Nga vô tình cung cấp nhiên liệu giá rẻ cho Ukraine
Xuất khẩu khí hóa lỏng ( LPG) của Nga sang các nước Baltic gần đây đã tăng gấp đôi do những người mua này bán lại một phần nhiên liệu đó cho Ukraine.
Hãng Reuters trích dẫn một số nguồn tin cho biết các công ty Ukraine đã dùng LPG như một loại nhiên liệu giá rẻ trong thời gian xảy ra xung đột với Nga từ cuối tháng 2/2022 đến nay.
LPG được sử dụng làm nhiên liệu cho ô tô cũng như nhiên liệu để sưởi ấm và sản xuất hóa dầu. Các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine không áp dụng đối với nguồn cung cấp LPG. Các nước EU được tự do nhập khẩu khí hóa lỏng từ Nga mà không phải chịu bất kỳ biện pháp giới hạn chính thức nào.
Video đang HOT
Đáng chú ý, nguồn LPG mà Latvia mua từ Nga chiếm 90% lượng nhập khẩu của đất nước này. Một quốc gia Baltic khác là Litva đã mua 50% nhu cầu LPG từ Nga và 50% từ Latvia.
Theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu thu thập được từ các thương nhân và nhà vận chuyển hàng hóa trong khu vực, Nga đã tăng doanh số bán LPG cho Latvia, Litva và Estonia từ 159.000 tấn lên 331.000 tấn vào năm 2022.
Chỉ riêng trong tháng 12, Latvia và Litva đã giao 15.000 tấn LPG cho Ukraine, chiếm 15% tổng lượng nhập khẩu loại nhiên liệu này trong tháng đó.
Ukraine không mua trực tiếp nhiên liệu của Nga. Tuy nhiên, Reuters cho biết họ mua nó từ các quốc gia vùng Baltic với mức chiết khấu 150 – 200 USD so với nguồn cung từ Ba Lan và Romania.
Trong bối cảnh EU sắp sửa đưa ra lệnh cấm vận nhằm vào hoạt động nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga, chi phí trao đổi nhiên liệu của Nga, trong đó có LPG, đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Bình luận của ứng cử viên Tổng thống Séc bị chỉ trích
Ứng cử viên tổng thống Séc Andrej Babis đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các nước Baltic và Ba Lan khi để ngỏ về khả năng hỗ trợ của Séc đối với các đồng minh NATO trong một cuộc tranh luận trên truyền hình trước vòng 2 của cuộc bầu cử tổng thống ở Séc.
Ứng cử viên tổng thống Séc Andrej Babis. Ảnh: AFP
Trong cuộc tranh luận, khi được hỏi liệu Séc có gửi binh sĩ tham gia một cuộc xung đột trong trường hợp Ba Lan hoặc các nước vùng Baltic bị tấn công hay không, ứng cử viên tổng thống và cựu Thủ tướng Séc Babis nói: "Dĩ nhiên là không. Tôi nghĩ chúng ta cần nói về hòa bình".
Tuyên bố trên của ông Babis đã vấp phải chỉ trích từ các nước vùng Baltic và quốc gia láng giềng Ba Lan. Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu gọi đây là "ví dụ tồi tệ nhất về việc vận động tranh cử chính trị trong nước liên quan đến các vấn đề an ninh", trong khi người đồng cấp Latvia, ông Edgars Rinkvis, cho rằng tuyên bố này là "vô trách nhiệm".
"Nếu tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Séc bị thách thức bởi một thế lực bên ngoài, người Litva sẽ kề vai sát cánh với người dân Séc", Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis phát biểu.
Trong khi đó, một số chính trị gia ở Ba Lan cũng bày tỏ sự không hài lòng. "Chúng tôi hy vọng đó chỉ là vấn đề cảm xúc chính trị trong cuộc tranh luận vì các đối tác Séc của chúng tôi trong thời gian gần đây đã chứng minh rằng họ trung thành với các cam kết của mình với tư cách là đồng minh NATO", phát ngôn viên chính phủ Ba Lan Piotr Mller nói.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Zbigniew Rau gọi tuyên bố của ông Babis là "đáng tiếc".
Tại Séc, bình luận trên cũng bị chỉ trích, trong đó có cả từ Bộ trưởng Ngoại giao Jan Lipavský. "Ông Babis, với tuyên bố của mình trong cuộc tranh luận trên truyền hình, đã gây tổn hại cho Séc ở nước ngoài. Với tư cách thành viên NATO và liên minh với các quốc gia khác, chúng tôi là một phần của tổ chức quân sự mạnh nhất trên thế giới. Đặt câu hỏi về các cam kết liên minh này đe dọa an ninh của chúng tôi", ông Lipavský tuyên bố.
Cuộc bầu cử Tổng thống Séc vòng hai diễn ra trong 2 ngày 27-28/1 với sự cạnh tranh giữa hai ứng cử viên là ông Babis và ông Petr Pavel, cựu lãnh đạo ủy ban quân sự NATO. Theo cuộc thăm dò mới nhất của cơ quan STEM, ông Pavel sẽ giành chiến thắng với 57,7% phiếu bầu. Khảo sát của POLITICO.eu cũng cho kết quả gần như tương tự khi ông Babis dự kiến sẽ chỉ giành được 42% phiếu bầu.
Các nước vùng Baltic ủng hộ chuyển máy bay chiến đấu cho Ukraine Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn nguồn truyền thông Litva ngày 26/1 cho biết các nước vùng Baltic (Estonia, Litva và Latvia) ủng hộ việc chuyển giao máy bay chiến đấu hiện đại cho Ukraine sau khi Đức, Mỹ và các đồng minh phương Tây khác chấp thuận cung cấp xe tăng cho Kiev. Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Ảnh...