Nga yêu cầu Trung Quốc ngừng “vo ve” ở Biển Đông?
Những tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông là không mềm mại với Trung Quốc như thường lệ.
Ngày 12.7, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết bác bỏ đòi hỏi đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như hành vi của Bắc Kinh liên quan đến môi trường và ngư dân Philippines, là không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển ( UNCLOS).
Bắc Kinh hiện đang tìm mọi cách để bác bỏ và phủ nhận tính pháp lý của phán quyết. Theo The Diplomat, trong số những phản ứng của Bắc Kinh sau phán quyết là đi vận động các nước để chống lại phán quyết của Tòa Trọng tài. Trên danh sách dài của các nước mà Bắc Kinh tuyên bố nhận được sự hỗ trợ có Nga là quốc gia lớn nhất và có ảnh hưởng nhất. Tuy nhiên, mọi việc diễn ra không như những gì Bắc Kinh mong muốn.
Phản ứng của Moscow về phán quyết của Tòa Trọng tài là hơi chậm và được biết đến dưới hình thức trả lời cho một câu hỏi của một nhà báo Trung Quốc tại cuộc họp báo hàng tuần của bà Maria Zakharova- Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga . Điều đó được đánh giá là một dấu hiệu rõ ràng rằng Nga muốn rút ra khỏi các tranh chấp và không coi Biển Đông như là một vấn đề ưu tiên hàng đầu.
Tòa Trọng tài đã bác bỏ yêu sách về đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Như thường lệ với lập trường của Nga, Moscow bày tỏ ủng hộ một giải pháp ngoại giao cho tranh chấp giữa các bên tham gia, kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS. Nhưng có một cái gì đó khác. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga một cách rõ ràng nói rằng Nga không đứng về phía nào trong cuộc xung đột. Tuyên bố của Nga nêu rõ: “Quan điểm của Nga là nhất quán và bất biến. Chúng tôi ủng hộ các quốc gia liên quan trong tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này thực hiện nghiêm việc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm những cách thức hướng tới một giải pháp chính trị – ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là UNCLOS 1982.
Video đang HOT
Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc trong việc ra một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Nga không phải là một bên có yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông và sẽ không bị kéo vào tranh chấp.
Chúng tôi không đứng về bất kỳ bên nào. Chúng tôi tin rằng các bên liên quan cần tổ chức tham vấn và đàm phán về các vấn đề liên quan theo các cách thức mà họ tự xác định.
Chúng tôi đánh giá cao vai trò của UNCLOS 1982 trong việc đảm bảo thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương. Điều quan trọng là các quy định của luật pháp quốc tế cần được áp dụng một cách nhất quán và phổ quát.”
Như vậy có thể thấy, phát biểu mới nhất của Nga về vấn đề Biển Đông mang tính trung lập, trung dung, không đi vào các vấn đề cụ thể, không làm mất lòng bên nào, không bình luận về phán quyết. Không nghi ngờ gì việc Bắc Kinh đã sử dụng các kênh song phương để đẩy Nga hướng tới hỗ trợ nhiều hơn. Chỉ một ngày trước khi phán quyết được công bố, Phó giám đốc của cơ quan ngoại giao của Trung Quốc đến Nga để thảo luận về “các vấn đề song phương và toàn cầu hiện nay. Bà Zakharova nói rằng, Nga sẽ không bị lôi kéo vào các tranh chấp.
Trước đây, Trung Quốc đã rất thoải mái khi công bố sự ủng hộ của Nga đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, theo bình luận của The Diplomat, ngay cả như lúc này, khi Moscow không lên tiếng thẳng thừng bác bỏ sự ủng hộ hay phản đối, mà chỉ nói ở mức độ nước đôi, lấp lửng thì Bắc Kinh vẫn sẽ tính Nga vào danh sách các quốc gia hỗ trợ Trung Quốc trong thách thức đối với phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông. Moscow dường như không giải thích, mà để cho Bắc Kinh tự luận, để tránh gây kích thích đối tác chiến lược của mình.
Tuy vậy, ngay chính ở phản ứng trung lập đối với phán quyết của Toà Trọng tài về Biển Đông cũng đủ cho thấy, Trung Quốc đã không nhận được sự ủng hộ của Nga như điều Bắc Kinh muốn.
Theo Danviet
Trung Quốc - 36 giờ sau phán quyết của Toà Trọng tài
36 giờ sau khi Toà Trọng tài ra phán quyết, mọi phản ứng của Trung Quốc đều đang là ẩn số, khó lòng đoán được điều gì sắp xảy ra.
Ngay sau khi Tòa Trọng tài tuyên bố Trung Quốc không có "chủ quyền lịch sử" trên Biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết phán quyết này "vô giá trị và không có hiệu lực ràng buộc".
Trong tuyên bố của mình, Trung Quốc tiếp tục khẳng định luận điệu chủ quyền mà nước này đã sử dụng kể từ khi bị Philippines đưa ra Tòa trọng tài Liên Hợp Quốc từ năm 2013.
Cùng với tuyên bố chính thức của Nhà nước Trung Quốc, truyền thông, cư dân mạng và hàng loạt ngôi sao Trung Quốc ngày 13.7 lên tiếng tấn công phán quyết này.
Trên mạng xã hội WeChat của Trung Quốc, rất nhiều cư dân mạng chia sẻ các bài báo và các bài chế nhạo nhắm đến Manila và tuyên bố rằng họ cảm thấy "bị sốc" và "bị tổn thương". Trong khi đó, một số người khác lại chỉ trích Washington khi họ nhận định rằng chính Mỹ không phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), nhưng lại kêu gọi Bắc Kinh chấp nhận phán quyết của Toà Trọng tài do đã ký công ước này.
Ngoài những tranh luận, Bắc Kinh đã có những động thái khó đoán như ám chỉ đến việc sẽ lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Tiếp đến Trung Quốc đã điều một máy bay dân sự Cessna CE-680 bay ra Biển Đông ở khu vực giữa rặng Mischief và Subi.
Trung Quốc cũng trình làng tàu chiến phóng tên lửa Type 052D Yinchuan.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng trình làng tàu chiến phóng tên lửa Type 052D Yinchuan tại căn cứ Hải quân gần thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam. Theo một chuyên gia quân sự, nó có thể sánh với các tàu chiến hiện đại nhất của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Một điểm đáng chú ý nữa, sau khi Toà ra phán quyết, trang web của Toà Trọng tài bị sập trong vòng 5 giờ, lý do có thể là do lượng truy cập quá tải.
Về triển vọng hậu phán quyết, CNN đăng tải bài viết của giáo sư luật Mỹ William Burke-White, nguyên cố vấn của bộ Ngoại Giao Mỹ, với tựa đề "Liệu Trung Quốc phải chấp nhận phán quyết về Biển Đông?
Theo giáo sư William Burke-White, về dài hạn Trung Quốc sẽ có lợi khi tuân thủ phán quyết của Tòa, bởi như vậy, sẽ tránh được nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự, và điều này phù hợp với mong muốn "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc. Giáo sư William Burke-White nhấn mạnh, việc tuân thủ luật pháp quốc tế cũng giúp Trung Quốc "tiếp tục gia tăng ảnh hưởng về kinh tế ngày càng lớn tại khu vực này", không tự biến mình thành mối đe dọa về an ninh với các láng giềng.
Nhà bình luận Ben Westcott trên kênh CNN nhận định, phán quyết của Tòa Trọng tài mang tính bắt buộc cho dù không có phương tiện để buộc các bên tuân thủ.
Các phán quyết của Tòa cũng sẽ có các hệ quả về ngoại giao, nếu Trung Quốc từ chối tuân thủ. CNN dẫn lời nhà nghiên cứu Ian Storey, Viện nghiên cứu về Đông Nam Á tại Singapour theo đó, nếu không tuân thủ phán quyết, Bắc Kinh sẽ hủy hoại uy tín của chính mình, khi chống lại các nền tảng pháp lý mà chính Trung Quốc cam kết ủng hộ.
Tuy nhiên, như bình luận của tờ The Diplomat, phản ứng của Bắc Kinh còn là một ẩn số.
Theo Danviet
Hội Luật gia Châu Á - TBD kêu gọi tôn trọng phán quyết Toà Trọng tài Hiệp hội Luật gia Châu Á - Thái Bình Dương (COLAP) kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng quyết định của Tòa Trọng tài nhằm mục đích duy trì an ninh, ổn định và hòa bình trong khu vực. Tuyên bố của COLAP nêu rõ: Tòa Trọng tài của Liên Hợp Quốc đã ra phán quyết về vụ tranh chấp lãnh thổ...