Nga xem xét ngừng bán tên lửa S-300 cho Syria?
Một nguồn tin khu vực Trung Đông cho biết Nga đang xem xét hủy bỏ thương vụ bán tên lửa tối tân S-300 cho Syria để đổi lấy việc được triển khai binh sĩ tới cao nguyên Golan giữa Syria và Israel.
Vì sao Nga muốn triển khai quân tới Golan vào thời điểm này vẫn là ẩn số
Theo nhật báo al-Sharq al-Awsat số ra ngày hôm qua, hiện tại Nga đang xúc tiến thỏa thuận trao đổi này với Israel. Theo đó, Tel Aviv có thể sẽ đồng ý cho Nga bố trí quân tại cao nguyên Golan nếu Mátxcơva ngừng chuyển tên lửa S-300 cho Damascus.
Báo trên không nêu lý do tại sao Nga lại quan tâm tới việc đưa quân đến Golan, song cho biết Bộ trưởng Tư pháp Israel Tzipi Livni đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong vài tuần gần đây để bàn về việc này.
Giới chuyên gia cho rằng thỏa thuận trao đổi giữa Israel và Nga sẽ khó được LHQ chấp thuận vì theo quy định của tổ chức này, các quốc gia thành viên thường trực Hội đồng Bảo an không được góp quân cho lực lượng gìn giữ hòa bình ở Golan. Trước đây, Nga cũng từng có lần đề nghị gửi quân đến Golan nhưng đã bị từ chối.
Tuy nhiên, trước những tuyên bố trước đó của Mátxcơva về việc sẽ chuyển giao tên lửa S-300 cho Damascus theo hợp đồng đã ký từ năm 2010, nhiều khả năng LHQ sẽ phải xem xét lại quyết định về thành phần tham gia lực lượng hòa bình ở Golan nếu không muốn cuộc nội chiến ở Syria tiếp tục bị đẩy đi quá xa.
Video đang HOT
Theo Dantri
Quân đội Ai Cập ra tối hậu thư
Quân đội Ai Cập hôm qua đã ra tối hậu thư cho cả Tổng thống Mohammed Morsi và người biểu tình nhằm chấm dứt làn sóng biểu tình đang làm tê liệt đất nước của những kim tự tháp.
Người biểu tình gây sức ép đòi Tổng thống Morsi từ chức nhưng cả ông và tổ chức Anh em Hồi giáo đều bác bỏ.
Trong tuyên bố đầu tiên kể từ khi bùng phát làn sóng biểu tình trên toàn quốc hôm 30/6 nhằm đòi Tổng thống Morsi từ chức, quân đội Ai Cập nói các đảng phái có 48 tiếng để giải quyết khủng hoảng chính trị.
"Các phe phái chính trị Ai Cập có 48 giờ để trả lời những đòi hỏi của người dân. Bằng không, quân đội sẽ tự đề xuất lộ trình cho tương lai đất nước", Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập, Tướng Abdel Fattah al-Sisi tuyên bố.
Trong bài diễn văn trên truyền hình nhà nước, Tướng Sisi nhấn mạnh rằng các cuộc biểu tình hiện nay là "chưa từng có tiền lệ" kể từ sau làn sóng chính biến lật đổ cựu Tổng thống Hosni Mubarack cách đây hơn 2 năm.
"Quân đội sẽ đưa ra lộ trình riêng cho hòa bình nếu Tổng thống Morsi và các đối thủ không lắng nghe ý chí nhân dân", Tướng Sisi khẳng định sau khi nhiều người biểu tình đập phá các trụ sở của tổ chức Anh em Hồi giáo cầm quyền thân Tổng thống Morsi, trong đó có cả trụ sở chính ở thủ đô Cairo.
Tin tức cho biết tòa nhà tòa nhà đã bị cướp phá và phóng hỏa.
Trước đó, phong trào đối lập đứng sau các cuộc biểu tình thu hút hàng triệu người tham gia cũng ra tối hậu thư buộc Tổng thống Morsi phải ra đi.
"Chúng tôi cho ông Morsi thời hạn đến 15h00 GMT ngày 2/7 phải từ bỏ quyền lực để các cơ quan hiến pháp nhà nước chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn", phong trào Tamarod tuyên bố.
Phong trào Tamarod là tổ chức phát động chiến dịch thu thập 15 triệu chữ ký phản đối Tổng thống Morsi. Phong trào này đe dọa nếu Tổng thống Morsi bỏ qua thời hạn trên thì đây sẽ là thời điểm bắt đầu một chiến dịch chống đối quy mô lớn.
Trước sức ép từ làn sóng biểu tình, đã có ít nhất 5 bộ trưởng trong nội các Ai Cập đệ đơn từ chức, càng làm gia tăng áp lực lên vị Tổng thống dân cử đầu tiên của xứ sở Kim tự tháp.
"Các Bộ trưởng Du lịch, Môi trường, Truyền thông, Tư pháp và Cấp thoát nước đã đệ đơn từ chức lên Thủ tướng Hisham Qandil", một nguồn tin cho biết thân chính phủ cho biết.
Tuy nhiên, cả những người ủng hộ ông Morsi và tổ chức Anh em Hồi giáođều bác bỏ yêu cầu của phe đối lập, cho rằng Tổng thống cần có thêm thời gian để sửa chữa những yếu kém mà họ gán cho ông như thiếu năng lực điều hành kinh tế và giải quyết vấn đề an ninh.
Ngoài ra, tổ chức Anh em Hồi giáo cũng tuyên bố sẽ không ngồi im và dung thứ cho các cuộc tấn công nhằm vào các trụ sở của mình.
"Không thể chấp nhận viêc lựa chọn bạo lực làm giải pháp thay đổi, vì hành động đó sẽ gây kích động xã hội, kích động các lực lượng khác cũng làm như vậy", người phát ngôn Gehad El-Haddad cảnh báo trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Trong khi đó, Tổng thống Morsi bác bỏ mọi sức ép buộc ông từ chức và tiến hành bầu cử sớm.
"Có thể có biểu tình và người dân biểu lộ chính kiến, nhưng quan trọng là phải áp dụng hiến pháp," ông nói.
Theo thống kê, làn sóng biểu tình bùng phát trên cả nước Ai Cập từ hôm 30/6 đã làm ít nhất 16 người thiệt mạng, trong đó có 8 người chết trong các cuộc xung đột giữa hai phe chống đối và ủng hộ Tổng thống Morsi ở thủ đô Cairo.
Theo Dantri
Philippines không xét xử vụ ngư dân Đài Loan bị bắn chết Philippines khẳng định sẽ không xét xử vụ ngư dân Đài Loan (Trung Quốc) bị bắn chết hôm ở vùng biển của nước này hôm 9/5 vì không đủ thẩm quyền. Các vụ va chạm và sử dụng vũ lực trong tranh chấp trên biển đang có xu hướng gia tăng. Tuyên bố trên được Bộ trưởng Tư pháp Philippines Leila de Lima...