Ngạc nhiên thích thú đường bích họa độc đáo ở lối vào chùa Thầy
Một loạt những bức bích họa xuất hiện trên đường vào khu vực chùa Thầy ngay trước ngày khai hội năm nay khiến không ít du khách và người dân sở tại ngạc nhiên thích thú.
Với những hình ảnh chùa Thầy, hoa gạo, hoa sen, hồ Long Trì , múa rối nước, Thiền sư Từ Đạo Hạnh,…”con đường bích họa” ở Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ đẹp và mang ý nghĩa thể hiện nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Nội dung của các bức bích họa phản ánh vẻ đẹp đặc trưng cũng như các “đặc sản” văn hóa của vùng đất này.
Dự án là sự phối hợp của Đoàn thanh niên xã Sài Sơn và một nhóm sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Chia sẻ về ý tưởng tạo ra con đường bích họa đặc biệt này, Phó Chủ tịch xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội) ông Ngô Văn Hùng cho biết, do có nhiều bức tường mốc meo trên con đường dẫn vào di tích Chùa Thầy, chính quyền xã mạnh dạn xin chỉ đạo và phối hợp với Đoàn thanh niên của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội lên ý tưởng, nội dung và vẽ các bức bích họa.
Hầu hết các bức bích họa được thực hiện với phong cách vui vẻ đậm chất dân gian mô tả các sinh hoạt hàng ngày của cư dân nơi đây… Tổng cộng đã có 20 bức bích họa trên đoạn đường dài 500m từ trục đường chính 421B từ cổng chào của xã Sài Sơn đến hồ Long Trì.
Các loại hình nghệ thuật thống vốn là đặc sản của lễ hội chùa Thầy.
Để tạo ra mặt bằng cho các sinh viên sáng tác, anh Đào Xuân Thưởng – Bí thư Đoàn xã Sài Sơn cho biết, đoàn thanh niên đã phân công lực lượng ra quân vệ sinh môi trường, bóc bỏ các biển quảng cáo rao vặt, trát lại các bức tường.
Người dân địa phương tỏ ra hào hứng với việc con đường quen thuộc được khoác một chiếc áo mới sặc sỡ.
Video đang HOT
Rất nhiều du khách đến đây cũng tỏ ra thích thú với con đường bích họa này.
Chính quyền xã Sài Sơn cho biết, dự án con đường bích họa này nhằm tạo ra một điểm nhấn cho dịp lễ hội Chùa Thầy sắp tới.
Kinh phí thực hiện dự án được huy động từ nguồn xã hội hóa. Về quy mô, đường bích họa mới này không quá “hoành tráng” như dự án tương tự trên phố Phùng Hưng nhưng lại mang những nét riêng vô cùng độc đáo.
Hơn thế nữa, thông qua con đường này người dân xã Sài Sơn có thể tự hào quảng bá những đặc trưng văn hóa và nét sinh hoạt độc đáo vốn có của mình tới du khách thập phương.
Hiện tại “Đường bích họa” đã hoàn thành và sẵn sàng phục vụ cho lễ hội Chùa Thầy.
Lễ hội chùa Thầy năm 2018 được diễn ra từ ngày 20-23.4 (tức 5-7.3 âm lịch) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Thầy.
Theo Ngọc Bích (CAND)
Hoa gạo "tô đỏ" đường phố Hà Nội
Mùa hoa tháng Ba đang mang lại cho Hà Nội vẻ đẹp rực rỡ với hoa sưa trắng tinh, hoa ban tím và những cây gạo nở hoa đỏ lựng như những đốm lửa giữa trời.
Những cây hoa gạo ở Hà Nội thường được trồng đơn lẻ trong khuôn viên các công trình hay trong chùa cổ kính, vì thế không có những phố hoa kiểu hoa sữa hay hoa phượng vĩ.
Hoa gạo còn được gọi là hoa mộc miên. Vào mùa hoa tháng Ba, cây gạo nở hoa đỏ lựng nổi bật cả một góc phố Hà Nội.
Trên phố phường, không có nhiều sắc đỏ hoa gạo dù đang vào mùa, song sự hiếm gặp lại càng tôn thêm vẻ đẹp rực rỡ. Trong ảnh một cây gạo ra hoa đỏ rực lấp ló lưng chừng những tòa nhà cao tầng.
Qua mái vòm kiến trúc.
Một cây gạo đơn lẻ trong khu dân cư đông đúc phường Giảng Võ.
Cây gạo đình Giảng Võ.
Cây gạo đơn lẻ vươn cao bên đường Trần Khánh Dư.
Cây gạo to lớn trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia điểm sắc đỏ rực trên nền trời cao xanh.
Như những chậu hoa cảnh lưng trời.
Những chùm hoa đỏ rực bên ô cửa cổ kính của cây gạo "nổi tiếng" trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Xây dựng tượng đài chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang bảo vệ giới tuyến Ngày 8/3, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và UBND tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức lễ khởi công xây dựng Tượng đài chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang bảo vệ giới tuyến. Công trình tượng đài chiến sĩ Công an nhân dân...