Nga xác nhận Triều Tiên bắt giữ tàu cá chở 17 thủy thủ
Đại sứ quán Nga tại Triều Tiên xác nhận Bình Nhưỡng bắt giữ 15 thuyền viên Nga và 2 thủy thủ Hàn Quốc trên tàu cá Nga bị cáo buộc vi phạm quy định nhập cảnh.
“Thủy thủ đoàn bị lính biên phòng Triều Tiên bắt giữ hôm 17/7 và hiện bị giam giữ trong một khách sạn tại thành phố Wonsan”, Đại sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng cho biết trong một bài đăng trên trang facebook.
Con tàu bị bắt giữ được xác định là Xiangheilin-8, thuộc sở hữu của Công ty Đông Bắc có trụ sở tại Nevelsk, Nga. Xiangheilin-8 cũng bị giữ lại ở Wonsan.
Theo Đại sứ quán Nga, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết 17 thuyền viên bị bắt giữ vì vi phạm các quy tắc nhập cảnh và ở lại trong lãnh thổ Triều Tiên.
Hàn Quốc chưa đưa ra bình luận về vụ việc.
Tàu cá Xiangheilin-8 của Nga. (Ảnh: Sakh)
Video đang HOT
Dưới sự đồng ý của Triều Tiên, các quan chức lãnh sự Nga hôm 22/7 gặp gỡ các thành viên thủy thủ đoàn và cho biết họ vẫn khỏe mạnh.
Đại sứ quán Nga cho biết họ đã liên lạc trực tiếp với chính phủ Triều Tiên và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để giải quyết tình hình.
Tuyên bố của Đại sứ quán Nga xác nhận thông tin báo chí nước này đăng tải gần đây liên quan tới vụ bắt giữ Xiangheilin-8. Truyền thông Nga khẳng định vụ việc xảy ra vào 4h sáng 17/7. Ông Sergei Sedler, Phó giám đốc Công ty đánh bắt thủy sản Đông Bắc cho biết lính biên phòng Triều Tiên đã xông lên tàu, ngắt tất cả thiết bị liên lạc và áp giải con tàu cùng 17 thủy thủ về cảng Wonsan.
Ông Sedler nói thêm rằng phần lớn các thủy thủ bị giam giữ trên tàu, riêng thuyền trưởng, phụ tá và 2 thuyền viên Hàn Quốc bị giam trong khách sạn. Hầu hết tất cả đều bị thẩm vấn 2 lần/ngày.
Về cáo buộc vi phạm quy định nhập cảnh, ông giải thích lãnh hải của một nước là khu vực cách bờ biển 12 hải lý, nhưng Triều Tiên tự thiết lập cho mình một vùng bảo vệ quân sự thêm 50 hải lý. Vào thời điểm bị bắt, tàu Nga cách bờ biển Triều Tiên 53 hải lý, tức là thuộc khu vực mà các tàu quốc tế cho rằng họ được phép tự do đi lại nhưng Bình Nhưỡng cho là vi phạm.
Theo ông Anthony Rinna, nhà phân tích về chính sách đối ngoại của Nga ở Đông Á, đây là lần đầu tiên quốc gia Đông Bắc Á bắt giữ công dân Nga liên quan tới các hoạt động hàng hải.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Trump- Kim Jong un gặp nhau bất ngờ: Ba nước này thua thiệt nhất
Ông Trump càng yên ổn với Triều Tiên thì sẽ càng quyết liệt dồn ép Iran trên mọi phương diện. Ông Trump càng nứi kéo được Triều Tiên thì càng bớt phải luỵ Trung Quốc và Nga.
Trong khi ấy, Triều Tiên và Hàn Quốc lại đều có thể chơi con bài dùng Mỹ làm đối trọng với Nga, Trung Quốc và Nhật Bản.
Tổng thống Mỹ Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un gặp nhau ở khu DMZ.
Tuy trên danh nghĩa không được gắn cho cái mác "chính thức" theo cách hiểu thông dụng về chính trị ngoại giao, cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Bàn Môn Điếm ngày 30.6 vừa qua vẫn là sự kiện với ý nghĩa lịch sử đối với bán đảo Triều Tiên, đối với ba nước Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc cũng như đối với cả thế giới.
Bàn Môn Điếm là nơi năm 1953 đã ký kết thoả thuận đình chiến cho cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và hiện là tâm điểm của khu vực phi quân sự ở giới tuyến phân cách giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Tổng thống Mỹ nào từ năm 1953 đến thăm Hàn Quốc cũng đều tới khu vực giới tuyến này và nhìn sang Triều Tiên. Nhưng phải đến thời ông Trump mới có tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Triều Tiên. Việc ông Trump, ông Kim Jong-un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng gặp nhau ở Bàn Môn Điếm cũng có ý nghĩa lịch sử khi lần đầu tiên lãnh đạo ba nước tụ tập và lại còn cùng hiện diện ở Bàn Môn Điếm. Hình ảnh này khiến cho dư luận có thể lạc quan tin tưởng là sự thù địch lâu nay giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên và giữa Mỹ với Triều Tiên đang giảm đi đáng kể và có thể sẽ biến mất trong thời gian tới.
Sự kiện lớn này diễn ra rất bất ngờ và được thu xếp rất chóng vánh. Đây là cuộc gặp nhau lần thứ 3 giữa ông Trump và ông Kim Jong-un. Kết quả quan trọng nhất của cuộc gặp này không phải là việc hai người kia nhất trí với nhau nối lại đàm phán hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên hay là việc ông Trump nhắc lại lời mời ông Kim Jong-un tới thăm Mỹ mà trước hết là ở những điều đã nói ở trên.
Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc được lợi nhiều nhất từ sự kiện này. Ông Moon Jae-in khẳng định và tăng cường vai trò trung gian hoà giải và bắc cầu giữa Mỹ và Triều Tiên. Quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên càng được cải thiện thì ông Moon Jae-in càng thuận lợi và dễ dàng thúc đẩy quan hệ của Hàn Quốc với Triều Tiên. Đồng thời, hoà bình và hoà giải giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đóng góp rất quyết định vào hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên.
Những cuộc gặp ông Trump giúp ông Kim Jong-un đề cao được vị thế của Triều Tiên và cá nhân mình trên tầm cỡ quốc tế, thuận lợi và dễ dàng hơn trước rất đáng kể trong xử lý quan hệ với các đối tác khác, trước hết và đặc biệt là với Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản, củng cố vị thế quyền lực và uy danh cá nhân ở Triều Tiên, và đặc biệt là duy trì được vai trò và tác động quyết định của cái gọi là "trục Triều Tiên - Mỹ" trong quá trình giải quyết những vấn đề đang đặt ra trên bán đảo Triều Tiên và ở khu vực Đông Bắc Á.
Ông Trump dùng những cuộc gặp này để thực hiện cách tiếp cận riêng của mình - và rất khác những người tiền nhiệm - về giải pháp cho các vấn đề ấy, để ràng buộc ông Kim Jong-un vào cuộc chơi của mình và phân rẽ Triều Tiên với Nga và Trung Quốc, đặc biệt sau khi Triều Tiên có những bước cải thiện quan hệ đáng kể với Nga và Trung Quốc. Ông Trump cũng còn dùng sự thân thiện với Triều Tiên để gia tăng áp lực với Iran.
Bộ ba này chủ ý dần gây dựng cơ chế hợp tác mới làm hạt nhân chính cho việc giải quyết những vấn đề nói trên, dẫn dắt toàn bộ tiến trình và chỉ để cho Nga, Trung Quốc hay Nhật Bản tham gia khi cần thiết và ở mức độ cần thiết.
Ba phía bị thua thiệt nhiều nhất ở sự kiện bất ngờ này là Nga, Trung Quốc và Iran. Ông Trump càng yên ổn với Triều Tiên thì sẽ càng quyết liệt dồn ép Iran trên mọi phương diện. Ông Trump càng nứi kéo được Triều Tiên thì càng bớt phải luỵ Trung Quốc và Nga. Trong khi ấy, Triều Tiên và Hàn Quốc lại đều có thể chơi con bài dùng Mỹ làm đối trọng với Nga, Trung Quốc và Nhật Bản.
Cho nên qua đó cũng lại còn có thể thấy trong bối cảnh tình hình hiện tại ở khu vực cũng như trên thế giới và thực trạng quan hệ của Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc với các đối tác khác, bộ ba kia nhằm vào tác động chính trị và tâm lý của sự kiện trước hết chứ còn đàm phán hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên rồi đây diễn biến như thế nào và kết cục ra sao lại là chuyện khác ở vào thời điểm khác trong bối cảnh tình hình khác.
"Ông Trump tới Crimea sẽ khởi đầu thời kỳ mới của trật tự thế giới" Nghị sĩ Duma Quốc gia đại biểu của khu vực Crimea, bà Natalya Poklonskaya cho rằng nếu như Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu đến thăm Crimea thuộc Nga thì đây có thể là khởi đầu của một giai đoạn mới với trật tự thế giới. Bà Natalya Poklonskaya. Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim...