Nga yêu cầu Đức cung cấp hồ sơ y tế của Navalny
Công tố viên Nga yêu cầu Đức cung cấp hồ sơ y tế của lãnh đạo đối lập Navalny sau khi một bệnh viện Berlin nói ông bị đầu độc.
Văn phòng Tổng công tố Nga hôm nay cho biết họ đã gửi yêu cầu tới cơ quan nhà nước Đức để đề nghị cung cấp “tài liệu về dữ liệu y tế và cuộc điều tra của các chuyên gia Đức” về tình trạng sức khỏe của lãnh đạo đối lập Alexei Navalny kể từ khi ông được đưa khỏi Nga hôm 22/8. Theo văn phòng này, giới chức Đức đã đồng ý hợp tác với Nga về sự việc.
Văn phòng Tổng công tố Nga cũng cho rằng không có dấu hiệu phạm tội trong vụ Navalny bị ngã bệnh, do đó không có cơ sở để mở một cuộc điều tra hình sự.
Navalny, 44 tuổi, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Nhân dân Nga, cảm thấy không khỏe và bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8, buộc máy bay chở ông phải hạ cánh khẩn. Trợ lý của Navalny cho rằng ông bị đầu độc khi uống trà tại quán cà phê ở sân bay Tomsk, Siberia, trước khi lên máy bay.
Video đang HOT
Chuyên gia y tế đưa lãnh đạo đối lập Alexei Navalny vào xe cứu thương trên đường tới sân bay để tới Đức hôm 22/8. Ảnh: Reuters.
Navalny được đưa vào bệnh viện ở Siberia, nơi các bác sĩ khẳng định không phát hiện bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Navalny bị trúng độc. Ông này hôm 22/8 được chuyển tới Berlin, Đức để điều trị theo sự sắp xếp của một tổ chức phi chính phủ.
Các bác sĩ Đức sau đó nói rằng kiểm tra y tế cho thấy Navalny ngộ độc hợp chất lạ thuộc nhóm ức chế cholinesterase và hiện trong tình trạng hôn mê, song không bị nguy hiểm đến tính mạng.
Mỹ, Đức, Pháp đã bày tỏ quan ngại về sự việc của Navalny cũng như yêu cầu Nga điều tra. Điện Kremlin tuyên bố họ hy vọng vấn đề này không hủy hoại quan hệ với phương Tây và cũng muốn tìm hiểu lý do dẫn tới sự cố.
Cảnh sát ở Siberia hôm nay cho biết họ đã bắt đầu quá trình “kiểm tra trước khi điều tra” về nguyên nhân khiến lãnh đạo đối lập Alexei Navalny phải nhập viện ở thành phố Omsk. Lực lượng này gọi đây là động thái để xác định “tất cả các tình huống” và quyết định xem có mở cuộc điều tra hình sự hay không.
Anh có thể xóa sổ xe tăng chiến đấu chủ lực
Giới chức quốc phòng Anh đang xem xét loại bỏ hơn 200 xe tăng chủ lực Challenger 2 để đầu tư vào các đơn vị tác chiến hiện đại khác.
"Toàn bộ 227 xe tăng Challenger 2 già cỗi của Anh có thể bị loại bỏ trong quá trình đánh giá về chính sách đối ngoại và quốc phòng đang được chính phủ tiến hành", tờ Times ngày 25/8 dẫn nguồn tin chính phủ Anh cho hay.
Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh Anh được cho là đang muốn từ bỏ các đơn vị thiết giáp hạng nặng để chuyển sang đầu tư cho tác chiến trên không và không gian mạng. Một số chuyên gia cho rằng các trận chiến của thế kỷ 21 dự kiến diễn ra tại khu vực đô thị, nơi vai trò của công nghệ cùng tác chiến trên không gian và chiến tranh thông tin được tăng cường.
"Chúng ta biết phải thực hiện một số quyết định táo bạo để bảo vệ hợp lý an ninh của Anh và tái cân bằng lợi ích quốc phòng để đối phó với các mối đe dọa mới", nguồn tin chính phủ Anh cho biết.
Tăng chủ lực Challenger 2 khai hỏa trong diễn tập bắn đạn thật tại Grafenwhr, Đức, tháng 7/2013. Ảnh: BQP Anh.
Năm 2019, Penny Mordaunt, khi đó là bộ trưởng quốc phòng Anh, tuyên bố xe tăng chiến đấu chủ lực Anh "đã lỗi thời" trong chiến tranh thời đại mới. "Challenger 2 được biên chế mà không trải qua lần nâng cấp lớn nào kể từ năm 1998. Trong khi đó, Mỹ, Đức và Đan Mạch triển khai hai đợt nâng cấp lớn, Nga cho ra mắt 5 biến thể mới và mẫu thứ 6 đang chờ ra mắt", Mordaunt nói.
"Thiết giáp Warrior thậm chí còn lỗi thời hơn và nhiều hơn 20 tuổi so với khí tài tương tự được các đồng minh chủ chốt của chúng ta sử dụng", Mordaunt cho biết.
Anh sở hữu ít xe tăng hơn Argentina với 231 chiếc, Đức với 236 chiếc và Uganda với 239 chiếc của Uganda. Nga, Mỹ và Trung Quốc là ba quốc gia sở hữu nhiều xe tăng nhất với số lượng lần lượt là 12.950, 6.333 và 5.800 chiếc.
Tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 được Anh phát triển từ cuối những năm 1980, được trang bị pháo chính 120 mm, súng máy đồng trục và súng máy 7,62 mm trên tháp pháo. Chiếc Challenger 2 đầu tiên được giao cho quân đội Anh vào thắng 7/1994 nhưng không vượt bài kiểm tra nghiệm thu. Sau khi được cải tiến, Challenger 2 được biên chế cho quân đội Anh 4 năm sau đó.
Bị cô lập hoàn toàn trong vấn đề Iran: Mỹ đang đi quá xa? Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Mỹ sẽ không từ bỏ nỗ lực của mình. Mỹ tiếp tục bị cô lập hơn trong nỗ lực tái áp đặt các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm vào Iran, khi 13 trong số 15 nước thành viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc phản đối bước đi của Mỹ. Các nước cho...