Nga vét kho dự trữ cấp tốc đưa S-300PS sang Tajikistan
Quân đội Nga đang duy trì một số lượng lớn tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PS trong các kho dự trữ chiến lược để sẵn sàng tái sử dụng.
Truyền thông Nga cho biết, các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PS đã lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại căn cứ quân sự số 201 của Nga được triển khai tại lãnh thổ nước cộng hòa Tajikistan.
Theo thông báo, lô thiết bị đã được chuyển đến Tajikistan bằng đường sắt, những tổ hợp S-300PS này có xuất xứ từ kho vũ khí dự trữ chiến lược của Quân khu Trung tâm, đóng tại khu vực Volga.
Hiện tại các quân nhân Nga đang thực hiện công tác chuẩn bị kỹ thuật cho vị trí triển khai hệ thống vũ khí này. Sau khi hoàn thành công tác trên, tổ hợp S-300PS sẽ đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Tajikistan.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PS được Nga đưa tới căn cứ quân sự trên đất Tajikistan
Nhiệm vụ chính của khẩu đội S-300PS sẽ là đảm bảo an toàn cho các cơ sở của căn cứ quân sự 201 khỏi các cuộc tấn công đường không của kẻ thủ, cũng như chịu trách nhiệm phòng thủ theo hiệp ước khu vực an ninh tập thể Trung Á cùng với các lực lượng và vũ khí trang bị của lực lượng vũ trang Cộng hòa Tajikistan.
Tổ hợp S-300PS vừa được “gọi tái ngũ” bao gồm khoảng 30 đơn vị cấu thành, bao gồm xe chỉ huy, bệ phóng, radar trinh sát, radar dẫn đường, cũng như các phương tiện hỗ trợ, dịch vụ báo chí của Quân khu Trung tâm Nga báo cáo.
Nhiều khả năng hệ thống S-300PS trên chỉ đơn thuần được mang ra tái sử dụng chứ không trải qua quá trình nâng cấp, hiện đại hóa, bởi nhu cầu của Nga tại Tajikistan chưa yêu cầu phải điều động tới những tổ hợp phòng không cao cấp hơn.
Video đang HOT
Trong thời gian gần đây Nga đã “gọi tái ngũ” khá nhiều tổ hợp phòng không S-300PS để triển khai trên lãnh thổ các quốc gia “phên dậu”
S-300PS (SA-10 Grumble) thuộc phiên bản đời đầu của S-300, chính thức ra mắt vào năm 1985. Tổ hợp được nâng cấp với sự phục vụ của xe mang phóng tự hành 5P85T (dựa trên khung gầm xe tải MAZ 7910 8×8) và radar điều khiển hỏa lực 5N63.
Sức mạnh của S-300PS nằm ở tên lửa đánh chặn 5V55R tầm bắn 90 km, vận tốc tối đa 1.700 m/s, độ cao hoạt động 0,025 – 25 km, mang theo đầu đạn nặng 133 kg với hệ dẫn đường nhận lệnh trực tiếp từ đài chỉ huy.
Hệ thống có thể theo dõi 12 mục tiêu và điều khiển tên lửa tiêu diệt 6 mục tiêu có vận tốc 1.150 m/s cùng lúc, tầm bắn hiệu quả đối với máy bay là 75 km và tên lửa đạn đạo tầm ngắn là 25 km. Thời gian giãn cách giữa 2 loạt phóng chỉ 3 – 5 giây và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu sang di dời khỏi trận địa dưới 5 phút.
Tùng Dương
Theo baodatviet
Hải quân Nga dùng ảnh chiến hạm Aegis khoe sức mạnh
Trong sự kiện của Hải quân Nga vừa diễn ra, ban tổ chức đã nhầm lẫn nghiêm trọng khi dùng ảnh chiến hạm Mỹ thay vì Nga để biểu dương sức mạnh.
Theo hình ảnh được công bố về sự kiện "lễ hội Quân đội Nga 2019", một chiếc tàu chiến khá lạ với Hải quân Nga đã xuất hiện trên tấm pano.
Ngay khi hình ảnh được công bố, không khó để người ta nhận ra đó là chiến hạm Aegis thuộc lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.
Điều đặc biệt là sự nhầm lẫn chỉ được Nga phát hiện sau khi sự kiện kết thúc và những đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm. Hiện Hải quân Nga chưa có lời giải thích nào cho sự cố hy hữu này.
Được biết, Arleigh Burke là lớp tàu chiến mạnh nhất hiện nay của Hải quân Mỹ với sức mạnh công - thủ toàn diện.
Chiến hạm Aegis Mỹ xuất hiện trong sự kiện quốc phòng Nga.
So với chiến hạm mạnh nhất của thuộc Dự án 22350M Nga đang phát triển, khu trục hạm Arleigh Burke vẫn chứng minh được sức mạnh của mình.
Khi chính thức đi vào trang bị, 22350M sẽ là lớp chiến hạm mạnh nhất của Nga bởi nó có thể mang tới 48 tên lửa hành trình tầm xa Kalibr.
Để mang được số lượng tên lửa lớn như vậy, lớp chiến hạm mới của Nga được thiết kế với lượng giãn nước lên tới 7.000 tấn. Những con tàu này cũng sẽ mang tên lửa hành trình siêu âm Zircon và có hệ thống điều khiển hỏa lực tự động.
Chỉ với thông tin ít ỏi được công bố đã cho thấy, sức mạnh của chiến hạm thuộc Dự án 22350M của Nga là không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, khi so với khu trục hạm lớp Arleigh Burke (chiếc đầu tiên hoạt động từ năm 1991) của Mỹ, sức mạnh lớp tàu chiến tương lai Nga tỏ ra khá khiêm tốn dù lượng giãn nước chênh lệch không nhiều.
Arleigh Burke là lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường (DDG) của Mỹ được chế tạo trên nền tảng hệ thống chiến đấu Aegis. Đây là một trong những tổ hợp tác chiến hiện đại và phức tạp nhất thế giới, hiện những chiến hạm này là nòng cốt quan trọng trong hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo do Mỹ phát triển.
Chiến hạm lớp Arleigh Burke được trang bị cụm radar mảng pha quét điện tử AN/SPY-1, tên lửa đánh chặn SM-2/3 và hệ thống phòng thủ Aegis biến tàu khu trục lớp Arleigh Burke thành tổ hợp chống tên lửa đạn đạo và diệt vệ tinh hiệu quả nhất trong biên chế hải quân Mỹ.
Tàu được trang bị 90 ống phóng thẳng đứng (VLS) chia làm hai cụm trước và sau thượng tầng, có khả năng sử dụng tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk, tên lửa phòng không RIM-156 SM-2 và RIM-161 SM-3, cùng tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC hoặc có thể trang bị toàn bộ bằng Tomahawk.
Ngoài khả năng phòng không và tấn công mặt đất, khu trục hạm Arleigh Burke còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác, đặc biệt là tác chiến chống ngầm. Chúng được trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar) AN/SQS-53C gắn trên thân và sonar kéo AN/SQR-19 sau tàu để phát hiện tàu ngầm từ phía đuôi. Mỗi tàu có hai cụm ống phóng ngư lôi chống ngầm Mark 32 với 6 quả đạn.
Với kho vũ khí khổng lồ mang theo (số Tomahawk có thể mang nhiều gấp đôi số Kalibr trên chiến hạm tương lai của Nga là 48 quả), những chiến hạm Mỹ chỉ có lượng giãn nước trên 8.000 tấn so với trên 7.000 tấn của tàu Dự án 22350M.
Điều đặc biệt là chiến hạm Mỹ đã hoạt động từ hàng chục năm qua và đã tham gia hầu hết các cuộc chiến khi có sự tham dự của Mỹ.
Trong khi dó, dù tiết lộ về chương trình chiến hạm mới nhưng Nga không hề công bố thời điểm khởi đóng cũng như khi nào lớp chiến hạm này chính thức được đi vào trang bị để có thể chứng minh được sức manh của mình.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Ấn Độ thử thành công tên lửa không đối không tự chế tạo Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) Ấn Độ ngày 17/9 đã thử thành công tên lửa Astra không đối không có tầm bắn trên 70 km. Vụ thử được tiến hành từ một máy bay chiến đấu Su-30MKI cất cánh từ căn cứ không quân ở bang Tây Bengal. Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, một quan chức...