Ngạc nhiên sức mạnh “tên lửa hành trình” UAV-04 của Việt Nam
Bên cạnh vai trò bia bay tập bắn, “tên lửa hành trình” UAV-04 của Việt Nam có thể mang đầu đạn sát thương để tiến công mục tiêu cố định.
Nhằm thiết kế bia bay mục tiêu phù hợp để huấn luyện kíp chiến đấu tên lửa S-300PMU1 và phi hành đoàn tiêm kích Su-30MK2, Ban nghiên cứu mục tiêu bay (Quân chủng Phòng không – Không quân) đã thiết kế, chế tạo thành công phương tiện bay không người lái UAV-04 đóng giả ” tên lửa hành trình”.
“Tên lửa hành trình” UAV-04 hiện được trưng bày giới thiệu công khai tại Bảo tàng Phòng không – Không quân. Quan sát bề ngoài cho thấy, UAV-04 mô phỏng hệt các loại tên lửa hành trình đối đất trên thế giới như Tomahawk, Kalibr 3M14T. Tất nhiên tính năng kỹ chiến thuật thì không thể bằng.
Điều đáng lưu ý, ngoài vai trò là “bia bay”, UAV-04 có khả năng mang theo camera xử lý ảnh hoặc radar mặt mở tổng hợp hoặc phương tiện sát thương biến nó thành “tên lửa hành trình thực thụ”.
Theo thông tin được công bố, UAV-04 ngoài vai trò “mục tiêu” thì có thể trở thành “phương tiện bay không người lái tầm xa, tốc độ cao, có khả năng tiến công mục tiêu cố định”. Điều đó có nghĩa là Việt Nam thực sự đã chế tạo được tên lửa hành trình sát thương hoặc có thể coi nó là một dạng UAV cảm tử.
Video đang HOT
“Tên lửa hành trình” UAV-04 có sải cánh dài 3m42, khối lượng 50kg (khô) và lên tới 120kg (có nhiên liệu), khối lượng mang tải 70kg. Ảnh cận cảnh nắp mở khoang chứa thiết bị trên thân UAV-04.
Thiết bị mang tiêu chuẩn trên UAV-04 gồm: 1 cầu phản xạ sóng điện từ (2,5m2); X, UHF, Ku, L band; 1 thấu kính Luneburg (2m2); X, L Band.
“Tên lửa hành trình” UAV-04 có thể cất cánh bằng đường băng (cần 1.000m) hoặc giá phóng. Khi hạ cánh bằng đường băng cần 1.500m đường hoặc hạ cánh bằng dù. UAV hoạt động theo chương trình bay tự động, định vị quán tính INS, vệ tinh GPS.
UAV-04 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cho tốc độ tối đa lên tới 250km/h, trung bình là 150km/h.
Nó có thể đạt bán kính hoạt động tới 300km, thời gian bay 180-300 phút, trần bay 4.000m.
Cận cảnh vòi phun của động cơ tuốc bin phản lực trên UAV-04. Việc chế tạo động cơ phản lực kích thước nhỏ như vậy là không dễ dàng, nhưng chúng ta đã làm được, đây là minh chứng rõ nét cho sự tiến bộ vượt bậc của CNQP Việt Nam.
Với tầm hoạt động như vậy, UAV-04 nếu mang đầu đạn sát thương thì có tầm bắn lên tới 500-600km, hoặc có thể làm nhiệm vụ UAV cảm tử (mang đầu đạn sát thương, vừa mang khí tài do thám) ở cự ly hàng trăm km.
Theo Kiến Thức
Lộ UAV dùng pin hydro Nga bí mật thử nghiệm ở Syria
Nga đã bí mật thử nghiệm hàng loạt mẫu máy bay không người lái (UAV) dùng pin hydro tại Syria.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời nguồn tin quân sự Nga cho hay, Không quân Nga đã âm thầm thử nghiệm một số máy bay không người lái (UAV) sử dụng pin nhiên liệu hydro tại Syria trong một khoảng thời gian khá dài. Thông tin về đợt thử nghiệm này chỉ mới được tiết lộ sau khi số UAV trên trở về Nga an toàn.
Cũng theo nguồn tin này, thử nghiệm trên là nhằm kiểm tra khả năng hoạt động của UAV sử dụng pin hydro ở môi trường khí hậu nóng ẩm và trong điều kiện khắc nghiệt ở sa mạc. Từ khi tham chiến tại Syria, Nga đã cho thử nghiệm khá nhiều mẫu UAV tại đây nhưng không phải tất cả chúng đều sử dụng pin hydro. Trong ảnh là mẫu UAV sử dụng pin hydro INSPECTOR 402 được Nga giới thiệu vào năm 2012.
Các mẫu UAV sử dụng pin nhiêu liệu hydro không phải là mới ở Nga nhưng việc đưa chúng ra thực địa thì đây là lần đầu tiên nhất là tại Syria. Những chiếc UAV đặc biệt này của Nga có thời gian hoạt động dài hơn so với các UAV thông thường. Ví dụ như với thiết kế Octocopter là hơn 4 tiếng trên không.
Hiện tại toàn bộ số UAV tham gia thử nghiệm tại Syria đều đã được chuyển về Nga để phân tích dữ liệu hoạt động của chúng trong đó bao gồm cả hiệu suất hoạt động của UAV khi phải bay trong điều kiện bão cát.
Đây không phải là lần đầu tin thông về việc Nga thử nghiệm vũ khí mới tại Syria xuất hiện, khi mà từ đầu cuộc chiến cho tới nay Moscow liên tục đưa tới quốc gia Trung Đông này các loại vũ khí hiện đại nhất của mình từ tổ hợp phòng không S-400 cho đến tiêm kích bom Su-34.
Hiện tại các công ty công nghệ hàng không của Nga cũng đang phát triển mẫu UAV sử dụng pin nhiên liệu hydro có khả năng hoạt động liên tục 40 giờ trên không trong mọi điều kiện thời tiết.
Và việc Nga điều các mẫu UAV sử dụng pin hydro đến Syria đã chứng minh rằng họ không hề nói đùa về ý tưởng này, sau Syria nhiều khả năng Nga sẽ sớm thử nghiệm các mẫu UAV này tại Bắc Cực khu vực vốn luôn được Nga sử dụng trong nhiều chương trình thử nghiệm vũ khí bí mật.
Từ một quốc gia đi sau trong công nghệ phát triển UAV nhưng hiện nay Nga đang nhanh chóng khẳng định sức mạnh công nghệ hàng không của mình với việc phát triển hàng loạt mẫu UAV thế hệ vượt trội hơn hẳn Phương Tây. Dù vậy khoảng cách công nghệ UAV giữa Nga và Mỹ vẫn còn cách biệt khá lớn.
Theo Kiến Thức
Quân đội Nga phát triển UAV 'cảm tử' Quân đội Nga đang phát triển mẫu máy bay không người lái (UAV) mang bom và phát nổ khi trúng mục tiêu nhằm thực hiện sứ mạng tấn công tự sát như những kẻ đánh bom liều chết. Israel từng bán nhiều UAV loại Harop cho Nga. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH VIDEO CỦA YNET "Chúng tôi đang phát triển một loại UAV phát...