Nga yêu cầu khó để Mỹ chứng minh đã diệt al-Baghdadi
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Serge Lavrov nghi ngờ việc Mỹ tiêu diệt tên trùm khủng bố IS al-Baghdadi và yêu cầu Mỹ cung cấp thêm bằng chứng về việc này.
Ngày 2/11, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Serge Lavrov đã đưa ra một số tuyên bố liên quan đến việc Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi. Cụ thể, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng, Moscow muốn nhận được thêm thông tin về việc tiêu diệt al-Baghdadi.
Ông Lavrov nghi ngờ việc Mỹ đã tiêu diệt được trùm khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi.
Ông Serge Lavrov nhớ lại rằng, khủng bố IS hình thành trong cuộc xâm lược Iraq của Hoa Kỳ, khi người Mỹ thả những kẻ cực đoan ra khỏi các nhà tù, bao gồm cả thủ lĩnh tương lai của IS.
Ông cho biết rằng, trong quá trình tiêu diệt al-Baghdadi, có quá nhiều điểm không hợp lý và mâu thuẫn. Một trong những người đầu tiên nghi ngờ hoạt động của Mỹ ở Syria là Tổng thống Bashar Assad.
Nhà lãnh đạo của Syria đã phủ nhận những lời của Tồng thống Mỹ Donald Trump rằng, chính quyền Syria đã hỗ trợ Mỹ trong việc loại bỏ al-Baghdadi. Ngoài ra, các phương tiện giám sát radar không ghi lại bất cứ hoạt động nào của không quân Mỹ vào ngày xảy ra sự việc, mặc dù theo quân đội Mỹ các cuộc tấn công được thực hiện từ trên không.
Nguồn tin này lưu ý rằng, một vở kịch về khủng bố al-Baghdadi bị tiêu diệt sẽ nâng cao vai trò của Washington, mà trực tiếp là Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nên nhớ rằng, quốc hội đã đưa ra trình tự để “luận tội” ông Trump, nhưng sau khi thông báo về việc tiêu diệt al-Baghdadi thành công, Tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện trong hình ảnh “chiến binh số 1 chống khủng bố”.
Ngoài ra, Hoa Kỳ sẽ sử dụng cái cớ chống khủng bố và tiếp tục ở lại Syria, đồng thời kiểm soát các khu vực chứa dầu của đất nước này.
Video đang HOT
Sau cuộc xâm lược Iraq, Hoa Kỳ đã tạo ra khủng bố IS vào năm 2011 với mục đích lật đổ chính quyền Assad, chiếm đoạt tài nguyên của đất nước và gây áp lực lên Iran.
Nhóm này được hỗ trợ dưới vỏ bọc của một chương trình hỗ trợ cho “phe đối lập ôn hòa” của Syria. Chỉ riêng năm 2015, nhóm đã nhận được 500 triệu USD từ Washington. Trong tương lai, Hoa Kỳ tiếp tục tài trợ cho khủng bố IS thông qua các chiến binh người Kurd (SDF), người mà chính quyền Mỹ chính thức hợp tác.
Theo cáo buộc, để cung cấp vũ khí cho khủng bố IS từ Balkan, Lầu Năm Góc đã phát triển chiến dịch “Rừng Sycamore”, được thực hiện cùng với lực lượng CIA. Trong cuộc xung đột Syria, hàng tỷ USD đã được cung cấp để mua vũ khí cho những kẻ khủng bố.
Ngoài ra, rất khó tin vào việc Mỹ đã tiêu diệt tên khủng bố al-Baghdadi vì trước đó người Mỹ liên tục sơ tán khủng bố IS khỏi các cuộc tấn công.
Vì vậy, ông Serge Lavrov đã đúng khi nghi ngờ người Mỹ tiêu diệt al-Baghdadi. Tuy nhiên phía Mỹ vấn chưa trả lời lại Nga về vấn đề này.
Nguyễn Đông
Theo baodatviet
Cơ hội hoá thách thức cho chính quyền Assad từ quyết định rút và duy trì quân Mỹ tại Syria?
Việc Mỹ rời khỏi đông bắc Syria có thực sự mở toang cánh cửa hồi sinh cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad?
Tờ Wall Street Journal nhận định, quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump rút hầu hết quân đội khỏi đông bắc Syria đã tái định hình lại bối cảnh an ninh của quốc gia Trung Đông, đồng thời mở ra cánh cửa cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad giành lại những khu vực mà ông từng mất quyền kiểm soát trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Syria vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Mỹ hiện để lại binh lính canh gác các mỏ dầu, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến sâu vào bắc Syria và lực lượng người Kurds tại miền đông muốn có được ít nhất một vài khu vực tự trị.
Người Kurds hiện đang viện tới sự trợ giúp của ông Assad để chống lại chiến dịch tấn công của Thổ. Điều này cho phép quân đội Syria quay trở lại và bắt đầu tái thiết lập quyền kiểm soát.
"Rõ ràng là ông ấy [Assad] có được lợi ích mà không phải trả giá hay chiến đấu gì", một nhà ngoại giao phương Tây đánh giá. "Một khi anh trao ra chìa khoá, nó đồng nghĩa với việc chính phủ sẽ lại nắm hoàn toàn quyền kiểm soát".
Trong khi một số thường dân đón chào sự trở lại của quân đội chính phủ, nhiều người khác lại nghi ngại, sự tái xuất này sẽ có ý nghĩa gì đối với hàng nghìn người dân ở đông bắc đang bị truy nã vì từng phản đối chính quyền hoặc từ chối lệnh nhập ngũ bắt buộc.
Mỹ đang trao cơ hội hồi sinh cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad? (ảnh: AFP)
Mặc dù vậy, sự hiện diện của lực lượng chính phủ tại một số vùng ở đông bắc Syria đã giúp củng cố lời tuyên bố của ông Assad rằng, chính quyền của ông là chính phủ khả thi duy nhất cho đất nước. Nó cũng làm tan vỡ những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn các chính phủ trong khu vực bình thường hóa quan hệ với chính quyền Assad. Hồi đầu năm, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng kêu gọi các nước Arab không nối lại quan hệ với Syria. Tuy nhiên, một số nước như Bahrain và UAE đã mở lại đại sứ quán hoặc gửi phái đoàn ngoại giao tới Damascus. Theo ông Joshua Landis, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Đông, Đại học Oklahoma, xu thế trên gần như chắc chắn sẽ tiếp tục.
"Quyết định rút quân của Mỹ là một thắng lợi lớn cho chính phủ Syria và cho các đồng minh của họ là Nga và Iran", ông Landis phân tích.
Hôm thứ tư (30/10), trong một cập nhật trên Twitter, một chỉ huy của Bộ Quốc phòng Syria cho hay, họ đã đề nghị toàn bộ SDF - lực lượng quân sự do người Kurds dẫn đầu, gia nhập quân đội Syria.
Trong khi đó, chính quyền Trump mới đây đã công bố kế hoạch để lại một số binh lính ở miền đông Syria nhằm duy trì quyền kiểm soát của người Kurds với các mỏ dầu tại đây. Trước đó, chính phủ Syria từng trao các hợp đồng khai thác dầu cho một số công ty Nga như một động thái "có đi có lại" sau những ủng hộ của Moscow dành cho ông Assad.
Hiện vẫn còn những câu hỏi xung quanh việc Tổng thống Assad sẽ điều hành một đất nước Syria được tái xây dựng như thế nào. Lực lượng người Kurds đã kiểm soát miền đông bắc theo thể thức bán tự trị trong nhiều năm qua và họ vẫn muốn có được quyền tự quyết ở một mức độ nào đó.
Quyết định rút quân của Mỹ là một thắng lợi lớn cho chính phủ Syria và cho các đồng minh của họ là Nga và Iran.
Joshua Landis
Một quan chức Bộ Ngoại giao Syria tuyên bố với truyền thông rằng, chính phủ hoan nghênh người dân ở những vùng thuộc quyền kiểm soát của người Kurds quay trở lại và tái hòa nhập với xã hội Syria. Damascus từ lâu đã cáo buộc SDF muốn li khai và đòi độc lập cho đông bắc Syria.
Phát biểu trên tivi vào tối ngày 31/10 về thỏa thuận triển khai quân đội chính phủ tới đông bắc Syria, Tổng thống Assad nhấn mạnh: "Mục tiêu tối thượng là quay trở lại tình hình trước đây - đó là nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất nước".
Trong khi đó, giới lãnh đạo lực lượng người Kurds khẳng định, thỏa thuận với chính quyền Assad sau khi Mỹ rút quân chỉ là một hiệp định quân sự và các thỏa thuận liên quan tới chính trị khác cần phải được thương lượng thêm. Họ cũng đề nghị Nga đảm bảo "một quá trình đối thoại tích cực" giữa chính quyền người Kurds và chính phủ Syria. Theo người Kurds, các cuộc đàm phán trước đó giữa hai bên đã bị đổ vỡ do Damascus không muốn nhượng bộ.
Một vấn đề nữa là liệu quân đội Syria có cố gắng chiếm được tỉnh tây bắc Idlib - hiện vẫn đang nằm trong tay lực lượng đối lập và các nhóm cực đoan? Hiện Idlib đang được bảo vệ theo một thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ; tuy nhiên, hồi đầu tháng, Tổng thống Assad từng ghé thăm các binh lính chính phủ tại tiền tuyến. Đây được cho là một dấu hiệu về khả năng nổ ra tấn công.
Có thể nói, một trong những thách thức lớn nhất của ông Assad trong hành trình quay trở lại đông bắc Syria chính là quyết định của Tổng thống Trump duy trì quân đội Mỹ tại các mỏ dầu.
Việc giành lại quyền kiểm soát nguồn dầu mỏ Syria luôn là một ưu tiên cho chính quyền Assad. Nga - đồng minh lớn nhất của Damascus đã gọi động thái của Mỹ là "trò ăn cướp quốc tế".
"Chắc chắn là tất cả những tài nguyên nằm trên lãnh thổ Cộng hòa Arab Syria không thuộc về nhóm khủng bố IS và tất nhiên là không thuộc về 'những người bảo hộ đến từ nước Mỹ', mà chúng thuộc về chính Syria", Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh trong một thông cáo.
Còn ông Landis chỉ ra, Syria đang mắc nợ cả Moscow và Tehran. "Họ [Nga và Iran] sẽ muốn nhận lại phần của mình nhưng họ cũng cần Damascus tự đứng vững được".
Minh Đức
Theo toquoc
Ai sẽ là đồng minh của Nga nếu xảy ra Thế chiến III? Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, trong trường hợp Thế chiến III nổ ra, Liên bang Nga sẽ ở cùng phe với Mỹ để đối đầu Trung Quốc. Trong trường hợp Thế chiến III nổ ra, Liên bang Nga sẽ ở cùng một phe với Mỹ để đối đầu với Trung Quốc. Nhận định này được Thiếu tướng quân đội Thổ Nhĩ...