Nga vô tình để lộ về máy báy chiến đấu siêu thanh thế hệ 6?
Một chương trình truyền hình của Nga được cho là đã làm lộ ra hình ảnh của máy bay chiến đấu siêu thanh thế hệ thứ 6 mà Moscow đang bí mật phát triển.
Hình ảnh được cho là mô hình máy bay chiến đấu thế hệ 6 do Nga đang phát triển (Ảnh: Zvezda)
Theo Defence Blog, kênh truyền hình Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga dường như đã vô tình để lộ hình ảnh của một mô hình máy bay của Nga chưa từng được công bố trước đó.
Giới quan sát cho rằng mẫu máy bay này rất có thể là máy bay chiến đấu siêu thanh thế hệ thứ 6 và đây là một máy bay không người lái.
Theo các nguồn tin quân sự trước đó, máy bay chiến đấu thế hệ 6 của Nga dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên trong vài năm tới. Thông tin về loại vũ khí này lần đầu được đề cập tới hồi tháng 6/2016 bởi hãng tin Tass, dẫn lời người đứng đầu chương trình máy bay quân sự thuộc Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC) Vladimir Mikhailov.
“Nguyên mẫu của máy bay (chiến đấu thế hệ 6) sẽ bay lần đầu vào khoảng năm 2022-2023″, quan chức trên nói, hé lộ rằng vào thời điểm đó Nga đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển và thiết kế kỹ thuật cho khí tài mới.
Các chuyên gia quân sự nói rằng hình ảnh mà Zvezda vô tình làm lộ cho thấy phần đuôi của mô hình này khá tương đương với máy bay chiến đấu siêu thanh Pigeon mà Nga đang chế tạo. Họ cho rằng, Pigeon có phần cánh đuôi lớn cho phép nó tăng lực nâng và giảm sức cản trong quá trình bay.
Theo Defence Blog, dự án máy bay chiến đấu không người lái thế hệ 6 của Nga sẽ được phát triển với tham vọng phá các kỷ lục trước đây, cho phép nó bay với tốc độ tối đa gấp 5 lần tốc độ âm thanh (khoảng Mach 5- Mach 6), trong khi tốc độ hành trình đạt tới Mach 1,5 – Mach 2.
Trước đó, nhiều thông tin nói rằng Nga đang thử nghiệm 1 số tính năng mới của máy bay chiến đấu thế hệ 6 trên chiếc máy bay tiên tiến nhất mà họ đang sở hữu, Su-57. Các thử nghiệm tập trung vào hệ thống điều khiển, điều hướng và vũ khí.
Máy bay chiến đấu thế hệ 6 được cho là sẽ được trang bị hệ thống tiên tiến như hỏa lực điện từ hay các loại đạn có điều khiển. Ngoài ra, Moscow dường như sẽ hướng các máy bay không người lái (UAV) của họ tấn công theo kiểu “bầy đàn”, với một máy bay có người lái từ xa điều khiển nhiều máy bay nhiều UAV tác chiến cùng lúc theo nhóm.
Ngoài ra, cũng có thông tin rằng mẫu máy bay do Nga đang phát triển sẽ sở hữu công nghệ trí tuệ nhân tạo, giúp chúng có thể hoạt động hiệu quả trong môi trường tác chiến điện tử trong tương lai.
Tuy nhiên, các thông tin về vũ khí mới của Nga vẫn ở dạng đồn đoán và chưa thực sự được xác thực bởi các bên liên quan.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Điểm mặt dàn vũ khí Nga khiến TQ "thèm muốn" ở triển lãm hàng không
Là đối tác xuất khẩu vũ khí chính sang Trung Quốc, Nga năm nay đã đem hơn 100 khí tài quân sự đến triển lãm hàng không Zhuhai.
Video đang HOT
S-400 là hệ thống phòng không hiện đại nhất mà Nga đang xuất khẩu ra nước ngoài.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), được tổ chức hai năm một lần, triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2018 (Zhuhai Airshow 2018) là cơ hội để Trung Quốc phô trương tiềm lực ngành công nghiệp quốc phòng.
Nga coi triển lãm là cơ hội tăng cường xuất khẩu vũ khí nên đã đem đến hơn 100 trang thiết bị quân sự trong sự kiện kéo dài từ ngày 6-11.11.
Máy bay chiến đấu
Sukhoi Su-35
Trung Quốc ký thỏa thuận 2,5 tỷ USD để mua 24 chiến đấu cơ Su-35 vào cuối năm 2015. Đây là đối tác nước ngoài đầu tiên đặt mua loại máy bay này.
Nga đã bàn giao cho Trung Quốc ít nhất 14 chiếc Su-35 và sẽ giao nốt vào năm 2020. Indonesia cũng đặt mua 11 chiếc hồi đầu năm nay.
Su-35 được coi là chiến đấu cơ thế hệ 4 mạnh nhất mà Nga xuất khẩu ra nước ngoài. Máy bay trang bị hai động cơ AL-41-1S với khả năng vận hành linh hoạt ở tốc độ thấp. Radar Su-35 có thể theo dõi tới 30 mục tiêu đồng thời.
Máy bay tiếp nhiên liệu Ilyushin Il-78MK-90A
Ilyushin Il-78MK-90A với khả năng mang 52 tấn hàng hóa, tầm bay 5.000km.
Đây là mẫu máy bay tiếp nhiên liệu dựa trên chiếc vận tải cơ IL-76. Phiên bản mới nhất Il-78MK-90A mới cất cánh lần đầu tiên hồi năm nay.
Mẫu máy bay 4 động cơ này mang theo được 52 tấn hàng hóa với tầm hoạt động tối đa 5.000km. Trung Quốc đang thiếu rất nhiều máy bay tiếp nhiên liệu.
Bắc Kinh đã đặt mua 8 chiếc Il-78 để thay thế những chiếc H6-U phát triển từ những năm 1990, dựa trên nguyên mẫu Tu-16 từ những năm 1950 của Liên Xô.
Vận tải cơ Ilyushin Il-76MD-90A
Không quân Trung Quốc cũng rất cần một lượng lớn máy bay vận tải. Bắc Kinh đã mua hàng chục chiếc Il-76 trong những năm qua và phát triển mẫu vận tải cơ nội địa Xian Y-20.
Nhưng Y-20 phụ thuộc vào động cơ tuốc bin phản lực D-30 do Nga sản xuất, nên Trung Quốc sẽ bị hạn chế khi chế tạo Y-20.
Trực thăng chiến đấu-vận tải Mil Mi-171Sh
Mi-171Sh được giới thiệu năm 2002 và được bán cho một vài quốc gia, bao gồm cả thành viên NATO như Croatia và CH Czech.
Trực thăng có thể được vũ trang để trấn áp các cuộc xung đột quy mô địa phương, với kho vũ khí bao gồm tên lửa dẫn đường Shturm-V, tên lửa S-8, pháo GSh-23L 23mm và nhiều loại súng máy.
Hàng trăm chiếc Mi-171 đang được Trung Quốc sử dụng.
Hàng trăm chiếc Mi-171 đang được Trung Quốc sử dụng, bao gồm cả mục đích quân sự và dân sự.
Tên lửa
Hệ thống phòng không S-400 Triumph
S-400 là mẫu tên lửa phòng không tốt nhất của Nga hiện nay, với khả năng phát hiện tiêm kích tàng như F-35 Lightning của Mỹ và có thể chống lại thiết bị gây nhiễu điện tử.
Nga đã bắt đầu bán S-400 cho các đối tác nước ngoài, bất chấp những lo ngại từ Mỹ. Một hệ thống S-400 có thể điều khiển 72 ống phóng và 384 tên lửa.
Tên lửa có tầm bắn 40-400km, có thể đánh trúng mục tiêu với tốc độ 4.800 mét/giây, tầm cao 10m-30km.
Trung Quốc là đối tác đầu tiên mua S-400, với 6 tổ hợp được đặt hàng năm 2015. Nga đã bàn giao tổ hợp đầu tiên hồi đầu năm nay.
Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ bày tỏ sự quan tâm đến S-400. Ở Trung Đông, Ả Rập Saudi và Qatar cũng đang tính mua.
Tên lửa phòng không Tor-M2KM
Bên cạnh S-400, nhà sản xuất Almaz-Antey cũng quảng bá mẫu tên lửa phòng không Tor-M2KM. Đây là hệ thống tạo lá chắn tên lửa tầm thấp và tầm trung.
Trung Quốc sở hữu nhiều tổ hợp Tor-M1 nhưng phiên bản Tor-M2KM hiện đại hơn nhiều, với khả năng trang bị trên xe tải, mái nhà, tàu chiến hoặc bất cứ bề mặt phẳng nào có kích thước 2,5x7,1 mét.
Tổ hợp phòng không Tor-M2 gắn trên xe bánh xích.
Với tầm bắn 15km, hệ thống có thể theo dõi 20 mục tiêu đồng thời.
Hệ thống Tên lửa chống hạm Uran-E và Bal-E
Uran-E là hệ thống tên lửa chống hạm lắp đặt trên tàu chiến, trong khi Bal-E là phiên bản phòng thủ ven bờ.
Cả hai đều sử dụng tên lửa hành trình cận âm Kh-35E, đủ sức đánh chìm bất cứ tàu chiến 5.000 tấn nào trong một phát bắn. Kh-35E có tầm bắn 130km và đạt tốc độ tối đa 987 km/giờ.
Uran-E và Bal-E "bán chạy như tôm tươi", với các đối tác chính bao gồm Việt Nam và Ấn Độ.
Động cơ
Động cơ tuốc bin phản lực AL-41F-1S
AL-41F-1S là mẫu động cơ do Saturn sản xuất, sử dụng trên chiếc Su-35. Trung Quốc đã đặt mua hàng loạt động cơ này và các thành phần phục vụ cho Su-35.
Đây là phiên bản nâng cấp của động cơ Al-31F, vốn được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc cho tiêm kích hạm Shenyang J-15 hay Chengdu J-10.
Trung Quốc có thể lắp động cơ AL-41F-1S cho chiến đấu cơ tàng hình J-20 và từ đó có thể sản xuất hàng loạt động cơ nội địa với tính năng tương đương.
Động cơ trực thăng VK-2500M
Động cơ VK-2500M phù hợp cho trực thăng cỡ trung, trọng lượng cất cánh từ 8-15 tấn.
VK-2500M là mẫu động cơ mới nhất và mạnh nhất dùng cho trực thăng. Động cơ này phù hợp với các trực thăng cỡ trung, trọng lượng cất cánh từ 8-15 tấn.
Phiên bản VK-2500 cũ hơn được sử dụng rộng rãi trên các trực thăng Mil Mi-35M, Mi-28N và Kamov Ka-52, cũng như mẫu Z-10 của Trung Quốc.
Radar và thiết bị điện tử
Radar Zhuk-AME FGA50 AESA
Đây là mẫu radar đa tầng, đa mục đích được chế tạo cho các chiến đấu cơ MIG và Sukhoi. Trung Quốc có thể mua radar này phục vụ chiến đấu cơ Su-30 và Su-35 mà nước này đã mua từ Nga.
Radar giúp phát hiện mục tiêu cách xa 160km, đồng thời tấn công mục tiêu dưới đất và trên không. Mẫu radar này có thể theo dõi đồng thời 30 mục tiêu, tấn công đồng thời 6 mục tiêu trên không.
Theo Danviet
Israel hy vọng sẽ tránh được sự cố với Nga ở Syria Các lực lượng quốc phòng Israel (IDF) hy vọng rằng, quân đội Syria sẽ học hỏi được từ một "sai lầm" bi thảm vào tháng 9 vừa qua dẫn đến việc một chiếc máy bay chiến đấu Nga bị bắn hạ. IDF đồng thời sẽ nỗ lực hết mình để có thể ngăn chặn xảy ra sự cố như tai nạn IL-20 thêm...