Nga vùi dập giấc mơ công nghệ “Bò rừng” Zubr Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Sau khi sáp nhập Crimea, Moscow đã phá tan giấc mơ của Bắc Kinh khi chỉ đồng ý bán chứ không chuyển giao công nghệ chế tạo tàu đệm khí Zubr.

Trung Quốc đặt mua kèm điều khoản chuyển giao công nghệ

Hợp đồng bán 2 tàu đổ bộ Zubr trị giá 315 triệu USD được công ty Ukrspecexport của Ukraine và Bộ Quốc phòng Trung Quốc ký năm 2009. Hợp đồng bao gồm 2 phần, đầu tiên là 2 chiếc do công ty đóng tàu Morye thuộc Công ty cổ phần “ Nhà máy đóng tàu Feodosia” và nhà máy Fiolent ở Crimea đóng.

Phần thứ 2 là Trung Quốc sẽ tự đóng 2 chiếc còn lại theo điều khoản chuyển giao công nghệ, dưới sự chỉ đạo kỹ thuật từ Ukraine, đồng thời các nhà máy này sẽ cung cấp 1 số vật liệu cho Bắc Kinh. Đây là một phần trong kế hoạch sở hữu công nghệ đóng tàu đổ bộ đệm khí nổi tiếng của Liên Xô (hiện nay là Nga) của Trung Quốc.

Tàu Zubr đầu tiên theo hợp đồng đóng xong vào tháng 9-2012 và được bàn giao cho Trung Quốc vào tháng 4 năm 2013. Chiếc thứ 2 được Kiev bàn giao cho Bắc Kinh vào ngày ngày 27-02-2014, trong giai đoạn tình hình ở Ukraine nói chung và Criema nói riêng đang hết sức căng thẳng do vụ chính biến trên Quảng trường Độc Lập.

Được biết, trong giai đoạn từ năm 1985 – 2000. Liên Xô và Nga đã đóng 8 tàu đổ bộ đệm khí mẫu Zubr. Sau khi Liên Xô sụp đổ, 3 chiếc được giao cho hạm đội Biển Đen của Liên bang Nga, những chiếc còn lại được chia cho hải quân Ukraine là “Kramatorsk”, “Gorlovka”, “Donetsk”, “Artemivsk” và “Ivan Bogun”.

Hiện nay, ngoài Nga và Ukraine thì Hy Lạp và Trung Quốc là hai quốc gia ngoài Xô viết cũ sở hữu tàu đổ bộ đệm khí Zubr, thuộc Project 12322.

Do Ukraine không có phương hướng sử dụng loại tầu đệm khí hiện đại, có công suất lớn và đắt giá này nên tại cuộc họp ở Athens giữa Liên bang Nga, Ukraine và Hy lạp đã ký kết một hợp đồng bán 4 chiếc Zubr cho Hải quân Hy Lạp vào ngày 24-1-2000, chỉ giữ lại chiếc “Artemivsk”, mang số hiệu U424.

Nga vùi dập giấc mơ công nghệ Bò rừng Zubr Trung Quốc - Hình 1

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr, thuộc Project 12322 do Liên Xô thiết kế, chế tạo

Việc Ukraine ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối rất quyết liệt của Nga. Tháng 7-2011, đại diện công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport Oleg Azizov đã cáo buộc Ukraine vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Nga khi ký hợp đồng bán tàu Zubr cho Trung Quốc.

Các tàu đổ bộ đệm khí Zubr được phát triển từ thời Liên Xô và sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, bản quyền thiết kế tàu này thuộc về Viện thiết kế hải quân trung ương Almaz ở St. Petersburg. Phía Nga cho rằng, kể cả là Ukraine phát triển Bizon trên cơ sở Zubr thì cũng đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Nga.

Ngược lại, phía Ukraine tuyên bố, họ không vi phạm bản quyền của Nga vì các tàu đóng cho Trung Quốc là theo thiết kế mới thuộc Project 958 Bizon của Ukraine. Tuy nhiên, Kiev không nêu lên những khác biệt giữa Project 958 và Project 12322. Nhìn bề ngoài, tàu đổ bộ đệm khí Bizon và Zubr giống y hệt nhau.

Tưởng như ước vọng sở hữu công nghệ đóng tàu đổ bộ đệm khí hàng đầu thế giới của người Trung Quốc đã thành hiện thực thì đột nhiên, cuộc chính biến ở Ukraine đã phá hỏng giấc mơ này. Sau cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3-2014, Crimea đã thuộc về Nga.

Bán đảo này là nơi đặt trụ sở của 13 cơ sở trực thuộc công ty công nghiệp quốc phòng Ukraine, nằm trong cơ cấu của Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Nhà nước Ukraine, trong đó trọng điểm là cơ sở chế tạo và dịch vụ bảo dưỡng máy bay và tàu thuyền, cùng với một số công trình sản xuất quốc phòng quan trọng khác.

Nga vùi dập giấc mơ công nghệ Bò rừng Zubr Trung Quốc - Hình 2

Công ty cổ phần “Nhà máy đóng tàu Feodosia” – cái nôi của tàu đổ bộ đệm khí Zubr đã thuộc về tay Nga

Sau khi sáp nhập vào Nga, chính quyền Symferopol đa tuyên bố quốc hữu hóa toàn bộ tài sản của Kiev. Mọi cơ sở, doanh nghiệp và tổ chức khác của Nhà nước Ukraine hoặc của người Ukraine tham gia trên bán đảo sẽ thuộc về Crimea, tức là thuộc về Nga. Trong số này, bao gồm cả 13 cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukroboronprom.

Do đó, Công ty cổ phần “Nhà máy đóng tàu Feodosia” – nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực tàu cao tốc, ví dụ như tàu cánh ngầm, tàu đệm khí; du thuyền và xuồng máy vỏ hợp kim nhôm – magiê và đặc biệt là tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon (Zubr) trong gói thầu đặt mua 4 chiếc của hải quân Trung Quốc đã lọt vào tay Nga.

Moscow phá tan giấc mơ sở hữu công nghệ của Bắc Kinh

Truyền thông Trung Quốc cho biết, sau khi nhận bàn giao 2 chiếc tàu đổ bộ đệm khí, nước này vẫn đang nợ 2 nhà máy đóng tàu ở Crimea 14 triệu USD cho chiếc tàu thứ 2. Sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, Moscow đã yêu cầu Bắc Kinh trả nốt khoản nợ cho 2 xưởng đóng tàu, thay vì trả nó cho Kiev.

Video đang HOT

Chấp nhận thực tế bán đảo này đã thuộc về Nga, vừa qua, Trung Quốc đã quyết định trả nốt số t.iền này cho 2 nhà máy Morye ở Feodosyya và nhà máy Fiolent ở Crimea, tức là cho Moscow. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Crimea, ông Andrei Skrynnik đã xác nhận sự việc trên trong một cuộc phỏng vấn của tờ Washington Post.

Theo thông tin từ tạp chí quân sự Canada Kanwa Defense Review, Trung Quốc đã trả t.iền cho Nga thay vì chính phủ Ukraine, bởi trước đây họ ký hợp đồng thanh toán t.iền cho các nhà máy đóng tàu, trong hợp đồng không có điều khoản quy định nếu các nhà máy này “đổi chủ” thì phải trả cho “chủ cũ”.

Nga vùi dập giấc mơ công nghệ Bò rừng Zubr Trung Quốc - Hình 3

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr được chuyển về Trung Quốc

Việc Nga kiểm soát Crimea cho thấy Trung Quốc không thể nhận được sự hỗ trợ từ Ukraine, mặc dù nước này có khả năng sản xuất khoảng 120 linh kiện cho lớp tàu đổ bộ này. Nếu muốn sở hữu các tàu đổ bộ hiện đại để phục vụ cho chiến lược của mình, Bắc Kinh sẽ phải thương lượng lại với Moscow trong các dự án trên.

Hiện Moscow đã quyết định hủy bỏ phần 2 hợp đồng Bắc Kinh đã ký với Kiev về việc chuyển giao công nghệ và cung cấp nguyên vật liệu để các nhà máy đóng tàu của họ tự đóng 2 tàu đổ bộ lớp Zubr còn lại. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ được “ưu đãi” đặt hàng các tàu chiến hiện đại hơn với một mức giá cao hơn do Nga sản xuất.

Về thực chất, đây là hành động cấm chuyển giao công nghệ đóng tàu đổ bộ đệm khí cho Trung Quốc. Bắc Kinh rất cay đắng vì việc sở hữu công nghệ tiên tiến nhất thế giới này tưởng đã nằm trong tầm tay thì lại bị Moscow phá hủy, sau khi họ sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ Liên bang Nga.

Cái gì cũng có nguyên do của nó.

Ngược về quá khứ, từ sau vụ Bắc Kinh mua máy bay chiến đấu Su-27 và bản quyền sản xuất ở Trung Quốc rồi đột ngột hủy bỏ hợp đồng khi mới thực hiện được 1/3, sau đó sản xuất hàng loạt phiên bản nhái Su-27 là J-11, Nga đã hết sức cảnh giác với “đối tác xấu tính” này.

Trung Quốc cũng đang phát triển tiêm kích thế hệ thứ 4 J-16 trên cơ sở những thành tựu thu được từ công nghệ Su-27 và “bản nháp” J-11 cùng với những chiếc Su-30MK2. Họ cũng đã thành công khi áp dụng một số công nghệ của hệ thống phòng không S-300PMU2 của Nga vào chế tạo hệ thống phòng không quốc nội tiên tiến HQ-9.

Nga vùi dập giấc mơ công nghệ Bò rừng Zubr Trung Quốc - Hình 4

Ngày 20-3-2013, tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn và tàu đệm khí của Hạm đội Nam Hải tập trận trên Biển Đông

Do đó, khi bán vũ khí cho Trung Quốc, Nga thường không chịu chuyển giao các công nghệ bí mật, nhất là với các loại vũ khí tiên tiến liên quan đến an ninh quốc gia. Bởi vậy Bắc Kinh hoặc là tìm cách đ.ánh cắp công nghệ hoặc “đi vòng” để đạt được mục đích sở hữu công nghệ vũ khí tiên tiến.

Thời gian qua, khi Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng, tăng chi tiêu quân sự, nỗ lực phát triển vũ khí, trang bị thì một trong những nguồn cung cấp công nghệ quốc phòng hứa hẹn nhất mà nước này nhắm tới chính là Ukraine, bởi Bắc Kinh biết rất rõ là Kiev có thứ họ muốn, trong khi lại rất khát t.iền.

Ukraine đã bán tàu sân bay Varyag đã bị bỏ phế từ thập niên 90 của thế kỷ trước cho Trung Quốc, đồng thời giúp đỡ nước này trong quá trình cải tạo nó từ đống sắt vụn thành tàu sân bay Liêu Ninh, giống hệt tàu sân bay Nga. Kiev cũng giúp Bắc Kinh chế tạo thành công cáp hãm đà theo công nghệ Liên Xô cho tiêm kích hạm J-15.

Khi Nga từ chối bán Su-33 cho Trung Quốc vì đơn hàng quá ít và lo bị nhái sản phẩm, Trung Quốc đã mua nguyên mẫu duy nhất còn sót lại của loại tiêm kích hạm này được phát triển từ thời Liên Xô là T-10K-3 để mang về mổ xẻ, học hỏi công nghệ để phát triển thành tiêm kích hạm J-15 – một bản sao y chang của Su-33 Nga.

Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi hải quân Trung Quốc đặt mua tàu đổ bộ đệm khí Zubr, kèm theo điều khoản chuyển giao công nghệ. Sự dễ dãi của Ukraine đã khiến Nga rất bực mình. Bởi vậy, ngay sau khi sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình, Moscow đã ra tay chặn đứng phần 2 của bản hợp đồng này.

Thiên Nam

Theo_Báo Đất Việt

Thương vụ Rafale trục trặc do Dassault sợ… HAL của Ấn Độ?

Gói thầu mua sắm 126 chiếc Rafale giữa Pháp và Ấn Độ rất có thể sẽ đổ vỡ do sự yếu kém của nhà chế tạo máy bay của nước này.

Số phận đầy long đong của máy bay chiến đấu Rafale

Quyết định về thương vụ mua sắm 126 chiếc máy bay chiến đấu của Pháp được thực hiện năm 2012 sau cuộc mở thầu mua sắm "Máy bay chiến đấu hạng trung thế hệ mới" MMRCA, nhưng tới nay Bộ Quốc phòng Ấn Độ và nhà sản xuất máy bay Pháp Dassault Aviation vẫn đang có khúc mắc về một số điều khoản hợp đồng.

Cuộc đấu thầu mua máy bay của Ấn Độ diễn ra từ tháng 8 năm 2007, chia thành hai giai đoạn với sự tham gia của hàng loạt hãng chế tạo máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới. Trong bản công bố đấu thầu trị giá 10,4 tỷ USD, Ấn Độ cho biết kế hoạch trang bị các chiến đấu cơ mới nhằm thay thế cho toàn bộ các tiêm kích MiG-21 và MiG-27 vào năm 2020-2023.

Tham dự thầu có Dassault (Pháp), Boeing và Lockheed Martin (Mỹ), Saab (Thụy Điển), RSK MiG (Nga) và Eurofighter (châu Âu). Họ chào hàng tương ứng các tiêm kích Rafale, F/A-18 Super Hornet, F-16IN Super Viper, JAS 39 Gripen IN, MiG-35 và Typhoon. Cuối tháng 4.2011, Ấn Độ công bố short list các ứng viên lọt vào vòng chung kết gồm Rafale và Typhoon.

Ở giai đoạn 1 trong năm 2007, JAS 39 Gripen IN, F/A-18 Super Hornet, F-16IN Super Viper của Mỹ và đặc biệt là MiG-35 của Nga đã bị loại. Giai đoạn 2 diễn ra vào tháng 1-2012, Rafale của hãng chế tạo máy bay Dassault thắng thầu sau khi đ.ánh bại đối thủ Typhoon của hãng Eurofighter - liên danh sản xuất của Anh, Đức, Tây Ban Nha và Italia.

Nguyên nhân thất bại của các đối thủ tham gia gói thầu MMRCA cũng được không quân Ấn Độ công bố. Theo đó, Jas-39 Gripen NG bị loại vì radar hàng không trang bị trên dòng máy bay này không đáp ứng được yêu cầu của phía Ấn Độ, ứng cử viên F-16I bị loại thì thiếu các thông tin xác thực về đặc điểm kỹ thuật và tính năng.

Thương vụ Rafale trục trặc do Dassault sợ... HAL của Ấn Độ? - Hình 1

Ấn Độ đang đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa không quân

Boeing bị loại vì từ chối chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ trang bị cho chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet, ứng cử viên nặng ký của Rag MiG là Mig-35 bị loại vì phía Ấn Độ không được tham gia quá trình sản xuất động cơ cho dòng máy bay chiến đấu này, mặc dù nó đạt kết quả tốt trong quá trình thử nghiệm.

Nếu hợp đồng được ký với Dassault, đây sẽ là hợp đồng xuất khẩu Rafale đầu tiên trong suốt lịch sử 14 năm của máy bay này. Theo điều kiện hợp đồng, 18 máy bay đầu tiên sẽ do Pháp chế tạo, còn số còn lại sẽ được sản xuất theo giấy phép tại Ấn Độ. Ngoài ra, hợp đồng có thể mở rộng theo phụ lục hợp đồng mua thêm 64 chiếc.

Thế nhưng suốt từ năm 2012 đến nay, quá trình thương thảo hợp đồng vẫn còn chưa ngã ngũ. Theo một số nguồn tin, việc ký kết hợp đồng bế tắc do 2 nguyên nhân chính là giá trị hợp đồng đã bị đội lên gần gấp đôi là 20 tỷ USD và điều khoản chuyển giao công nghệ, sản xuất 108 chiếc ở Ấn Độ.

Ngày 16-1 vừa qua, một phái đoàn Pháp sẽ tới Ấn Độ trong tháng này nhằm cứu vãn thỏa thuận cung cấp 126 máy bay tiêm kích Rafale cho Không quân Ấn Độ, vốn gặp khó khăn liên quan đến việc lắp ráp tại chỗ loại máy bay này, đe dọa hủy hoại một trong những thương vụ quốc phòng lớn nhất thế giới.

Tin cho biết một phái đoàn "quyền lực" của Pháp, được trao thẩm quyền tự đưa ra những quyết định về các vấn đề then chốt, dự kiến sẽ tới Ấn Độ để thương thảo với giới chức New Delhi. Tuy nhiên, hiện Dassault và Bộ Quốc phòng Pháp chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này.

Thương vụ Rafale trục trặc do Dassault sợ... HAL của Ấn Độ? - Hình 2

Thương vụ mua sắm máy bay chiến đầu Rafale của không quân Ấn Độ đang trục trặc

Việc giá trị hợp đồng bị đội lên không là vấn đề lớn đối với New Dehli bởi họ tiếp tục bàn các điều khoản chuyển giao công nghệ tức là đã chấp nhận mức giá 20 tỷ USD. Khúc mắc chính là bởi Dassault không an tâm về chất lượng máy bay lắp ráp ở Ấn Độ do trình độ của ngành công nghiệp hàng không nước này thể hiện sự kém cỏi.

Giới chức quốc phòng Ấn Độ cho biết nước này yêu cầu tập đoàn Hàng không Dassault của Pháp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc sản xuất chiến đấu cơ Rafale tại các cơ sở của Công ty trách nhiệm hữu hạn hàng không Ấn Độ (Hindustan Aeronautics Limited - HAL) tại Bangalore, đúng như đề xuất mời thầu năm 2012.

Trong khi đó, phía Pháp cho hay sẽ giúp Công ty Hàng không Hindusstan theo sát được lộ trình giao hàng, nhưng không cam kết bảo hành chất lượng việc sản xuất máy bay này tại một cơ sở mà họ không quản lý hoặc không có sự kiểm soát của chuyên gia của họ.

Bởi vậy đấy chính là khúc mắc lớn nhất làm cho hợp đồng đến giờ vẫn chưa được ký kết và đang đứng trước nguy cơ tan vỡ. Là nhà cung ứng, hẳn Dassault sẽ phải "chiều khách" hết lòng, thế nhưng tại sao họ không chịu nhượng bộ trong vấn đề bảo hành máy bay cho HAL?

Sở dĩ cả 2 bên đều không hài lòng về hợp đồng này xuất phát từ những rắc rối mà HAL đã gặp phải trong thời gian gần đây. Rất nhiều ý kiến, trong đó có cả các chuyên gia Nga cho rằng, thiết bị và trình độ công nghệ của HAL quá yếu kém đã dẫn đến hàng loạt sự cố, là nguyên nhân chủ yếu khiến tai nạn máy bay Ấn Độ cao bất thường.

Thương vụ Rafale trục trặc do Dassault sợ... HAL của Ấn Độ? - Hình 3

Máy bay chiến đấu Mirage-2000 cũng của hãng Dassault - Pháp, trong biên chế không quân Ấn Độ

HAL: Nỗi kinh hoàng của không quân nước mình

Lần theo thông tin của trang mạng "Không gian quốc phòng" Pháp, trong 1 hội nghị quốc phòng diễn ra vào tháng 3-2012, Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ A.K.Anthony đã phải thừa nhận, trong 4 năm từ 2008-2011 đã diễn ra 50 vụ tai nạn của không quân Ấn Độ.

Chỉ tính riêng trong 3 năm 2009-2011, hầu như tất cả các loại máy bay chiến đấu hiện có trong không quân Ấn Độ đều đã gặp tai nạn, bao gồm cả những loại hiện đại bậc nhất thế giới như: 3 chiếc Su-30MKI, 2 chiếc Mirage-2000, 1 chiếc Jaguar, 27 chiếc Mig các loại và 10 máy bay trực thăng, làm 19 phi công t.hiệt m.ạng.

Năm 2013, một thống kê khác cho thấy, trong vòng 3 năm từ 2011-2013, không quân Ấn Độ đã chịu tổn thất 29 máy bay chiến đấu, bao gồm 12 tiêm kích đ.ánh chặn MiG-21, 8 chiếc MiG-27, 4 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI, 2 máy bay cường kích Jaguar, 2 chiếc Mirage-2000 và 1 tiêm kích hạng nhẹ MiG-29.

Bộ trưởng Bộ quốc phòng Ấn Độ A.Anthony cho biết thêm, trong những sự cố trên tổng cộng có 6 phi công cùng 6 dân thường t.hiệt m.ạng. Ngoài những thiệt hại về con người, còn có thêm 39 dân thường bị tổn hại về tài sản. Số t.iền bồi thường cho những phi công và nạn nhân t.hiệt m.ạng lần lượt là 6 triệu và 4,04 triệu rupi.

Thoạt tiên nhìn qua danh sách trên chúng ta thấy loại máy bay bị rơi nhiều nhất là những chiếc tiêm kích đ.ánh chặn MiG-21 đã lỗi thời, tiếp đến là cường kích MiG-27 cũng nổi tiếng là có hệ số an toàn kém. Tuy nhiên, các chiến đấu cơ mới như Su-30MKI hoặc mới đại tu như Jaguar, Mirage-2000 cũng bị rơi là do nguyên nhân nào?

Thương vụ Rafale trục trặc do Dassault sợ... HAL của Ấn Độ? - Hình 4

Su-30 MKI là loại máy bay an toàn nhất của Nga nhưng cũng đã rơi 4 chiếc

Thế nhưng, các chuyên gia công nghệ lại không nghĩ như các quan chức quân sự. Họ cho rằng, trên thế giới thiếu gì nước còn sử dụng các loại máy bay cũ kỹ hơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt chẳng kém gì Ấn Độ, thời gian huấn luyện bay cũng chẳng nhiều hơn như: Algieria, Việt Nam, Ai Cập, Iran..., thế nhưng sao họ không gặp phải thảm trạng như Ấn Độ?

Loại trừ các thế hệ Mig-21 cũ kỹ, các loại máy bay hiện đại mới sử dụng hơn 10 năm cũng bị rơi rất nhiều.

Một số chuyên gia công nghệ khẳng định, tỷ lệ phát sinh sự cố cao của không quân Ấn Độ chắc chắn có sự "đóng góp" không nhỏ của HAL - nhà sản xuất máy bay chủ yếu của không quân Ấn Độ. Lật lại hồ sơ sản xuất hoặc bảo trì của các vụ tai nạn từ năm 2004 - 2007 người ta mới nhận ra một sự thực kinh hoàng: Trong 29 máy bay rơi thì có 26 chiếc do HAL lắp ráp hoặc đại tu.

Xa hơn nữa, trong giai đoạn 1992 - 2004, công ty này cũng lập được một thành tích "vô t.iền khoáng hậu" là trong số 10 chiếc Mig-21 có liên quan đến họ (lắp ráp 2 và đại tu 8) thì có 8 chiếc bị rơi; lắp ráp 3 và đại tu 5 chiếc Jaguar thì 6 chiếc tai nạn; đại tu 4 chiếc Mirage-2000 thì cả 4 chiếc đều... đ.âm xuống đất; đại tu 3 chiếc Mig-29 thì cả 3 cũng rơi nốt; chiếc Su-30MKI thiệt hại năm 2009 cũng là "sản phẩm hoàn hảo" của HAL.

Tuy chưa có kết luận cụ thể nào quy trách nhiệm cho HAL nhưng tỷ lệ máy bay rơi "như trong phim hành động" thuộc các dự án mà HAL tham gia không thể là trùng hợp ngẫu nhiên: Dự án Mig-21 là 80%; dự án Jaguar chiếm 75%; còn Mirage-2000, Mig-29 là tỷ lệ 100%. Có thể nói, kế hoạch nào có HAL tham gia là có máy bay rơi, thậm chí 2 dự án sau, tỷ lệ rơi là... tuyệt đối!

Thương vụ Rafale trục trặc do Dassault sợ... HAL của Ấn Độ? - Hình 5

Chính HAL đã "tặng" cho Mig-21Bis cái biệt danh không mấy hay ho là "quan tàu bay", hay "nhà máy chế tạo...góa phụ"(Ảnh: Một vụ rơi máy bay MiG-21)

Các chuyên gia công nghệ hàng không Nga đã bóng gió đề cập đến vấn đề, trong quy trình lắp ráp và đại tu của HAL có sai sót trầm trọng mới dẫn đến tỷ lệ rơi máy bay quá cao như vậy. Lo ngại trước các con số thống kê kinh hoàng, không quân Ấn Độ đã từ chối không cho HAL tham gia tiếp phần còn lại của kế hoạch nâng cấp Jaguar..

Rafale là loại máy bay chiến đấu có nền tảng công nghệ tiên tiến cùng với hệ thống điện tử, dẫn đường, vũ khí rất hiện đại, đòi hỏi trình độ rất cao của nghành chế tạo, lắp ráp máy bay. Bởi vậy, Chính phủ Ấn Độ và Bộ quốc phòng nước này nhất quyết đòi đối tác Pháp phải chịu trách nhiệm kỹ thuật cho số máy bay do HAL lắp ráp.

Về phần Dassault, dính dáng với một đối tác có "tiểu sử" không đẹp như vậy cũng khiến họ lo lắng. Công ty này không thể chủ quan với thương hiệu máy bay của mình, nên nhất quyết không chịu trách nhiệm về số máy bay do HAL lắp ráp, dẫn đến không thể đạt được thỏa thuận.

Đó mới là nguyên nhân chính khiến thương vụ mua sắm 126 máy bay chiến đấu Rafale giữa Pháp và Ấn Độ đã qua 3 năm đàm phán mà vẫn chưa ký kết được hợp đồng chính thức.

Nếu Ấn Độ không giải quyết được về việc của HAL và Pháp cũng không nhượng bộ về vấn đề này thì rất có thể thương vụ này sẽ đổ vỡ.

Toàn Thắng

Theo_Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Tấn công bằng dao tại trường đại học ở Australia
16:25:36 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?
05:41:25 03/07/2024

Tin đang nóng

Khi mỹ nhân Việt đeo kim cương đắt giá do chồng tặng, người cuối cùng xỏ nhẫn 22 tỷ "gây sốt" cõi mạng
10:39:22 04/07/2024
"Hot mom" Doãn Hải My gây sốt với diện mạo "gái một con trông mòn con mắt" khi cùng Đoàn Văn Hậu đưa con đi tiêm phòng
11:56:40 04/07/2024
Bỏ vợ theo bồ, 'ngày tàn' anh trở về nhà tìm vợ, cánh cửa vẫn rộng mở chào đón nhưng câu nói của cô khiến anh đau thấu xương
10:51:42 04/07/2024
5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài
11:57:56 04/07/2024
Midu xin netizen đừng chỉ trích vì 1 hành động sau đám cưới
14:17:49 04/07/2024
Vợ vào nhà tắm rất lâu còn nghe tiếng khóc bên trong, tôi nhanh tay mở cửa thì kinh hoàng khi thấy cảnh tượng này bày ra trước mắt
10:59:06 04/07/2024
Tôi run lẩy bẩy khi biết chồng phát hiện mình ngoại tình, nhưng thái độ và câu nói của anh khiến tôi kinh hãi tột cùng
10:24:46 04/07/2024
Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này
14:22:45 04/07/2024

Tin mới nhất

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế

10:38:42 04/07/2024
Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Các quốc gia đang ngồi trên khối nợ 91.000 tỷ USD

05:35:33 04/07/2024
Khi gánh nặng nợ nần chồng chất trên khắp thế giới, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng. Ở Pháp, bất ổn chính trị đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nợ quốc gia, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Tấn công bằng dao gây thương vong ở trung tâm thương mại Israel

05:12:13 04/07/2024
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cộng đồng người Palestine ở Israel và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nổ ra ở Dải Gaza từ tháng 10 năm ngoái.

Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng b.ắn

05:09:42 04/07/2024
Thay vào đó, Ukraine đã đề xuất Thụỵ Sỹ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6 vừa qua mà không có sự tham gia của Moskva để xem xét các bước đi tới hòa bình.

NATO nhất trí duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine

05:06:24 04/07/2024
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 2/7 cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí phòng không và chống tăng quan trọng.

Thủ tướng Pháp: Mặt trận cộng hòa có thể thành công

05:04:21 04/07/2024
Ngày 3/7, bà Le Pen cho biết sẽ liên hệ với các đảng khác nếu RN không đạt được đa số tuyệt đối. Ứng cử viên Thủ tướng của bà, ông Jordan Bardella, đã khẳng định sẽ từ chối thành lập chính phủ nếu không có sự ủy nhiệm đủ mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc biến dạng của "quốc bảo diễn xuất"

Hậu trường phim

15:40:54 04/07/2024
Người hâm mộ lo lắng việc níu kéo t.uổi xuân bằng cách can thiệp thẩm mỹ sẽ làm ảnh hưởng đến diễn xuất của đại hoa đán này.

"Vùng đất câm lặng" âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

15:35:12 04/07/2024
Vùng đất câm lặng: Ngày một thu về 53 triệu USD doanh thu nội địa trong tuần đầu công chiếu. Doanh thu quốc tế (45,5 triệu USD) đã đưa tổng doanh thu ra mắt lên đến 98,5 triệu trên toàn cầu.

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 5/7/2024

Trắc nghiệm

15:33:46 04/07/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 5/7/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí

Thấy trâu thả rông bên đường, đưa 5 con lên xe tải chở về cất giấu

Pháp luật

15:32:50 04/07/2024
Công an thị xã Nghi Sơn vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ đối tượng Trần Đình Đông, SN 1990 ở thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa về hành vi trộm cắp tài sản.

Những nẻo đường gần xa tập 29: "Thánh yêu" Bảo bắt bệnh si mê Đông của Dũng

Phim việt

15:23:19 04/07/2024
Trong tập 29 Những nẻo đường gần xa, Bảo chắc chắn 100% Dũng đang rơi vào lưới tình của Đông, không biết bao giờ mới dứt ra được.

Cách Hà Nội không xa, có 6 điểm trekking thú vị, thách thức tín đồ đi bộ đường dài

Du lịch

15:21:15 04/07/2024
Nếu đam mê dã ngoại và những hoạt động thể chất ngoài trời, bạn không nên bỏ qua những địa điểm trekking hấp dẫn ngay gần Hà Nội này.

Màu tóc tôn da cực đỉnh mà không cần tẩy tóc

Làm đẹp

15:21:11 04/07/2024
Để sở hữu những màu tóc nổi bật cần phải tẩy tóc, nhưng lại làm cho tóc dễ dàng hư tổn và khó hồi phục. Vì vậy, cách làm đẹp tối ưu là tìm đến với những màu tóc không cần tẩy, vừa giúp bạn thể hiện cá tính và sắc đẹp mà không lo tóc bị ...

HTV phản hồi vụ "Anh trai say hi" chiếu địa cầu thiếu Hoàng Sa, Trường Sa

Tv show

15:18:00 04/07/2024
HTV lên tiếng việc chương trình Anh trai say hi bị nghi vấn dùng quả địa cầu với bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa.

Cặp đôi Vbiz lần đầu đối mặt hậu ly hôn, đàng trai bị soi làm 1 việc không ai ngờ

Sao việt

15:08:43 04/07/2024
Diễn viên Kiều Linh lần đầu đăng clip hội ngộ cùng Mai Sơn hậu công bố thông tin ly dị. Cô cho biết dù đã không còn là vợ chồng nhưng người cũ vẫn giữ thói quen đưa đón ở sân bay mỗi khi Kiều Linh lên Đà Lạt.

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

Tin nổi bật

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

20 di chỉ bí ẩn tiết lộ về nền văn hóa nhân loại chưa từng biết

Lạ vui

14:50:16 04/07/2024
Những tác phẩm nghệ thuật từ nền văn hóa bí ẩn 4.000 năm trước đã được phát hiện hàng loạt tại Công viên quốc gia Canaima của Venezuela.