Ngã xuống ruộng ngập nước cạnh dự án, bé trai 2 tuổi tử vong
Bé trai 2 tuổi tử vong do sẩy chân ngã xuống khu ruộng khoảng 10 sào ở xóm Trạng, xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên – bị dự án nhà ở xã hội thi công gây ra ngập nước.
Theo thông tin từ phía gia đình nạn nhân, sáng 18.6, khi phát hiện bé trai Dương Văn Sang không ở trong nhà, gia đình anh Dương Văn Sáu (bố của cháu bé) đã đi tìm khắp khu vực xung quanh nhà nhưng không thấy. Sau đó, gia đình đã tìm thấy cháu bé tại khu vực ruộng ngập úng trước vườn nhà trong tình trạng bị đuối nước và đã ngưng thở.
Ở thời điểm sau khi cháu bé gặp nạn, cơ quan chức năng đã tiến hành đo và xác định mức nước trong ruộng bị ngập là 0,7m.
Được biết, khu ruộng này là đất nông nghiệp đang được canh tác bình thường của gia đình anh Sáu và các hộ dân trong xóm, trước đó không hề bị ngập nước. Từ tháng 12.2017, dự án nhà ở xã hội huyện Phú Bình do Công ty Thương mại và Xây lắp 379 triển khai xây dựng và tiến hành san lấp mặt bằng đã làm bít các cống thoát nước, bà con nơi đây không thể canh tác do khu ruộng này thường xuyên bị ngập.
Video đang HOT
Khu ruộng ngập nước này là đất nông nghiệp đang được canh tác bình thường của gia đình anh Sáu và các hộ dân trong xóm.
Đã nhiều lần các hộ dân nơi đây có ý kiến về vấn đề này nhưng phía công ty vẫn chưa giải quyết. Mới đây nhất, ngày 16.6, phía công ty nói đang múc mương nhưng đến nay chưa có động thái gì. Thời điểm sau khi cháu bé gặp nạn, cơ quan chức năng đã tiến hành đo và xác định mức nước trong ruộng bị ngập là 0,7m.
Cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra để làm rõ vụ việc và trách nhiệm của các bên liên quan.
Theo Danviet
Loay hoay chống ngập khu vực sân bay Tân Sơn Nhất
Có địa hình cao nhưng khu vực sân bay Tân Sơn Nhất vẫn còn ngập úng sau các cơn mưa lớn. Dự báo tình trạng ngập úng tại khu vực còn kéo dài bởi một số dự án chống ngập tại đây phải đến năm 2019 mới hoàn thành.
Tại cuộc họp đánh giá về công tác chống ngập khu vực sân bay Tân Sơn Nhất chiều 7.6, đại diện UBND Q.Tân Bình cho rằng, công tác chống ngập tại khu vực vẫn chưa được đảm bảo. Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất có 3 hướng thoát nước chính, trong đó hướng từ kênh mương Nhật Bản ra cống thoát nước phía đường Nguyễn Kiệm kết nối với hệ thống cống thoát nước của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè tương đối ổn. Còn thoát nước theo hướng kênh A41 (phía Nam sân bay) chưa đảm bảo do tình trạng lấn chiếm kênh mương gây thu hẹp dòng chảy, phía thoát nước theo kênh Hy Vọng đổ ra kênh Tham Lương cũng còn bị tắc.
Đáng chú ý tại khu vực này, hệ thống thoát nước do nhiều đơn vị quản lý nên chưa đồng bộ. Cống thoát nước có đoạn là cống đơn có đoạn là cống đôi, lúc cống rộng lúc cống hẹp chưa đảm bảo được tiêu thoát nước. Điển hình, khu vực bãi đỗ bên trong sân bay thường xuyên bị ngập bởi tại đây có 3 hệ thống cống thoát nước nhưng một trong số đó đã bị san lấp, không còn hiện hữu. Còn nhánh thoát nước khác với cống thoát nước phi 1.200 nhưng có nơi thấp hơn cống hiện hữu đến 0,4m. Cũng ở hướng thoát nước này, tình trạng lấn chiếm thu hẹp dòng chảy phổ biến khi mưa lớn không đảm bảo tiêu thoát nước, gây ngập.
Ngập nặng tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 2.6 vừa qua. Ảnh: Dương Thanh
Ngoài ra, theo thống kê, hệ thống thoát nước từ sân bay ra kênh A41 đi qua 10 đơn vị nhưng không có sự đồng bộ. Điển hình, một số đoạn cống thoát nước nhỏ với loại phi 1.200 trong khi để đảm bảo thoát nước cần loại phi 2.000 mới đảm bảo, nhiều đoạn cống thấp hơn cống thoát nước trong khu vực...
Ông Nguyễn Đức Tiến, Phó giám đốc Cảng hàng không Tân Sơn Nhất chia sẻ, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất có địa hình cao, từ tháng 8.2015 đến nay tình hình ngập tại khu vực sân bay được cải thiện đáng kể, bên trong sân bay có ngập ở khu vực bãi đỗ nhưng đường băng cất hạ cánh không bị ngập. Do đó, ngập úng không ảnh hưởng đến việc khai thác. Ở khu vực bãi đỗ này cảng đã đầu tư 2 máy bơm công suất lớn (750m3/h) để giải quyết ngập. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần giải tỏa các kênh mương, khơi thông dòng chảy, thay thế một số cống cũ không đảm bảo.
Đại diện Cảng vụ hàng không Miền Nam nhận định, các kênh mương được nạo vét thường xuyên hơn nhưng vẫn còn ứ đọng rác. Đáng lo ngại trong khu vực này bê tông hóa quá nhiều nên khi mưa lớn việc tiêu thoát nước tự nhiên kém, nguy cơ ngập úng cao, nhất là đối với các cơn mưa lớn như hôm 19.5 vừa qua làm cho nước thoát không kịp.
Nhiều cống thoát nước tại khu vực không đảm bảo thoát nước khi mưa lớn. Ảnh: Dương Thanh
Nói về các dự án chống ngập trong khu vực, đại diện Sở GTVT TP.HCM cho hay, dự án cải tạo hệ thống thoát nước khu vực kênh A 41, đấu nối ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được duyệt từ năm 2016 và đang được giải phóng mặt bằng, năm 2018 dự kiến sẽ khởi công dự án và sau đó hoàn thành vào năm 2019. Kênh Hy Vọng đã được nạo vét nhưng hiện nay đang tạm dừng. Kênh mương Nhật Bản chỉ mới hoàn thành một nhánh, còn nhánh khác dự kiến phải đến năm 2019 mới hoàn thành. Như vậy, có khả năng khu vực này vẫn còn nguy cơ đối diện với ngập úng khi xảy ra mưa lớn.
Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho rằng, các dự án chống ngập khu vực sân bay Tân Sơn Nhất cần thời gian thực hiện. Trước mắt, trong mùa mưa năm nay ông đề nghị các cơ quan chức năng cần cấp bách đưa ra các giải pháp chống ngập, các giải pháp phải có sự phối hợp, thực hiện đồng bộ. Khu vực kênh này cũng được xem xét lắp camera giám sát tình trạng xả rác xuống kênh. Về việc chống ngập bên trong sân bay, Sở GTVT đề nghị Cục Hàng không quyết liệt chỉ đạo các đơn vị thực hiện.
Theo Danviet
TPHCM: Điều chỉnh chức năng của Trung tâm chống ngập Dự kiến, Trung tâm chống ngập chỉ duy trì 2 chức năng là quản lý dự án và vận hành các công trình đã được nghiệm thu, còn chức năng quản lý Nhà nước sẽ giao cho Sở Giao thông vận tải TPHCM đảm nhiệm. UBND TPHCM vừa giao Sở Nội vụ hoàn chỉnh Đề án sắp xếp lại các Ban Quản lý...