Nga – Việt tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, Việt Nam là một đối tác tin cậy và lâu năm của Nga tại khu vực và Moscow sẽ mở rộng cung cấp các sản phẩm quân sự cho Việt Nam.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Phủ Chủ tịch. Ảnh:AFP.
Tổng thống Putin tới Hà Nội hôm nay trong chuyến thăm thứ ba tới Việt Nam kể từ năm 2001. Sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, ông đã hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Hai nhà lãnh đạo cùng ra Tuyên bố chung sau hội đàm, và có buổi họp báo chung.
“Tôi một lần nữa khẳng định, ý chí chính trị và quyết tâm của các nhà lãnh đạo Việt Nam, trước sau như một, coi Liên bang Nga là đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại và sẽ nỗ lực tối đa để phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với liên bang Nga”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố tại buổi họp báo.
“Việt Nam là một trong những nước đang phát triển năng động nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đó là một nước đối tác tin cậy và lâu năm của chúng tôi tại khu vực”, ông Putin đáp lời.
Tổng thống Putin cho biết, hai lãnh đạo thảo luận cụ thể phương hướng phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Việt Nam, trong đó có lĩnh vực quốc phòng quân sự. “Chúng tôi chủ trương sẽ mở rộng việc cung cấp sản phẩm quân sự cho Việt Nam”, ông nói.
Tại Phủ Chủ tịch, hai nhà lãnh đạo cũng chứng kiến các lễ ký kết hiệp định, văn bản ghi nhớ, chương trình hợp tác giữa các bộ và công ty hai nước. Trong số đó có Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. “Hiệp định ghi rõ về việc tiếp tục hợp tác trong giáo dục, đào tạo sĩ quan cho quân đội Việt Nam tại các trường đại học của Nga”, Tổng thống Putin cho hay.
Ngoài quốc phòng, phía Nga cũng quan tâm nhiều đến phát triển hợp tác về thương mại, năng lượng. Năm 2012, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước đạt 3,6 tỷ USD, tăng gần 20%. Ông Putin cho biết công ty liên doanh Vietsovpetro đã khai thác được 206 triệu tấn dầu thô tại thềm lục địa Việt Nam. Trong khi đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đối tác Nga cũng đang thực hiện các dự án khai thác dầu khí tại lãnh thổ Nga.
Công ty Gazpromviet và PetroVietnam hôm nay ký kết về việc tham gia nâng cấp và mở rộng công suất nhà máy lọc dầu Dung Quất. Gazpromviet sẽ tham gia đầu tư và phân phối các sản phẩm chế biến của nhà máy.
Bên cạnh đó, hai nước cũng chú trọng triển khai dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I, với tiêu chí sử dụng công nghệ hiện đại nhất, bảo đảm an toàn, hiệu quả và chất lượng cao nhất.
Video đang HOT
Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của ông Putin. Việt Nam là nước thứ hai ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (sau Trung Quốc) mà ông đến thăm trong nhiệm kỳ mới.
Một ngày trước chuyến thăm, ông Putin có bài viết đăng trên các báo của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị vững vàng vượt qua nhiều thử thách giữa hai nước. Đó là “quan hệ tôn trọng lẫn nhau, là truyền thống tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau, là biết trân trọng sự giúp đỡ vô tư không hề vụ lợi của các đối tác không khi nào phản bội”, Tổng thống Nga viết.
Tối nay, sau khi tham dự lễ khai mạc Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam ở Nhà hát lớn Hà Nội, Tổng thống Putin đã kết thúc chuyến thăm Việt Nam.
Theo VNE
Nga muốn đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân
Nga có tham vọng tăng cường phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân trong nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu điện hạt nhân. Người Nga đang nhắm vào thị trường châu Á và cả châu Â, với gói sản phẩm "3 trong 1".
Một nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng ở miền trung nước Nga - Ảnh: power-technology.com
"Chúng tôi đang tìm kiếm lợi nhuận từ điện hạt nhân. Chúng tôi muốn cung cấp điện hạt nhân cho toàn thế giới", Reuters dẫn lời ông Sergei Kiriyenko, người đứng đầu Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga Rosatom.
Ông Kiriyenko, cựu thủ tướng Nga dưới quyền Tổng thống Boris Yeltsin, đã đưa ra phát ngôn trên tại một diễn đàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tổ chức hồi tháng 7 năm nay.
Phát triển nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu
Theo Reuters, Nga đang tăng cường phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân trong nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu điện hạt nhân.
Nga hiện có 16 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, cung cấp 16% tổng điện năng của Nga. Nga cũng đang xây mới 9 lò phản ứng hạt nhân, theo Reuters.
Chính phủ Nga đã lên kế hoạch tăng cường điện hạt nhân trong nước, theo đó điện hạt nhân sẽ cung cấp 25% tổng điện năng của Nga vào năm 2030.
Để thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân, chính phủ Nga đã kết hợp ngành công nghiệp hạt nhân dân sự và quân sự thành một, đó chính là Tập đoàn Rosatom.
Rosatom, thành lập hồi 2007, hiện đang chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh của ngành công nghiệp hạt nhân Nga, từ khai thác, làm giàu uranium cho đến phát triển mạng lưới điện hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
"Ngành công nghiệp hạt nhân của Nga là cực lớn. Nga muốn phát triển mạnh ngành công nghiệp điện hạt nhân nội địa, rồi sau đó đẩy mạnh xuất khẩu", ông Jeremy Gordon, người đứng đầu Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, nhận định.
Trong số 68 lò phản ứng hạt nhân (dùng cho nhà máy điện hạt nhân) đang được xây dựng trên toàn cầu, Rosatom nắm hết 28 lò, bao gồm 19 lò ở nước ngoài và 9 lò ở Nga, Reuters dẫn số liệu của IAEA và Rosatom.
Ông Kiriyenko hồi 22.7 cũng cho biết Rosatom, trong vòng hai năm qua, đã tăng đến 60% số hợp đồng ký kết với nước ngoài, với tổng trị giá lên đến 66,5 tỉ USD. Tập đoàn này muốn tăng gấp ba lần doanh thu vào năm 2030 và đã mở nhiều văn phòng marketing tại 6 quốc gia trên thế giới.
Gói sản phẩm "3 trong 1"
Rosatom đang giới thiệu gói sản phẩm toàn diện "Xây dựng, Sở hữu, Vận hành" các lò phản ứng hạt nhân trong lĩnh vực điện hạt nhân (còn gọi là mô hình BOO) ra toàn thế giới, theo Reuters.
Với gới sản phẩm này, Nga đã tiếp cận và ký kết được các hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân với nhiều quốc gia chưa từng có điện hạt nhân như Belarus, Bangladesh...
Theo mô hình BOO, Rosatom sẽ cung cấp tài chính (tức ứng trước) để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, với điều kiện Rosatom sẽ vận hành nhà máy điện hạt nhân trong vòng 60 năm. Hai lò phản ứng hạt nhân mà Nga bán cho Thổ Nhĩ Kỳ là hợp đồng đầu tiên theo mô hình BOO.
Rosatom cũng giảm giá bán nhiêu liệu hạt nhân cho các khách hàng mua lò phản ứng hạt nhân của nước ngày.
Hồi năm 2001, Nga thông qua một dự luật cho phép mua lại rác thải hạt nhân, giúp Rosatom có thể thu mua lại rác thải hạt nhân của các khách hàng.
Thay vì xem rác thải hạt nhân là độc hại, Rosatom cho rằng trong tương lai, các nhiêu liệu hạt nhân đã qua sử dụng sẽ được dùng để vận hành các lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới mà Nga đang phát triển.
Rosatom ước tính sẽ nhận được các hợp đồng xây dựng 80 lò phản ứng hạt nhân ở nước ngoài, từ nay cho đến năm 2030, với nhiều hợp đồng theo mô hình BOO.
Nhưng với chi phí 5 tỉ USD/lò phản ứng hạt nhân, một số nhà phân tích đặt nghi vấn liệu rằng Tập đoàn Rosatom có đủ khả năng đảm nhận được nhiều dự án cùng một lúc hay không, theo Reuters.
Nga chiếm đến 40% tổng số uranium làm giàu trên thế giới. Xuất khẩu uranium mang lại lợi nhuận đến 3 tỉ USD cho Nga hằng năm.
Reuters cho rằng một số khách hàng chọn Rosatom vì Rosatom sẽ thu mua lại rác thải hạt nhân.
"Chúng tôi chọn Nga bởi vì họ sẽ thu mua lại rác thải hạt nhân và không có quốc gia nào làm chuyện này, Reuters dẫn lời đặc phái viên Bangladesh tại Nga Saiful Hoque.
Trước thềm chuyến thăm Việt Nam hôm nay 12.11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có một bài viết ca ngợi quan hệ Nga - Việt với tựa đề: "Nga - Việt Nam: Cùng nhau đi tới những chân trời hợp tác mới". Trong bài viết này, ông Putin có nhắc đến hợp tác lĩnh vực năng lượng Nga - Việt: "Sự hợp tác của chúng ta trong lĩnh vực năng lượng không chỉ hạn chế ở khai thác dầu khí. Nga đang giúp đỡ xây dựng một ngành công nghiệp hoàn toàn mới mẻ đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - đó là ngành công nghiệp nguyên tử". "Tập đoàn Rosatom sẽ xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận. Theo tiến độ, hai tổ máy năng lượng của nhà máy này dự kiến sẽ được khởi động lần lượt vào năm 2023 và 2024. Hai bên cũng đang thảo luận kế hoạch hợp tác xây dựng Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân", theo Tổng thống Putin.
Theo TNO
Nga phủ điện Bắc Cực bằng nhà máy điện hạt nhân nổi Mặc dù là một trong những nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới nhưng Nga cũng đang tiến hành một chương trình đầy tham vọng: xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi. Academician Lomonosov, nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của Nga, được được xây dựng tại xưởng đóng tàu Baltiyskiy ở St. Petersburg hồi...