Ngà voi 13.000 năm khắc hình lạc đà kịch chiến
Các nhà nghiên cứu cho biết hình khắc lạc đà chiến đấu giành quyền giao phối trên chiếc ngà là tác phẩm mô tả động vật cổ nhất ở châu Á.
Chiếc ngà voi khắc hình một thợ săn và 4 con lạc đà. Ảnh: New Scientist.
Nhóm chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu ngôn ngữ, văn học và lịch sử Khakassian kiểm tra mẫu ngà voi tìm thấy năm 1988 trong dự án xây dựng ở hạ nguồn sông Tom phía tây Siberia. Chiếc ngà dài 1,5 mét có hình khắc một người giả dạng lạc đà, theo tác giả nghiên cứu Yury Esin. Đây có thể là cách các thợ săn cổ đại trùm da lạc đà để tới gần mồi săn và bắt hoặc giết chúng.
Một hình khắc khác trên chiếc ngà hơn 13.000 năm tuổi là cảnh hai đôi lạc đà đọ sức có thể đánh dấu mùa giao phối bắt đầu. Những con lạc đà trong hình khắc có nhiều nét tương đồng với hình lạc đà trong các hang động cùng thời như bức vẽ trong hang động Kapova trên dãy Ural có niên đại 19.000 năm.
Các hình khắc bộc lộ tầm quan trọng của lạc đà đối với cộng đồng địa phương. Nhóm nghiên cứu suy đoán hoạt động săn lạc đà có thể diễn ra theo mùa và cộng đồng tạo ra hình khắc nhiều khả năng là dân du mục cổ đại sống ở Siberia ngày nay.
Lạc đà trong hình khắc là lạc đà hai bướu. Ảnh: New Scientist.
Xác định hình khắc không phải công việc dễ dàng đối với Esin và cộng sự bởi khi họ bắt đầu nghiên cứu chiếc ngà, mẫu vật đã bắt đầu vỡ và có nhiều vết nứt do bảo quản không đúng cách. Hình khắc trên chiếc ngà ở sông Tom có nhiều điểm đặc biệt rất khó ghi chép lại. Các hình khắc có đường nét khá mỏng và nông gần như không thể nhìn rõ. Ngoài ra, hình khắc nằm trên bề mặt vật thể nặng và dài uốn cong cũng khiến việc nghiên cứu càng thêm thách thức. Nhóm nghiên cứu phải chụp nhiều bức ảnh rộng cận cảnh để xác định những gì người cổ đại mô tả. Họ công bố phát hiện trên tạp chí Archaeological Research in Asia.
Những bức ảnh mô tả con người khi tiến hoá tới chủ nghĩa "bất tử"
Bộ ảnh được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia David Vintiner với những người đam mê, tin tưởng vào chủ nghĩa siêu nhân sẽ đem lại cho nhân loại cuộc sống bất tử.
Video đang HOT
Chủ nghĩa siêu nhân là niềm tin con người có thể dùng công nghệ để vượt lên khả năng sinh học của bản thân. Từ các bộ phận như tay, chân, mắt cho đến việc thiết kế giác quan mới, hay khả năng kéo dài tuổi thọ, những công nghệ này khiến chúng ta phải xác định lại "khái niệm" về con người. Trong hình là tổ chức Neurobotics sản xuất các robot hình người bằng cách sao chép từ người thật hoặc tái tạo từ ảnh chân dung.
Chủ nghĩa này có thể phá vỡ tất cả các khía cạnh của cuộc sống: sức khỏe, văn hóa, chính trị và trí tuệ nhân tạo. Những công nghệ giúp tối ưu hóa hoặc thay đổi các bộ phận trên cơ thể sẽ tạo nên một cuộc cách mạng định hình lại loài người. Trong hình là chiếc mũi được Giáo sư Alexander Seifalian và nhóm của ông phát triển bằng tế bào gốc trong phòng thí nghiệm tại Đại học London.
Kevin Warrick là Giáo sư tiên phong về Cybernetics (khoa học điều khiển) và được nhiều người coi là cyborg (người lai máy) đầu tiên trên thế giới. Kevin đã làm các thí nghiệm liên quan đến cấy ghép thiết bị giải phẫu thần kinh vào dây thần kinh của cánh tay trái và liên kết với máy tính. Thử nghiệm này cho phép ông kết nối cộng sinh với một bàn tay robot khác.
Cánh tay robot của Kevin Warrick.
Nhiếp ảnh gia David chia sẻ anh có cái nhìn khá lạc quan về chủ nghĩa này. Tuy nhiên anh vẫn có một số lo ngại nếu con người kéo dài tuổi thọ hoặc bất tử thì ý nghĩa cuộc sống sẽ thay đổi như thế nào. Trong hình là Tiến sĩ Caroline Falconer (London) đang sử dụng thực tế ảo để nghiên cứu và điều trị các rối loạn tâm lý như ám ảnh, căng thẳng sau chấn thương.
Transhumanism bắt nguồn từ những năm 1800 ở Nga. Nó chú trọng đến việc kéo dài sự sống, bất tử hoặc hồi sinh sau khi chết. Niềm tin này được duy trì ở nhiều tôn giáo trên thế giới. Trong hình là Alexey Turchin, một người có niềm tin vào sự bất tử. Ông cho rằng trong tương lai, AI sẽ tái tạo lại được bất kỳ người nào dựa trên dấu ấn được lưu giữ.
Trong hình là NeuroRex, một loại robot khung xương trợ lực điều khiển bằng não giúp người khuyết tật cải thiện chất lượng cuộc sống. Hệ thống đọc các ý định từ não và chuyển về khung xương để máy thực hiện.
Manel Munõz có đôi tai sinh trắc học cho phép anh cảm nhận được thay đổi áp suất khí quyển. Giống như các loài chim di cư, Manel dự đoán được sự xuất hiện của các hiện tượng thời tiết như mưa và lốc xoáy.
EYEsect là một thiết bị thử nghiệm nhằm tái tạo trải nghiệm thị giác giống như loài tắc kè hoa, với hai mắt lập thể, đảo chiều và cho hai hình ảnh khác nhau.
North Sense được phát triển bởi Liviu Babitz và Scott Cohen là một cơ quan cảm giác nhỏ như hộp diêm. Nó sẽ phát ra rung động ngắn mỗi khi người dùng quay mặt về hướng Bắc, tương tự như khả năng sinh học của các loài chim di cư có thể cảm nhận phương hướng.
Một tai nạn khiến James Young mất một tay và một chân. Anh đã tái tạo các chi của mình bằng bộ phận sinh học. Lấy cảm hứng từ trò chơi máy tính Metal Gear Solid, công ty Konami và nhà điêu khắc chân tay giả Sophie De Oliveira Barata đã hoàn thiện cơ thể cho James.
Cánh tay sinh học của James Young trang bị một bàn tay được in 3D, có thể điều khiển bởi các cảm biến phát hiện chuyển động cơ gắn ở lưng của James. Cánh tay tích hợp sạc USB, kết nối Twitter, đèn pin, cảm biến nhịp tim và một drone nhỏ.
Rob Spence, hay còn được biết đến với cái tên The Eyeborg, bị mất một mắt từ nhỏ. Ông đã tạo ra một con mắt sinh học có gắn máy quay không dây bên trong.
Sofia, robot của Hanson Robotics đồng thời là công dân người máy đầu tiên trên thế giới. Sofia là Đại sứ Công nghệ cho Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc.
Ai-Da là "nghệ sĩ robot siêu thực AI" đầu tiên trên thế giới.
Cuộc chiến giành quyền thống trị của cặp đôi trâu rừng Châu Phi Hình ảnh đáng kinh ngạc cho thấy hai con trâu dùng sừng nhọn hoắt tấn công lẫn nhau trong cuộc chiến bên trong công viên quốc gia ở Kenya. Cuộc chiến giành quyền thống trị của cặp đôi trâu rừng Châu Phi bên trong công viên quốc gia ở Kenya Nhà làm phim tài liệu về động vật hoang dã Burak Dogansoysal đã...