Nga vô tình bại lộ việc sử dụng bom chùm ở Syria?
Truyền hình quốc gia Nga vừa vô tình trình chiếu một đoạn video cho thấy máy bay Nga đang được trang bị bom chùm ở Syria bất chấp việc chính quyền nước này luôn phủ nhận hành động này.
Vào hôm 21.6, hãng tin nhà nước Russia Today của Nga đã đăng tải đoạn video về chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến Syria vào ngày 18.8, trong đó nó đã vô tình để lộ ra việc, máy bay Su-34 đang được trang bị cặp bom chùm RKB-500 tại căn cứ Hmeimim, Syria.
RT nhanh chóng phát hiện ra điều này và sửa lại video bằng việc cắt đi phân đoạn chiếu hình ảnh quả bom với lí do bảo vệ bí mật nhân thân của phi công, mặc dù trên thực tế, viên phi công lúc đó đang đội mũ bảo hiểm và kính chắn gió che toàn bộ mặt.
Ảnh cắt từ video của RT, cho thấy 2 quả bom chùm RKB-500U-PTAB
Đoạn video đã lập tức thu hút sự chú ý của Đội Tình báo Xung đột (CIT), một nhóm các blogger của Nga và phương Tây chuyên thu thập các thông tin liên quan đến tình hình các cuộc giao tranh trên thế giới.
Bom chùm là loại vũ khí bao gồm nhiều viên bom với kích cỡ nhỏ chỉ bằng quả bóng tennis. Khi nổ trên cao những viên bom nhỏ sẽ được bung ra và bao phủ một khu vực rộng lớn, điều rất thích hợp khi muốn sát thương lính bộ binh hoặc những mục tiêu cỡ nhỏ, có lớp giáp mỏng trong phạm vi lớn.
Video đang HOT
Bom RKB-500U-PTAB, thường được sử dụng để chống lính bộ binh, có thể mang tới 352 viên bom nhỏ. Do bom chùm có phạm vi sát thương lớn và đôi khi còn có thể chứa những quả bom “xịt” khi rơi xống mặt đất, nên nó dễ làm thiệt mạng cả dân thường. Chính vì điều này, 107 nước đã cùng nhau kí hiệp ước không sử dụng phát triển và dự trữ bom chùm vào năm 2008.
2 cường quốc quân sự lớn nhất thế giới là Mỹ và Nga không kí hiệp ước này, trong đó Mỹ giải thích rằng, bom chùm là vô cùng quan trọng trong các mục đích tự vệ. Nga không tham gia hiệp ước nhưng luôn cũng phủ nhận việc sử dụng loại vũ khí này. Đây không phải lần đầu tiên Moscow bị cáo buộc dùng bom chùm, trong cuộc chiến ngắn ngày ở Gruzia hồi năm 2008, cũng có chứng cứ cho thấy quân đội Nga đã sử dụng vũ khí trên.
Theo Danviet
Nga dùng bom diệt xe tăng tấn công IS ở Syria
Bom RBK-500 SPBE-D được thiết kế để thực hiện tấn công cụm xe tăng-bọc thép, tuy nhiên Nga đã dùng loại bom này để tấn công IS tại tây tỉnh Aleppo.
Hình ảnh Lực lượng không quân Nga dùng bom nhảy dù RBK-500 SPBE-D tấn công quân khủng bố tại Kafr Naha phía tây Aleppo được công bố trong một đoạn video gần đây.
Theo những thông tin Nga công khai, RBK-500 là một loại bom chùm 500kg đa dụng dùng để chống tăng và chống bộ binh, các đoàn xe cơ giới, xe bọc thép... RBK-500 có nhiều phiên bản khác nhau, mỗi phiên bản sử dụng cho các nhiệm vụ riêng biệt, trong đó RBK-500 SPBE-D là phiên bản chống tăng hết sức hiệu quả.
RBK-500 SPBE-D bản chất là một vũ khí không điều khiển, nó chỉ đơn thuần là 1 vật mang, 1 quả bom mẹ. Nó có tổng trọng lượng 500 kg, chiều dài 2485 mm, đường kính thân 450 mm, chiều cao thả bom từ 400 - 5000 m, với tốc độ 500 - 1200 km/h.
Bên trong nhà máy sản xuất bom RBK-500 SPBE-D.
Mỗi quả bom chùm RBK-500 là một "bom mẹ" được tích hợp 15 thiết bị chống tăng SPBE-D. SPBE-D có tổng trọng lượng 17,3 kg, chiều dài 384 mm, đường kính 185 mm và và 1 lõi xuyên bằng đồng nặng khoảng 1kg, với lượng nổ 5.8 kg
SPBE-D được trang bị hệ dẫn đường phức hợp với 1 đầu dò hồng ngoại kép hoạt động trong dải sóng 3-5 mm và 8-14 mm, cùng với 1 cảm biến tần số vô tuyến điện, còn thế hệ sau là SPBE-K được trang bị cả thiết bị nhận biết địch-ta IFF.
Sau khi máy bay mẹ ném bom RBK-500, vỏ "bom mẹ" sẽ tách ra, 15 thiết bị SPBE-D sẽ ra khỏi... Mỗi thiết bị được trang bị 3 dù hãm tốc giúp giảm tốc độ còn 15-17m/s, khiến nó bay lơ lửng trên mặt trận và giương các cánh nhỏ ra tìm kiếm mục tiêu.
Các cảm biến hồng ngoại trên các cánh sẽ quét một góc 30 độ so với trục thẳng đứng từ mặt đất, với tốc độ 7 vòng/phút. Khi phát hiện mục tiêu, nó sẽ xác định điểm tấn công, thông qua tín hiệu gửi về một máy tính trên máy bay, sau đó tấn công mục tiêu từ khoảng cách 100-180m.
SPBE-D sẽ phóng ra lõi đạn là một thỏi đồng nặng 1kg nhằm vào mục tiêu, với tốc độ 2 km/s. Loại vũ khí chống tăng độc đáo này chuyên tấn công xe tăng-thiết giáp ở phần nóc xe là khu vực được bảo vệ kém nhất.
Lõi đồng lao xuống với vận tốc cực lớn, có khả năng xuyên thủng lớp giáp đồng nhất đặc biệt RHA, có độ dày 150-160 mm, với vector góc chạm mục tiêu lệch khoảng 30 độ so với phương thẳng đứng, phá hủy hoàn toàn nóc xe tăng chiến đấu chủ lực và xe bọc thép, dù là loại hiện đại nhất.
Chuyên gia quân sự Nga Victor Murakhovski, biên tập viên của tạp chí "Vũ khí Tổ quốc" cho biết rằng, không một xe tăng hiện đại nào chống nổi đòn tấn công của lõi tấn công của SPBE-D, dù là các xe chiến đấu bộ binh, xe vận chuyển quân hay các loại xe tăng có vỏ thép dày nhất.
Hơn nữa, SPBE-D còn có tính năng an toàn tuyệt đối bởi nếu không phát hiện được mục tiêu cần thiết, khi rơi xuống đất SPBE-D có tính năng tự hủy để không gây nguy hiểm cho con người và các phương tiện khác.
Bom RBK-500 SPBE-D có thể triển khai trên máy bay chiến đấu Su-24, Su-25, Su-34 đang được Nga dùng để không kích phiến quân IS ở Syria.
Các chuyên gia nhận định rằng, đây là một loại vũ khí chống tăng độc đáo và có tính hiệu quả cao. Giá thành của SPBE-D cũng thấp hơn nhiều so với các loại bom và tên lửa điều khiển thường được dùng để tấn công xe tăng và xe bọc thép.
Loại bom này đặc biệt phát huy tác dụng trong tiêu diệt 1 cụm tăng-thiết giáp lớn của địch tại các điểm tập kết binh lực hay đang cơ động trên chiến trường. Các tốp xe tăng đã lọt vào tầm ngắm của các thiết bị trinh sát, để điều động máy bay đến ném loại bom này thì chỉ có con đường "chết".
Chỉ cần 1 quả bom RBK-500 SPBE-D là có thể diệt gọn cụm 6 xe tăng, một chiếc máy bay ném bom chỉ cần mang theo vài quả bom 500kg là có thể diệt gọn 1 tiểu đoàn tăng của địch.
Theo Ngọc Hòa
Đất Việt
Mỹ rửa sạch tay ở Yemen Mỹ sẽ ngừng thương vụ cung cấp bom chùm cho Saudi Arabia, món nợ cũ khủng bố 11/9 và tai tiếng là một phần lý do, một phần nữa là bởi Arab Obama đã hướng đến việc phong tỏa những thương vụ bán bom chùm cho Saudi Arabia để sử dụng ở Yemen, trong bối cảnh có thông tin về những thương vong...