Nga xét xử vụ án đầu tiên theo luật chống tin giả
Một ngày sau khi luật chống tin giả có hiệu lực tại Nga, ngày 19/3, một tòa án ở CH Komi thuộc Nga đã tiến hành xét xử vụ việc đầu tiên theo luật này.
Theo đó, một công dân Nga đã phải công khai cải chính thông tin không đúng sự thật mà mình đã đăng tải trước đó trên mạng xã hội.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành đạo luật phạt các hành vi phổ biến tin giả mạo và xúc phạm biểu tượng Nhà nước trên mạng. Ảnh: AFP/TTXVN
Một nữ công dân đến từ CH Komi đã đăng tải một đoạn video trong đó nói rằng khi bị giam trong tù, con trai bà thường xuyên bị quản giáo ngược đãi, không được hỗ trợ y tế và chịu nhiều sự hành hạ khác… Cơ quan thi hành án liên bang CH Komi đã điều tra những phản ánh công khai của nữ công dân, lập ủy ban kiểm tra và không xác thực những thông tin trong đoạn video. Ủy ban đã kết luận rằng thông tin do nữ công dân này đưa ra không đúng với thực tế, gây tổn hại đến uy tín của cơ quan thi hành án. Trước tòa, thẩm phán đã tuyên bố “một số đánh giá và kết luận của tác giả đoạn video đã quá gay gắt và không có bằng chứng”.
Tòa đã yêu cầu nữ công dân trên có nghĩa vụ đăng tải trên mạng xã hội thông báo về phán quyết của tòa án, nếu không sẽ phải nộp tiền phạt, bị quy trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Nữ công dân trên đã thực hiện yêu cầu của tòa án. Giới chuyên gia nhận định các vụ việc tương tự sẽ còn xảy ra nhiều, do mạng xã hội thường là nơi người dân thể hiện những bức xúc của họ mà không có bằng chứng. Giờ đây họ cần hiểu rằng bản thân phải chịu trách nhiệm đối với tính xác thực của những nguyên nhân gây bức xúc đó.
Trước đó, ngày 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành hai đạo luật phạt nặng các hành vi phổ biến tin giả mạo và xúc phạm biểu tượng Nhà nước trên mạng (online). Đạo luật thứ nhất cấm truyền bá các thông tin giả mạo “có tầm ảnh hưởng xã hội lớn”, có nguy cơ gây nguy hại cho cuộc sống của công dân, gây xáo trộn trật tự xã hội quy mô lớn hoặc vi phạm an ninh công cộng.
Video đang HOT
Theo đó, nếu loan truyền những thông tin không đúng, tạo ra mối đe dọa gây tổn hại đối với tính mạng hoặc sức khỏe của người dân, vi phạm trật tự công cộng, nếu những hành động này không có hình phạt hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 30.000 – 100.000 ruble (khoảng 1600 USD) đối với cá nhân; từ 60.000 – 200.000 ruble đối với quan chức; đối với các tổ chức, mức phạt giao động từ 200.000 – 500.000 ruble. Trường hợp phổ biến những thông tin giả mạo gây ra sự nhiễu loạn trong hoạt động các công trình bảo đảm đời sống, cơ sở hạ tầng giao thông hoặc xã hội, viễn thông, năng lượng thì mức phạt đối với cá nhân dao động từ 100 – 300.000 ruble, quan chức từ 300.000 – 600.000, trong khi mức phạt đối với các tổ chức được nâng lên mức 500.000 – 1 triệu ruble.
Mức phạt tăng lên đối với hành vi phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng Internet những thông tin giả mạo gây ra chết người, làm phương hại sức khỏe hay tài sản, ngừng hoạt động các cơ sở bảo đảm đời sống, hạ tầng giao thông hay xã hội, viễn thông, năng lượng. Trong trường hợp này mức phạt cao nhất lên tới 1,5 triệu ruble (khoảng 22.000 USD).
Đạo luật thứ hai được Tổng thống Putin ký ban hành nhằm xử lý các hành vi “xúc phạm các biểu tượng và thể chế Nhà nước”. Người vi phạm sẽ bị phạt với mức tối đa là 300.000 ruble (4.500 USD). Đạo luật này xác định trình tự hạn chế tiếp cận “thông tin được thể hiện dưới hình thức khiếm nhã, xúc phạm nhân phẩm và đạo đức xã hội, thiếu tôn trọng xã hội, nhà nước, các biểu tượng nhà nước chính thức của LB Nga, Hiến pháp LB Nga hay các cơ quan thực hiện quyền hành pháp nhà nước tại LB Nga”. Trong trường hợp phát hiện thông tin dạng này, các cơ quan chức năng sẽ yêu cầu áp dụng các biện pháp loại bỏ và ngăn chặn lan truyền. Nếu trong vòng 24 giờ không thực hiện yêu cầu của cơ quan chức năng, trang web chứa thông tin vi phạm sẽ bị đóng.
Các luật trên được ban hành ở Nga trong bối cảnh trên thế giới cũng xuất hiện làn sóng tin giả mạo gây ảnh hưởng không nhỏ. Đơn cử tại Pháp, một nghiên cứu công bố ngày 13/3 cho thấy các tin tức không đúng sự thật lưu truyền trong phong trào biểu tình “Áo vàng” đã nhận được hơn 100 triệu lượt xem và 4 triệu lượt chia sẻ trên Facebook. Thực tế này gióng lên một hồi chuông cảnh báo người dùng Internet về tính xác thực của thông tin mà họ nhận được hàng ngày. Hãng thông tấn AFP của Pháp đã ký một thỏa thuận kiểm chứng sự thật với Facebook để xác minh và vạch trần tin tức giả mạo được lan truyền trên mạng, theo đó các bài viết phải được đăng phát trên trang blog Fact Check của AFP trước khi được đăng lên Facebook cho người dùng.
Theo Tâm Hằng (TTXVN)
Nga ngăn chặn rò rỉ thông tin điệp viên hoạt động ở nước ngoài
Bộ Thông tin Nga đã soạn một dự thảo luật nhằm ngăn chặn các cơ quan công quyền rò rỉ thông tin cá nhân, tiếp sau vụ đăng tải thông tin cá nhân những người Nga được cho là tham gia hoạt động tình báo bí mật ở nước ngoài.
Hai công dân Nga bị Anh cáo buộc là điệp viên GRU - Ảnh : RT
Theo hãng tin Reuters ngày 23.11, dự thảo luật này cấm người Nga không được sản xuất và đăng tải dữ liệu cá nhân có được từ các nguồn tin chính thức, và sẽ xử phạt bất người nào vi phạm lệnh cấm này.
Dự thảo luật còn yêu cầu các cơ quan nhà nước lập hệ thống quản lý dữ liệu cá nhân phải nghe tư vấn của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB, cơ quan tình báo nội địa Nga).
Dự thảo luật được Bộ Thông tin đăng tải khuya 22.11, nêu đây là sự tuân thủ chỉ đạo của Tổng thống Nga Vladimir Putin, và không đề cập vấn đề rò rỉ thông tin cá nhân.
Nhưng theo Reuters, chính quyền Nga bị bẽ mặt từ vụ trang tin điều tra Mèo Đeo Chuông(Bellingcat) xác định nhân thân thật của hai điệp viên Cục Tình báo quân đội Nga (GRU) qua Anh hồi tháng 3 để dùng chất độc thần kinh Novichok cấp quân dụng mà đầu độc cựu điệp viên GRU phản Nga Sergei Skripal và con gái Yulia của ông này.
Tình báo Anh kết luận hai nghi can này qua Anh với tên giả Alexander Petrov và Ruslan Boshirov là sĩ quan GRU. Nhưng hai công dân Nga nói họ chỉ là du khách muốn viếng một nhà thờ ở thành phố Salisbury, nơi ông Skripal sống.
Mèo Đeo Chuông đã lấy thông tin từ hộ chiếu bị rò rỉ, để xác định Boshirov là đại tá Anatoliy Chepiga của GRU, và Petrov là Alexander Mishkin, một bác sĩ quân y thuộc GRU. Hai sĩ quan này đều được Tổng thống Putin phong danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga.
Trong một vụ khác, từ dữ liệu chính thức bị rò rỉ, một người Nga đã bị truy vết về một địa chỉ ở Moscow, mà Mỹ nói là một căn cứ của GRU. Công dân Nga này đã bị Mỹ buộc tội tấn công mạng toàn thế giới.
Dự thảo luật đã được đăng tải lên trang web của Bộ Thông tin Nga nhằm để nhân dân góp ý trong 30 ngày, sau đó sẽ trình Quốc hội Nga và chính phủ thông qua.
Theo Reuters, Nga có một thị trường chợ đen "sôi động" về dữ liệu trái phép, sử dụng thông tin cá nhân bị trộm từ các cơ quan nhà nước. Các dữ liệu bị trộm gồm các thông tin về hộ chiếu, địa chỉ nhà, biển số xe, các khoản hoàn thuế.
Rò rỉ thông tin cá nhân theo kiểu này là phi pháp theo luật hiện có, nhưng chính quyền Nga chưa thể ngăn chặn triệt để. Nhiều dữ liệu được đưa lên công khai trên mạng internet.
Bảo Vĩnh ( theo Reuters)
Theo motthegioi
Nga soạn thảo dự luật nhằm siết chặt bảo vệ dữ liệu cá nhân Reuters đưa tin, Nga đã soạn thảo dự luật nhằm ngăn chặn các vụ rò rỉ thông tin cá nhân từ các cơ quan nhà nước, bước đi tiếp theo sau khi nước này công bố chi tiết những công dân Nga bị cáo buộc tham gia các hoạt động tình báo bí mật ở nước ngoài. Ảnh minh họa. (Nguồn: ria.ru) Dự...