Nga xây 10 lò phản ứng hạt nhân cho Ấn Độ
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 11/12 cho biết Nga sẽ xây dựng cho nước này 10 lò phản ứng hạt nhân. Ông Modi khẳng định Nga tiếp tục là đối tác quân sự hàng đầu của Ấn Độ.
Nga và Ấn Độ đã ký kết hàng loạt thỏa thuận quan trọng
Tổng thống Putin hiện đang có mặt tại New Delhi để củng cố mối quan hệ chiến lược với Ấn Độ, thúc đẩy hợp tác về năng lượng và quân sự, trong nỗ lực nhằm vực dậy kinh tế Nga, vốn đang lao đao vì các lệnh cấm vận của Mỹ và EU.
Phát biểu tại buổi họp báo chung, ông Modi khẳng định Ấn Độ sẽ tiếp tục ủng hộ Nga. “Tầm quan trọng của mối quan hệ này và vị trí độc nhất của nó trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ là không đổi”, vị thủ tướng nước chủ nhà tuyên bố.
Ông Modi khẳng định an ninh năng lượng là “thiết yếu cho sự phát triển kinh tế và tạo việc làm cho thanh niên của Ấn Độ”. “Chúng tôi đã phác thảo tầm nhìn tham vọng đối với năng lượng hạt nhân với ít nhất thêm 10 lò phản ứng”, ông Modi cho biết.
Nga đã cung cấp 2 lò phản ứng cho một nhà máy điện tại Kudankulam, miền Nam Ấn Độ theo một thỏa thuận bị trì hoãn từ lâu, và quốc gia Nam Á đã hối thúc đối tác của mình cung cấp thêm. Hai nước đã ký kết 20 thỏa thuận, bao gồm cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng và nghiên cứu các dự án năng lượng chung tại Bắc Cực, trong các cuộc đối thoại mà ông Putin khẳng định tập trung vào “các vấn đề quốc tế”.
“Cách tiếp cận của chúng tôi đối với các vấn đề khu vực và toàn cầu là giống nhau hoặc rất gần gũi”, ông Putin tuyên bố.
Video đang HOT
Mối quan hệ thân thiết giữa Nga và Ấn Độ bắt nguồn từ những năm 1950. Nhưng kim ngạch thương mại song phương trong năm ngoái mới chỉ đạt 10 tỷ USD, mà theo Tổng thống Nga đánh giá là “không đủ”.
“Đối tác quân sự số một”
Trong chuyến thăm của ông Putin, Nga đã đồng ý sẽ sản xuất máy bay trực thăng tại Ấn Độ, nước đang muốn thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo, và nhất trí thúc đẩy một dự án chung để phát triển chiến đấu cơ sau nhiều trì hoãn.
Cụ thể Ấn Độ sẽ lắp ráp 400 chiếc trực thăng đa nhiệm cho Nga mỗi năm. Thỏa thuận lắp ráp trực thăng 2 động cơ Ka-226T có ý nghĩa lớn với ông Modi, bởi chính phủ Ấn Độ muốn nâng cấp quân đội vốn dự nhiều vào các thiết bị đã lỗi thời do Liên Xô cũ cung cấp.
“Cho dù Ấn Độ đã có nhiều lựa chọn hơn, Nga vẫn là đối tác quân sự quan trọng nhất của chúng tôi”, Modi tuyên bố.
Trong chuyến thăm, ông Putin cũng gặp gỡ với Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee và dự Hội nghị kim cương thế giới. Cả hai nước đều mong muốn tăng cường xuất khẩu loại trang sức này sang Ấn Độ.
Tập đoàn kim cương hàng đầu của Nga Alrosa dự kiến sẽ ký nhiều hợp đồng với các khách hàng Ấn Độ, nhằm đối phó với những đe dọa trừng phạt từ phương Tây.
Nga hiện là nhà sản xuất kim cương thô hàng đầu thế giới và phần lớn sản phẩm được xuất qua Ấn Độ, nơi có nhân công giá rẻ thực hiện các công đoạn cắt và đánh bóng trước khi xuất khẩu.
Tổng hợp
Theo Dantri
Vũ khí laser Mỹ công phá máy bay không người lái
Hải quân Mỹ mới đây đã kết thúc 3 tháng thử nghiệm vũ khí laser trị giá 40 triệu USD tại Vùng Vịnh. Trong đoạn clip được công bố mới đây, thiết bị này đã bắn hạ máy bay không người lái và cả thuyền trên mặt biển.
Hệ thống vũ khí laser (LaWS) có công suất 30 kW được gắn trên tàu tru trục USS Ponce là một phần của một dự án nghiên cứu và phát triển vũ khí mới trị giá 40 triệu USD.
Đoạn clip được Văn phòng cơ quan nghiên cứu hải quân (ONR) công bố cho thấy LaWS đã kích nổ một quả lựu đạn được phóng bằng rocket và đốt cháy đồng cơ của một xuồng cao su cứng.
Bên cạnh khả năng tấn công LaWS có thể hoạt động như một thiết bị theo dõi nhờ hệ thống quang học rất mạnh, có thể phát hiện các vật thể "từ khoảng cách chiến thuật đáng kể", người phát ngôn của ONR, chuẩn đô đốc Matthew Klunder cho biết.
Hệ thống LaSW có chi phí phát triển 40 triệu USD
Theo tính toán, mỗi lần bắn LaWS tiêu tốn chỉ 59 cent Mỹ. Trong khi đó sử dụng một tên lửa SM-2, loại vũ khí phòng không tiêu chuẩn phổ thông sẽ tiêu tốn gần 400.000 USD.
Sau thành công từ đợt thử nghiệm vừa qua, giới chức hải quân Mỹ cho biết họ có kế hoạch triển khai loại vũ khí này tới Trung Đông trong vòng 1 năm, trên tàu Ponce và cho phép các thủy thủ sử dụng hệ thống này để theo dõi các mối đe dọa tiềm tàng và bảo vệ con tàu.
Để kiểm tra tính chính xác, một đầu đạn đã được đặt trên boong của một con tàu không người lái đang di chuyển trên biển. LaWS đã phá hủy chính xác mục tiêu
"Chúng ta hiện tại đã được phép sử dụng nó để tự vệ", Klunder nói. "Nếu có ai đó tới để gây hại cho USS Ponce, chúng ta có thể sử dụng hệ thống vũ khí laser này đáp trả, và chúng tôi có ý định làm vậy".
Trong tương lai, khi được triển khai rộng rãi, vũ khí laser sẽ được hải quân Mỹ nâng công suất hơn nữa, để tăng khả năng sát thương, tầm bắn cũng như độ chính xác. Thế hệ vũ khí laser tiếp theo do ONR phát triển sẽ có công suất 150 KW, một quan chức hải quân tiết lộ.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Lộng lẫy yến tiệc hoàng gia mừng các chủ nhân giải Nobel Ngày 10/12, hoàng gia Thụy Điển đã mở bữa yến tiệc linh đình, chiêu đãi các chủ nhân giải Nobel 2014 sau lễ trao đầy giải long trọng. Buổi lễ trao giải Nobel năm nay có sự tham của toàn bộ các nhà vua, nữ hoàng, công chúa và hoàng tử của các quốc gia khu vực Scandinavia, khiến sự kiện đầy danh...