Ngã xuống đường sau tai nạn, nữ sinh viên bị xe buýt cán tử vong
Sau khi va chạm với ô tô di chuyển cùng chiều, nữ sinh điều khiển xe máy ngã xuống đường đúng lúc chiếc xe buýt chạy tới. Do tài xế không kịp xử lý, xe buýt đã cán trúng nữ sinh khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn . ẢNH TRẦN CƯỜNG
Theo thông tin ban đầu, vào 20 giờ 35 tối 27.12, một nữ sinh mặc đồng phục Đại học Quốc gia Hà Nội điều khiển xe máy mang biển số 19P1 – 254.26, di chuyển trên đường Xuân Thủy ( phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội), hướng về Cầu Giấy, khi đến đối diện số nhà 139 Xuân Thủy thì xảy ra va chạm với ô tô mang biển số 30A – 777.58 di chuyển cùng chiều.
Cú va chạm mạnh khiến nữ sinh ngã xuống đường, đúng lúc xe buýt tuyến 34 chạy tới. Do tài xế không kịp xử lý, xe buýt đã cán trúng nữ sinh khiến nạn nhân tử vong tại chỗ , xáckhông nguyên vẹn.
Nhận được thông tin, Đội CSGT số 6 Công an thành phố Hà Nội đã có mặt phong tỏa hiện trường, điều tiết giao thông, phối hợp với Công an quận Cầu Giấy làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Video đang HOT
Một lãnh đạo Đội CSGT số 6 Công an thành phố Hà Nội cho biết, nữ sinh gặp nạn được xác định là Nguyễn Thị Mét (23 tuổi, quê quán tại thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, Phú Thọ), đang theo học một trường đại học tại Hà Nội.
“Đến khoảng 23 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng đã hoàn thành các thủ tục khám nghiệm hiện trường, kết quả cụ thể sẽ được công bố sau”, vị lãnh đạo Đội CSGT số 6 Công an thành phố Hà Nội nói.
Theo Thanhnien
Đẩy mạnh tuyên truyền để giảm nguy cơ cháy chợ
Mặc dù công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các chợ đã được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo sâu sát, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, nhất là thời điểm cận Tết, do vậy, mỗi tiểu thương kinh doanh cần phải nâng cao ý thức hơn nữa trong công tác PCCC nhằm bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình.
Theo thống kê của Sở Công Thương, trên địa bàn Hà Nội hiện có 454 chợ, trong đó chỉ có 102 chợ kiên cố, 242 chợ bán kiên cố và 128 chợ lánh tạm, với tổng diện tích 170ha, 90.000 hộ kinh doanh. Đáng lo ngại, nhiều chợ ở các huyện ngoại thành đang có hiện tượng xuống cấp, hạ tầng chợ không đáp ứng yêu cầu về công tác PCCC. Lực lượng chức năng dù thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở song một bộ phận tiểu thương vẫn còn tâm lý thờ ơ.
Vụ cháy chợ ở huyện Sóc Sơn ngày 21/6 đã gây hậu quả nghiêm trọng. (ảnh: Hữu Duyên)
Theo ghi nhận thực tế trên một số khu chợ như: Chợ Nhà Xanh nằm trên đường Phan Văn Trường (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy), chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm)... Có điểm chung tại các khu chợ này đó là thuộc vị trí gần các trường Đại học lớn nên từ sáng đến khuya luôn tấp nập. Hàng hóa bày bán tại chợ rất đa dạng và phong phú, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, qua quan sát công tác PCCC ở đây vẫn chưa được các tiểu thương quan tâm nhiều. Có thể dễ dàng nhận thấy hàng hóa được các tiểu thương bày bán kín trong và ngoài chợ. Giữa các quầy hàng gần như không có khoảng cách. Tại chợ thời điểm chiều tối còn có hiện tượng đun nấu ngay tại các sạp hàng.
Một số liệu đáng báo động mà cảnh Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội công biết, đầu năm 2018, qua rà soát tại 313 chợ (bao gồm 220 chợ kiên cố và bán kiên cố thuộc diện quản lý, theo dõi về PCCC và 93 chợ không thuộc diện quản lý) chỉ có 35 chợ bảo đảm các điều kiện an toàn, 278 chợ còn lại (chiếm hơn 80%) không bảo đảm các tiêu chí về PCCC. Việc không đảm các điều kiện an toàn cháy nổ trong các khu chợ đã dẫn đến nhiều hệ lụy.
Chỉ tính riêng trong năm 2018, ít nhất đã có 3 vụ cháy chợ nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những vụ cháy chợ thường để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về người và tài sản. Điển hình là vụ cháy chợ ở huyện Sóc Sơn ngày 21/6 đã khiến 223 trong tổng số 662 sạp hàng với diện tích 1.000m2 bị cháy rụi.
Trước đó, vụ cháy chợ Quang (xã Thanh Liệt, Thanh Trì) xảy ra vào chiều 31/3. Ngọn lửa bắt đầu bùng phát từ một gian hàng giữa chợ rồi nhanh chóng lan rộng sang các ki-ốt xung quanh. Dù được các lực lượng PCCC kịp thời ngăn chặn, xử lý song vụ cháy vẫn gây thiệt hại nhiều tài sản, khiến người dân hoảng loạn.
Nguyên nhân chủ yếu khiến các chợ dân sinh tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao là bởi trong chợ có nhiều hàng hóa và vật liệu dễ cháy như đệm mút, bông, vải, nhựa, gỗ, giấy... Trong khi đó, ý thức về an toàn PCCC của tiểu thương chưa cao, nhiều người vẫn mang tâm lý chủ quan, phó mặc cho may rủi.
Để hạn chế nguy cơ cháy nổ, theo Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 2, đối với lực lượng chức năng công tác tuyên truyền vẫn phải được đặt lên hàng đầu; còn đối với các hộ kinh doanh, cần phải ý thức việc PCCC chính là bảo vệ tính mạng và tài sản của mình, từ đó hạn chế tối đa các nguyên nhân gây cháy, đòng thời tổ chức có hiệu quả việc PCCC tại chỗ.
"Rõ ràng thiệt hại do cháy, nổ tại các chợ đã khiến nhiều gia đình tiểu thương phá sản, không ít người bị thương vong... Vì vậy, hơn bao giờ hết, công tác bảo đảm an toàn về PCCC tại các chợ phải được quan tâm đặc biệt và giải pháp tiên quyết để chặn "bà hỏa" đó là tuyên truyền và phối hợp thực hiện có hiệu quả các biện pháp ngăn chặn từ gốc", Đại tá Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Nguyễn Công
Theo Laodong
Học sinh lái ôtô đâm liên hoàn Chiếc xe ô tô sau khi va quệt với xe máy đi cùng chiều đã đâm liên tiếp vào nhiều xe khác. Sự việc xảy ra vào trưa ngày 2/12/2018 tại ngã tư Hoàng Quốc Việt - Tô Hiệu (TP. Hà Nội). Một chiếc xe ô tô màu trắng 4 chỗ đã va chạm với xe máy cùng chiều khiến người điều khiển...