Ngã xuống biển khi chụp ảnh ở gành đá, 2 du khách tử vong
Khi chụp ảnh lưu niệm ở gành đá biển Phú Yên, một nữ du khách trượt chân ngã xuống, thấy vậy một nam thanh niên đi cùng nhảy xuống ứng cứu nhưng do sóng lớn dẫn đến cả 2 cùng tử vong.
Ngày 8/2, trao đổi với PV Dân trí, ông Phan Trần Vạn Huy – Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu – xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến 2 du khách đến từ tỉnh Đắk Lắk tử vong.
“Chính quyền địa phương đã bàn giao cho gia đình và hỗ trợ xe đưa thi thể 2 du khách bị đuối nước khi đi du lịch tại Phú Yên về tỉnh Đắk Lắk lo hậu sự” – Chủ tịch UBND TX Sông Cầu thông tin.
Video đang HOT
Cũng theo ông Phan Trần Vạn Huy, trước đó, vào chiều 7/2, nhóm 6 du khách từ Tây Nguyên đến Phú Yên du lịch.
Cả nhóm rủ nhau ra biển Hòa Thạnh ở xã Xuân Cảnh để chụp ảnh lưu niệm. Trong lúc chụp ảnh tại các gành đá ở khu vực này, chị L.T.H.N. (sinh năm 2000) bị trượt chân ngã xuống biển, thấy vậy anh N.V.H. (sinh năm 1996) nhảy xuống ứng cứu; 2 người cùng trú huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
Tuy nhiên, do nước biển sâu kèm sóng lớn nên việc ứng cứu bất thành, cả 2 người đều chìm dần trong làn nước sâu. Đến khi người dân địa phương và lực lượng chức năng tham gia cứu nạn thì anh N.V.H. đã tử vong trước khi đưa vào tới bờ. Chị L.T.H.N được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế TX Sông Cầu nhưng cũng không qua khỏi.
Được biết, biển Phú Yên có làn nước trong xanh, tuy nhiên hầu hết đường bờ biển là bãi ngang nên có nhiều khu vực sâu thẳm kèm những dòng chảy ngầm rất nguy hiểm. Vì vậy, du khách tắm biển tại đây cần chú ý chọn những khu vực cho phép và có lực lượng cứu hộ ứng trực.
Phá hỏng gành đá tuyệt đẹp để làm bến thuyền
Để có lối ra vào cho thuyền thúng, người dân thôn An Cường, xã Bình Hải, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã phá hàng chục mét gành đá ven bờ biển, gây hư hại rạn san hô, ảnh hưởng môi trường biển và bờ biển.
Máy múc đang đào xuống biển. Ảnh PHẠM ANH
Chúng tôi đến gành đá thôn An Cường vào buổi sớm, khi thủy triều đang lên. Dọc bờ biển, thuyền thúng đậu san sát nhưng các rạn san hô nằm phơi trắng. Cách bờ biển chừng vài trăm mét, một bờ kè chắn sóng đã thành hình, nối từ phía bắc gành đá chạy dọc ra biển dài hơn 100 m, cao chừng 2 m kể từ mặt nước. Phía trên bờ kè này, có một xe múc màu vàng đang đậu. Đất đá ngổn ngang, trong đó có đá đen và cả những rạn san hô bị múc lên. Giữa kè với bờ, có một con lạch dài đã hình thành, máy múc âm xuống biển khoảng 2 m. Tìm hiểu được biết bờ kè chắn sóng tạm bợ này do người dân góp tiền thuê máy múc để làm trong những ngày gần đây. Vài ngày qua, đợi đến khoảng 16 giờ khi thủy triều bắt đầu rút, họ mới bắt đầu thi công.
Theo ngư dân Đỗ Ngọc Tài (61 tuổi, ở thôn An Cường), bờ kè chắn sóng và con lạch này do dân góp tiền làm. Tổng kinh phí khoảng 200 triệu đồng, trong đó tiền của dân 150 triệu đồng, còn lại của UBND xã Bình Hải. Ông Tài cho biết mấy năm trước, người dân làm con lạch này bằng cách thủ công nhưng do bão số 9 (tháng 9.2020) đánh tan mất. Năm nay, dân thuê máy đào để phá gành đá làm bờ kè và con lạch để thuyền thúng ra vào. Ông Tài cũng cho biết nếu không làm lạch này thì thuyền thúng ra vào biển bị va vào đá, gây hư hỏng.
Thế nhưng, theo nhiều ngư dân ở đây, gành đá này là nền đá tảng tuyệt đẹp. Ngoài việc tạo cảnh quan đẹp cho bờ biển, nó còn là thành trì án ngữ, giúp bờ biển không bị sạt lở. Nếu dùng máy móc đào bới xuống nền đá, nguy cơ rạn san hô dưới biển bị phá vỡ, bờ biển rất dễ bị xâm thực vào bên trong.
Trước tình trạng xâm hại bờ biển và các rạn san hô, nhiều người cho rằng cần phải có phương án khác để giải quyết hài hòa giữa việc thuyền thúng của ngư dân vào được bờ neo đậu nhưng không gây ảnh hưởng đối với môi trường biển.
Ông Ngô Văn Thính, Chủ tịch UBND xã Bình Hải, cho biết nhiều năm qua, người dân thôn An Cường luôn kiến nghị làm kè chắn sóng, tạo lạch nước cho thuyền thúng ra vào. Đây là nguyện vọng chính đáng và các năm trước, bà con có tạo lạch nước bằng thủ công cho thuyền thúng ra vào biển thuận lợi, nhưng năm ngoái bị bão làm hỏng. Trước nguyện vọng của dân, UBND xã Bình Hải đã đồng ý về mặt chủ trương và hứa hỗ trợ kinh phí để làm lạch ra vào, nhưng không phải thời điểm bây giờ mà thi công vào cuối năm nay. Tuy nhiên, hiện có một đơn vị đang thi công trên địa bàn nên người dân thôn An Cường đã "tranh thủ" thuê máy để làm.
"Chúng tôi sẽ kiểm tra lại hiện trường. Nếu việc này làm hư hỏng san hô biển và bờ biển thì sẽ cho dừng lại. Chính quyền xã sẽ giải thích cho dân hiểu về lợi ích lâu dài. Ngư dân sống ở gành biển thì dựa vào gành biển, chứ không phải phá gành ra để đậu thúng, đậu ghe", ông Thính khẳng định.
Lặn biển Nhơn Hải mùa rong mơ Với nhiều gành đá ven bờ đẹp, từ lâu làng biển Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) là điểm đến nổi tiếng. Nhơn Hải đã đẹp lại càng đẹp hơn trong mùa nước cạn từ tháng 4 - 6 âm lịch với những đám rong mơ mọc dưới biển vươn mình lên mặt nước giống như những thửa ruộng đang vào mùa gặt. Làng...