Ngạc nhiên khi biết giá trị món quà mà chị đồng nghiệp cũ tặng
Tôi lên mạng, tra giá món quà của chị đồng nghiệp cũ tặng cho con trai mình. Biết giá rồi thì sững sờ, ngơ ngẩn.
Tôi và chị Mi có mối quan hệ rất tốt. Trước đây, chị Mi làm cùng công ty và là người hướng dẫn tôi thực tập. Sau đó, chị ấy chuyển đi nơi khác theo chồng. Dù không còn gặp nhau thường xuyên nhưng chúng tôi vẫn hay trò chuyện, hỏi han nhau qua mạng xã hội. Biết chị Mi sinh con thứ hai, tôi vẫn chuyển khoản mừng 500 nghìn. Sau đó, chị ấy lại bị gặp nạn, tôi cũng gửi 300 nghìn thăm nom.
Khi tôi sinh con, chị ấy lại bặt vô âm tín. Thậm chí tôi còn gửi hình bé qua tin nhắn nhưng chị ấy không xem. Tôi nhắn tin hỏi han, chị ấy cũng không hồi đáp. Không hiểu sao khi đó, tôi lại có cảm giác hụt hẫng, tủi thân. Tôi còn thầm trách chị đồng nghiệp cũ vô tâm. Tôi đâu cần quà cáp, chỉ cần một lời hỏi thăm của chị ấy thôi là đủ rồi. Vậy mà chị ấy lại “lơ” tôi suốt 2 tháng trời.
Chủ nhật tuần trước, chị Mi đột ngột đến nhà thăm tôi. Khi chị ấy đến, tôi rất ngạc nhiên. Nhìn chị có vẻ tiều tụy, hốc hác hơn hẳn trước kia. Chị ấy xin lỗi vì đã đến thăm tôi muộn nhưng thực sự 2 tháng qua, chị ấy không thể đến được.
Ngồi chị em tâm sự, tôi mới hay gia đình chị Mi gặp một số chuyện. Chị ấy phải tất bật vay mượn tiền để lo toan giúp chồng. Đến cả thời gian cầm điện thoại, chị ấy cũng không có. “Chị thức dậy lúc 4 giờ sáng rồi lo cho hai đứa nhỏ, chạy vạy khắp nơi. Nhận được tin nhắn của em, chị định sẽ trả lời rồi khi về nhà đã hơn 12 giờ đêm, chị mệt mỏi quá nên ngủ thiếp đi rồi quên mất”.
Hiện giờ, tình trạng khó khăn đã được tháo gỡ nhưng vợ chồng chị đang gánh nợ và có lẽ phải làm việc cật lực để trả nợ trong thời gian tới. “Chắc phải lâu lắm chị mới đến thăm em được. Nhưng chị vẫn thương em lắm. Em thông cảm giúp chị nha”. Nói rồi chị gửi cho tôi món quà.
Chị Mi đi rồi, tôi mở món quà ra, bên trong là 5 bộ quần áo trẻ sơ sinh. Món quà này hơn cả triệu đồng chứ không ít. Trong khi chị ấy vẫn đang túng thiếu, khó khăn về tiền bạc.
Video đang HOT
Tôi đã hiểu lầm, còn trách nhầm chị đồng nghiệp cũ tội nghiệp của mình. Giờ chị ấy đang khó khăn, tôi có nên chủ động mở lời, giúp đỡ chị ấy một ít về tiền bạc không? Tôi chỉ sợ chị ấy tự trọng nên không nhận mà còn hiểu lầm thành ý của tôi.
(hathuyen…@gmail.com)
Những điều 'tối kỵ' các nàng dâu khôn ngoan sẽ không bao giờ nên nói với mẹ chồng
Mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu luôn là câu chuyện muôn thuở. Để giữ hòa khí và khiến mối quan hệ 'truyền kiếp' ấy tốt đẹp hơn, có những câu nói tốt nhất các nàng dâu không bao giờ nên nói với mẹ chồng.
Sao mẹ không dạy con trai mình
Đổ lỗi cho mẹ chồng về những điều mà chồng bạn đã làm hoặc không làm là không công bằng. Dù sao chồng bạn cũng đã là một người đàn ông trưởng thành và việc bạn kết hôn với anh ấy là lựa chọn của bạn. Tốt hơn hết là bạn không nên kéo mẹ chồng vào vấn đề trong hôn nhân hay bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bạn và chồng bạn.
Chúng con bận lắm, không thể thăm mẹ được
Mẹ chồng bạn có thể mong được găp bạn hơn khả năng/mong muốn của bạn. Hãy dành thời gian hợp lý cùng cha mẹ chồng và khiến chồng đứng về phía bạn. Nếu bạn thực sự bận rộn, nhiều việc, hãy từ chối mẹ chồng một cách khéo léo. Dù sao thì không ai thích cảm giác bị từ chối.
Mẹ nói với con gái mẹ giúp con
Những tranh cãi và xung đột giữa anh chị em luôn cần tới cách xử sự khéo léo và tinh tế. Tuy nhiên, bạn không nên kêu gọi sự giúp đỡ của mẹ chồng trong những tình huống này. Nhờ mẹ chồng can thiệp có nghĩa là bạn yêu cầu bà chọn đứng về phe nào. Trừ khi bạn đang phải đối phó với một vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như nghiện rượu, còn không thì những tranh cãi và mâu thuẫn giữa anh chị em thì chỉ nên giải quyết giữa các anh chị em với nhau.
Sẽ tốt hơn nếu con trai mẹ nói với mẹ tin tức này.
Đừng trốn tránh trách nhiệm của bạn trong việc xây dựng mối quan hệ cởi mở, chân thành và quan tâm với mẹ chồng bạn. Và đừng dùng mối quan hệ của chồng bạn với cha mẹ chồng để làm cái cớ cho việc trốn tránh này.
Nếu tốt hơn nên để chồng bạn chia sẻ tin tức nào đó thì hãy nói "Con sẽ để anh X nói với mẹ điều này vì con không muốn cướp công lao của anh ấy. Nhưng con chắc chắn là mẹ sẽ rất vui cho mà xem". Tóm lại, đừng nhắc đến chồng bạn bằng "con trai mẹ", vì bà ấy đã đặt tên cho con trai mình và đó cũng là người mà bạn đã cưới.
Con sẽ không để mẹ gặp lại các cháu nữa
Đừng lấy điều này làm vũ khí đe dọa mẹ chồng để chiến thắng khi tranh cãi. Điều đó là không công bằng (con cái không phải món đồ của bạn và các con xứng đáng được gặp bà của mình).
Việc đe dọa cũng sẽ tạo ra sự oán giận trong gia đình. Mẹ chòng bạn sẽ luôn nhớ và có thể giữ ấn tượng xấu với bạn vì bạn sẵn sàng không cho con gặp mặt ông bà chỉ vì hai người tranh cãi.
Con không thể ăn được món này
Dù cho đó là lý do tôn giáo hay sức khỏe thì bạn nên tìm cách nói nhẹ nhàng và khéo léo hơn với mẹ chồng. Đừng bao giờ nói xấu về món ăn của người khác nấu.
Nếu chỉ là vấn đề khẩu vị, bạn có thể cho qua và ăn cho mẹ chồng vui lòng. Thà rằng món ăn không hợp khẩu vị một chút còn hơn là gây ra chiến tranh lạnh trong gia đình.
Bọn trẻ không được phép làm điều đó
Ông bà có khuynh hướng nuông chiều các cháu và có thể là người mở màn giúp bọn trẻ phá vỡ các nguyên tắc trong nhà liên quan tới xem TV, ăn kẹo hay mua đồ chơi.
Đừng quá gay gắt về điều này. Hãy quản lý các con bằng cách đưa ra những quy định cụ thể ở dạng câu hỏi và làm điều đó khi có mặt bố mẹ chồng. Chẳng hạn, bạn có thể nói "Con chỉ được ăn một chiếc kẹo và chỉ ăn sau khi đã xong bữa tối, đúng không?", hay "Con có thể xem TV trước giờ ngủ 15 phút và chỉ vì hôm nay là dịp đặc biệt, khi bà tới chơi thôi, phải không?".
Nhìn bức vẽ nguệch ngoạc của con gái, chồng tôi chủ động đưa hết tiền lương cho vợ giữ Tôi cầm bức tranh của con gái 7 tuổi, đưa cho chồng xem. Anh ấy ngồi thẫn thờ một lúc rồi có quyết định không ngờ tới. Chồng tôi là người đàn ông giữ tiền rất chặt. Trước khi cưới, anh đã thống nhất với tôi là tiền ai nấy giữ, mỗi tháng anh chỉ đưa cho tôi 4 triệu để chi tiêu...