Ngạc nhiên khẩu pháo đa nòng trên bộ của Việt Nam
Cuộc thử nghiệm đạn pháo hải quân của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam được thực hiện từ một khẩu pháo 6 nòng lạ mắt, lần đầu xuất hiện.
Theo kênh Quốc phòng Việt Nam (QPTV), sáng hôm 2/7, tại trường bắn Cấm Sơn, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã phối hợp với các cơ quan đơn vị, tổ chức bắn nghiệm thu đề tài nghiên cứu thiết kế chế tạo đạn pháo hải quân.
Sau hơn 3 năm nghiên cứu, cán bộ kỹ sư của viện nghiên cứu vũ khí – Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, đã hoàn thành bản vẽ thiết kế, quy trình công nghệ và phối hợp với các nhà máy Z121, Z113, Z129 để chế tạo đạn pháo hải quân.
Cận cảnh loại đạn pháo cho các vũ khí trên tàu chiến hải quân Việt Nam do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tự nghiên cứu, chế tạo.
Sau nhiều lần bắn thử nghiệm tại trường bắn kỹ thuật, bắn nghiệm thu thực địa, bắn nghiệm thu liên thanh, và cùng với kết quả bắn nghiệm thu hôm nay, đã khẳng định đạn pháo hải quân có tính năng kỹ chiến thuật theo đúng thiết kế, qua đó khẳng định được năng lực trình độ đội ngũ kỹ thuật của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trong nhiệm vụ cung cấp đạn dược cho bộ đội hải quân huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
Video đang HOT
Điều đáng lưu ý, cuộc bắn thử đạn pháo được thực hiện từ một khẩu pháo 6 nòng đặt trên xe rơ moóc 4 bánh lạ mắt, gần như lần đầu tiên xuất hiện công khai trên đài truyền hình.
Khẩu pháo này có đến 6 nòng pháo thiết kế kiểu Gatling (pháo nòng xoay của Mỹ).
Quan sát thiết kế nòng pháo của khẩu pháo này khá giống với bệ pháo của tổ hợp pháo phòng không cao tốc chống tên lửa hành trình AK-630 CIWS trên các tàu chiến hiện đại của Việt Nam.
Không loại trừ khả năng đây là phiên bản AK-630 trên bộ dùng để nghiên cứu, cũng như thử nghiệm đạn pháo do Việt Nam chế tạo. Cũng không thể loại trừ, có thể khẩu pháo này do Việt Nam tự chế tạo dựa trên thiết kế của Nga…
…nếu đó là sự thật thì khi cần đây có thể là một loại vũ khí có sức công phá khủng khiếp cho các đơn vị lục quân Việt Nam công kích các mục tiêu xe bọc thép địch (pháo có thể bắn đạn xuyên giáp), quét sạch bộ binh địch (có tốc độ bắn vài nghìn phát/phút, tạo ra mật độ hỏa lực dày đặc), chế áp hỏa lực đối phương…
Ảnh vùng mục tiêu bùng lên những cột khói lớn khi khẩu đại pháo đa nòng này khai hỏa.
Theo Kiến Thức
Soi vài vũ khí bộ binh Nga "khoe" ở duyệt binh "Ngày Chiến thắng"
Lễ duyệt binh "Ngày Chiến thắng" được tổ chức thường niên vào ngày 9-5 ở Nga luôn là dịp để quân đội nước này "khoe" nhiều loại vũ khí hiện đại của mình. Năm nay, các thiết bị quân sự bộ binh đáng chú ý có thể được kể đến như xe tăng chủ lực Armata T-14, lựu pháo tự hành Koalitsiya-SV, xe bọc thép chở quân Bumerang và xe quân sự đa nhiệm Tigr-M.
Armata T-14 đã trình làng lần đầu tiên tại buổi duyệt binh năm ngoái. Đây là chiếc xe tăng được trang bị công nghệ điều khiển tự động giúp kíp xe không phải thực hiện các công việc điều khiển thông thường mà chỉ tập chung vào các tính năng chiến đấu. Ngoài ra, nó còn sử dụng một loại giáp mới, có sức chịu đựng lớn hơn trước hoả lực của quân địch.
Xe tăng Armata T-14
Phiên bản T-14 hiện tại có trang bị một tháp pháo điều khiển từ xa, kích thước nòng 125mm, có khả năng tự động lên đạn và khai hoả được cả đạn pháo thông thường lẫn đạn rocket. Các nhà thiết kế cho biết, một loại súng cối 152mm đang được cân nhắc trang bị cho Armata, do cấu trúc kiểu mô-đun của nó cho phép dễ dàng hiện đại hoá thêm các trang bị mới.
Lựu pháo Koalitsiya-SV
Lựu pháo Koalitsiya-SV được cho là thiết bị chủ lực mới của lực lượng pháo binh Nga. Tốc độ bắn của Koalitsiya-SV tăng nhanh đáng kể so với những lựu pháo thế hệ cũ nhờ hệ thống làm mát hiện đại được phát triển bởi viện nghiên cứu Burevestnic ở Moscow.
Tháp pháo 152mm có khả năng điều khiển và lên đạn tự động, cũng như bắn được nhiều loại đạn khác nhau từ đầu đạn HE-FRAG và đạn chùm chống tăng cho đến các loại dẫn đường chính xác bằng hệ thống định vị GLONASS và đạn pháo dẫn hướng laser thế hệ mới, 9K25 Krasnopol.
Mỗi lựu pháo Koalitsya-SV mang được tối đa 50 đến 70 quả đạn pháo ở nhiều chủng loại khác nhau và nó cũng có khả năng tự động định vị mục tiêu trong tầm bắn tối đa 70km.
Xe bọc thép chở quân Bumerang
Bumerang xuất hiện lần đầu trong lễ duyệt binh vào năm ngoái. Nó sẽ thay thế dần các xe BTR-80 và BTR-90. Bumerang được cho là nặng từ 20 đến 25 tấn, tuỳ thuộc vào các mô-đun giáp sắt và vũ khí trang bị. Bumerang sử dụng động cơ diesel 510 mã lực có thể đạt vận tốc tối đa 95 km/h. Động cơ được đặt đằng trước của chiếc xe nhằm tăng khả năng sống sót của binh lính bên trong, cũng như dễ dàng đổ bộ từ đuôi xe.
Vũ khí trang bị trên Bumerang theo kiểu mô-đun lắp ráp. Bản tiêu chuẩn được trang bị súng cối 30mm, 4 tên lửa chống tăng Kornet và súng máy 7,62mm. Những phiên bản khác có thể bao gồm cả súng cối 125mm.
Xe quân sự đa nhiệm cơ động cao Tigr-M
Cuối cùng có thể kể đến xe quân sự đa nhiệm cơ động cao Tigr-M. Chiếc xe được sản xuất bởi công ty MIC, thuộc tập đoàn GAZ của Nga. Nó có thể đạt vận tốc 150 km/h và mang theo được đến 9 người hoặc 1,5 tấn hàng hóa.
Tigr-M được thiết kế để làm nhiệm vụ do thám, tuần tra hoặc bảo vệ cho các đoàn xe quân sự, hỗ trợ các đơn vị quân đội. Nó được trang bị hệ thống tự điều chỉnh áp suất lốp, làm nóng xe trước khởi động và dây tời ở đuôi xe.
Vũ khí của chiếc xe bao gồm xũng máy Pecheneg 7,62mm hoặc Kord 12,7mm, cũng như các súng phóng lựu Flame 30mm.
Theo_An ninh thủ đô
Cận cảnh dàn trực thăng khủng trong tập trận "Trung tâm-2015" Ngoài các loại vũ khí bộ binh, hải quân, Nga còn điều dàn trực thăng khủng tham gia cuộc tập trận tham mưu chỉ huy "Trung tâm-2015". Hơn 50 trực thăng của Quân khu miền Trung đồng loạt phóng tên lửa tiêu diệt các mục tiêu là các đơn vị vũ trang bất hợp pháp giả định tại tỉnh Orenburg trong cuộc tập...