm kiếm cứu nạn, vận tải Bắc – Nam.
Ngoài các nhiệm vụ đang thực hiện, đội ngũ phi công, thành viên tổ bay An-26 còn là lực lượng chủ yếu để tuyển chọn chuyển loại sang các loại máy bay vận tải thế hệ mới như CASA C-295 và CASA-212.
Người Nga gọi An-26 là “Cỗ xe vận tải có cánh”, ở Việt Nam, An-26 đã vượt qua giới hạn của một “Chú ngựa thồ” huyền thoại. Những tính năng của loại máy bay này đã được người Việt Nam khai thác triệt để, cùng với đó là một chuỗi dài các nhiệm vụ mà An-26 đã thực hiện thành công trong cả thời bình lẫn trong thời chiến.
Theo Soha News
Nga thử nghiệm máy bay vận tải dự định sẽ thay thế An-26
Máy bay vận tải hạng nhẹ Ilyushin Il-112V mới đây đã hoàn thành thử nghiệm giai đoạn đầu với mô hình thu nhỏ trong đường hầm gió.
Nga thử nghiệm máy bay vận tải dự định sẽ thay thế An-26
Các thử nghiệm được tiến hành trong đường hầm gió cận âm tại Viện khí thủy động lực học Trung ương (TsAGI), trên mô hình tỷ lệ 1:5, sải cánh 5,3 m và trọng lượng 300 kg.
Mô hình Il-112V đã được thử nghiệm ở tốc độ gió lên đến 650 km/h để các chuyên gia của TsAGI đánh giá, từ đó có những thay đổi nhằm khắc phục nhược điểm còn tồn tại, báo cáo làm cơ sở để nhà sản xuất Ilyushin điều chỉnh thiết kế cho phù hợp.
Mô hình máy bay vận tải hạng nhẹ Il-112V thử nghiệm trong đường hầm gió cận âm ở TsAGI
Máy bay vận tải quân sự hạng nhẹ Il-112V được thiết kế cho các nhiệm vụ như vận chuyển vũ khí, binh lính, hàng hóa thông thường.
Theo công bố của Ilyushin, máy bay trang bị 2 động cơ tua bin cánh quạt Klimov TV7-117SM có công suất cực đại 2.800 mã lực, chiều dài 24,5 m; chiều cao 8,89 m; sải cánh 27,6 m, trọng tải 5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 21.000 kg, dung tích bình nhiên liệu 7.200 lít, tầm bay 2.400 km với 5 tấn hàng hóa trong khoang, độ cao hoạt động 7.600 m.
Il-112V yêu cầu đường băng dài 1.200 m, có khả năng tiếp cận hạ cánh ở những sân bay loại 2 theo phân loại của ICAO và hạ cánh thủ công tại những sân bay có trang thiết bị dẫn đường nghèo nàn, hoặc không có thiết trang thiết bị vô tuyến.
Vận tải cơ Il-112V sẽ được lắp ráp hoàn chỉnh tại nhà máy sản xuất máy bay nằm ở thành phố Voronezh, cách thủ đô Moscow khoảng 400 km về phía Nam, các thành phần khác sẽ đến từ Aviakompozit, Aviastar-SP, Aviaagregat và CAPO-Composite.
Nga dự định Il-112V sẽ thay thế các máy bay Antonov An-26 già cỗi được sản xuất từ thời Liên Xô hiện có trong trang bị của quân đội Nga, cũng như nhằm mục đích xuất khẩu cho các nước đang có ý định hiện đại hóa phi đội máy bay vận tải quân sự hạng nhẹ của mình.
Theo Ilyushin, Il-112V chỉ có khả năng chở tối đa 5 tấn hàng hóa trong khoang, trong khi đối thủ C-295 của Tập đoàn Airbus có sức tải tới 9 tấn hàng hóa, do vậy nó khó có thể cạnh tranh trong phân khúc máy bay vận tải hạng nhẹ.
Tuy nhiên đây chưa phải là thông số kỹ thuật chính thức, cho nên chúng ta hãy cứ chờ xem. Hồi tháng 2/2015, chủ tịch Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (UAC) thông báo, Il-112V sẽ cất cánh lần đầu vào mùa hè năm 2017.
Theo Soha News
Tàu pháo TT400TP mạnh ngang tàu Mỹ 151 triệu USD của Philippines Mỹ sắp cung cấp chiến hạm "khủng" 3000 tấn cho hải quân Philippines tuần tiễu Biển Đông, nhưng chỉ có sức mạnh ngang tàu pháo 500 tấn TT400 của Việt Nam. Tàu BRP PF-16 "Ramon Alcaraz" (nguyên là tàu USCGC Dallas) Truyền thông Philippines cho biết, Mỹ sắp bàn giao cho lực lượng hải quân nước này một chiến hạm cỡ lớn được...