Nga xây căn cứ tình báo giám sát dân Mỹ ở Nicaragua?
Nhiều chuyên gia nhận định đây là đòn đáp trả của Nga nhằm vào Mỹ khi chính quyền Washington đặt nhiều căn cứ do thám Nga tại châu Âu.
Căn cứ của Nga nhìn được sang đại sứ quán Mỹ.
Mỹ đang rất để mắt tới một tổ hợp công trình xây dựng của Nga nằm ở rìa núi lửa tại Nicaragua, quốc gia vùng Trung Mỹ. Tờ Daily Mail cho rằng tổ hợp này là một trạm vệ tinh và được Nga dùng để do thám người dân Mỹ sống gần đó.
Tờ Bưu điện Washington cho biết chính quyền sở tại xác nhận “đây là công trình lắp đặt vệ tinh GPS của Nga”. Dù vậy, chính quyền Mỹ không cho rằng cơ sở này chỉ đơn thuần phục vụ mục đích vệ tinh.
“Rõ ràng có rất nhiều hoạt động tại căn cứ bí mật này”, một quan chức Mỹ chuyên về khu vực Trung Nam Mỹ, nói. Một quan chức giấu tên khác cho rằng cơ sở này có thể được dùng với nhiều mục tiêu, trong đó có hoạt động giám sát trực tiếp công dân Mỹ sinh sống ở Nicaragua.
Căn cứ nhìn từ trên cao.
Video đang HOT
“Căn cứ tình báo” này nằm trong bán kính 16km gần đại sứ quán Mỹ và có thể quan sát toàn cảnh cơ quan ngoại giao Mỹ tại thủ đô Managua. Một người dân địa phương làm việc cho tổ hợp này, trả lời tờ Times: “Tôi chẳng biết gì về họ. Những người đó nói tiếng Nga và sử dụng thiết bị ghi toàn tiếng Nga”.
Nhiều chuyên gia quân sự nhận định đây được xem là đòn đáp trả của Nga nhằm vào các hoạt động tương tự của Mỹ ở châu Âu. Vài năm gần đây, chính phủ Nga đã cung cấp hàng trăm xe bus cho chính quyền Nicaragua sử dụng làm phương tiện công cộng.
Mỹ và Nga đối đầu từ lâu tại Nicaragua khi Liên Xô ủng hộ một nhóm đối lập ở quốc gia Trung Mỹ trong Chiến tranh Lạnh nhằm lật đổ độc tài Anastazio Somaza do Mỹ hậu thuẫn năm 1979.
Theo Quang Minh – Daily Mail (Dân Việt)
Hé lộ lệnh siết chặt thị thực của Mỹ
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ ra lệnh tăng cường quy trình xét thị thực, xác định các nhóm đương đơn cần tập trung kiểm tra cũng như rà soát mạng xã hội.
Chờ phỏng vấn thị thực tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCMTrung Hiếu
Ngày 23.3, Reuters đăng tải thư tín nội bộ của Bộ Ngoại giao Mỹ do hãng thông tấn này thu thập được với nội dung chỉ thị tất các phái bộ ở nước ngoài phải nghiêm ngặt hơn nữa trong quy trình xét cấp thị thực nhập cảnh.
Theo đó, Ngoại trưởng Rex Tillerson đưa ra 2 yêu cầu cụ thể là phân loại đương đơn để xác định nhóm cần kiểm tra cực kỳ kỹ lưỡng cũng như phải "kiểm tra bắt buộc tài khoản mạng xã hội" đối với tất cả những người xin thị thực từng có mặt ở những khu vực bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) kiểm soát.
Giới hạn số lượng phỏng vấn
Theo Reuters, trong vòng 2 tuần qua, Ngoại trưởng Tillerson đã phát đi 4 thư tín chỉ đạo cho tất cả phái bộ ở nước ngoài, phản ánh hoạt động cấp tập, thậm chí có phần rối rắm, của Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm thi hành những sắc lệnh về di trú và nhập cảnh của Tổng thống Donald Trump.
Cụ thể, ông Tillerson chỉ đạo trưởng bộ phận lãnh sự của mỗi phái bộ ngoại giao phải thành lập những tổ công tác bao gồm nhân viên tình báo và hành pháp nhằm "soạn thảo những tiêu chuẩn để xác định các nhóm người nộp đơn xin thị thực cần phải trải qua kiểm tra chặt chẽ". Đương đơn rơi vào diện đối tượng này sẽ đối diện quy trình hết sức nghiêm ngặt.
Chỉ thị không đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể và Reuters dẫn lời một số chuyên gia nhận định việc xác định các nhóm cần siết chặt kiểm tra sẽ thay đổi theo từng nước. Các bức điện nhấn mạnh: "Mỗi quyết định về thị thực đều liên quan đến an ninh quốc gia" và để việc rà soát được tiến hành kỹ lưỡng, các đại sứ quán, lãnh sự quán cần "giới hạn số lượng phỏng vấn mỗi ngày".
Bên cạnh đó, do bất đồng giữa phía chính phủ và tòa án về các sắc lệnh di trú của Tổng thống Trump nên Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phải liên tục thay đổi chỉ thị đối với công dân Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen, 6 nước nằm trong danh sách bị giới hạn nhập cảnh theo sắc lệnh được điều chỉnh ban hành hồi đầu tháng 3.
Cụ thể, trong bức điện đề ngày 15.3, Ngoại trưởng Tillerson yêu cầu bộ phận lãnh sự áp dụng một tổ hợp các câu hỏi cụ thể dành cho các đương đơn đến từ những nước này, cũng như những đối tượng bị liệt vào nhóm "có thể gây vấn đề về an ninh" tại các quốc gia khác. Những câu hỏi bao gồm nơi mà đương đơn đã sống, đi lại và làm việc trong 15 năm, các số hộ chiếu đã dùng trước đây, toàn bộ số điện thoại, địa chỉ thư điện tử và mạng xã hội sử dụng trong vòng 5 năm.
Tuy nhiên, đến ngày 17.3, ông Tillerson lại chỉ đạo tạm hoãn áp dụng các câu hỏi nói trên do chưa được Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng (OMB), phía chịu trách nhiệm rà soát mọi điều khoản luật lệ của hoạt động lãnh sự, thông qua. Đồng thời, nhiều điều khoản chủ chốt trong sắc lệnh di trú mới cũng bị tòa án liên bang ở Hawaii ra phán quyết cấm thực thi.
Thách thức cho các phái bộ
Những chỉ thị mới của bộ ngoại giao bị cho là sẽ gây thêm ách tắc và phiền toái cho quá trình xin và cấp xét thị thực vào nước này. Một trong các bức điện nói trên cũng thừa nhận việc giới hạn số lượng phỏng vấn "có thể khiến việc đặt lịch hẹn càng thêm dồn tắc".
Ngoài ra, Reuters dẫn lời 2 cựu quan chức ngoại giao Mỹ nhận định rằng một khi được OMB chuẩn thuận và đi vào thực thi thì biện pháp rà soát hoạt động trên mạng xã hội của đương đơn sẽ vô cùng mất thời gian và công sức.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng quan ngại chỉ dẫn mới có thể khiến những người xin thị thực Mỹ bị xếp loại dựa trên nền tảng quốc tịch hoặc tôn giáo chứ không phải vì họ mang lại mối đe dọa thực tế nào đối với nước này.
"Thật ra, đa số các phái bộ ngoại giao đã xác định sẵn những nhóm đối tượng mà họ cho rằng có nguy cơ gian lận thị thực hoặc có vấn đề về mặt an ninh. Những chỉ thị này sẽ khiến họ phải từ bỏ những tiêu chuẩn đã áp dụng và điều chỉnh lâu nay để xây dựng bộ sàng lọc mới dựa trên các nhân tố như quốc tịch và tôn giáo", Reuters dẫn lời luật sư chuyên về di trú Jay Gairson nhận định.
Trả lời Reuters ngày 23.3, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về những điểm cụ thể trong các thư tín với lý do liên lạc nội bộ. Bà Virginia Elliott, phát ngôn viên Cục Các vấn đề lãnh sự thuộc cơ quan này, cũng chỉ nói chung chung là giới hữu quan đang nỗ lực triển khai nội dung chỉ thị của Tổng thống Trump nhằm tăng cường an ninh cho công dân Mỹ.
Cùng ngày, một đại diện của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nói với Thanh Niên rằng chưa được biết về chỉ thị từ Ngoại trưởng Tillerson.
Theo Thanh Niên
Hàng loạt đại sứ quán Mỹ trống đại sứ vì ông Trump chưa tìm được người thay thế Dù đã sa thải tất cả các đại sứ Mỹ ở nước ngoài song Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump hiện chưa nắm trong tay đầy đủ "quân bài" thay thế. Theo lệnh của ông Trump (ảnh), tất cả các đại sứ Mỹ ở nước ngoài phải rời nhiệm sở trước trưa ngày nhậm chức của ông. Ảnh: Getty Theo Independent, ông...