Ngã vào xô nước, bé gái 21 tháng tuổi chết đuối thương tâm ngay trong nhà mình
Nếu như được người lớn để tâm, có lẽ bé Coca đã không chết đuối thương tâm đến vậy. Điều đáng nói tai nạn xảy ra ngay trong nhà tắm nhà mình, khi bé ngã vào một xô nước với mực nước chỉ chừng 20cm.
Mất con có lẽ là nỗi đau lớn nhất trên cuộc đời này. Vậy mà chị Khắc Hà Trang (23 tuổi, hiện đang sống ở Gia Lai) đang phải quằn quại tưởng như khó lòng vực dậy trong nỗi đau ấy. Bởi con gái của chị, bé Coca, mới 21 tháng tuổi nhưng đã qua đời đột ngột trong một vụ chết đuối thương tâm: ngã vào xô nước dẫn đến ngạt thở. Dù khi phát hiện ra, bé đã được sơ cứu, đưa đến bệnh viện ngay lập tức, nhưng sau 3 ngày cấp cứu, các nỗ lực của đội ngũ y tá, bác sỹ và lời cầu nguyện của gia đình cũng trở nên vô vọng.
Bé Coca khi còn sống, là một em bé rất ngoan, hay cười.
Chị Hà Trang nén chặt nỗi đau, kể lại giây phút kinh hoàng trong cuộc đời mình: “Hôm đó, mình cho con đi học như bình thường. Học về, khoảng 18h chiều, mình có nhờ bà nội trông bé. Đến 18h55 phút, bà nội có đi rửa chén bát trên nhà. Đến 19h mình về, gọi con thì hoảng hốt phát hiện ra con đang ở trong xô nước. Khi đó, con đã ngừng thở rồi. Mình hô toáng lên, mọi người mới chạy đến, vội vàng sơ cứu cho con”.
Cũng theo chia sẻ của chị Trang, ông nội là người trực tiếp sơ cứu cho bé, áp dụng theo phương pháp cấp cứu đuối nước thông thường, nhằm giúp bé nhả hết nước ra. Thế nhưng, sơ cứu một lúc sau, bé Coca vẫn không tỉnh lại. Trong lúc vừa sơ cứu, cả gia đình chị Trang vừa chuẩn bị xe, vội vàng đưa con đến bệnh viện cấp cứu. Bệnh viện chỉ cách nhà khoảng 5 phút chạy xe.
Cánh cổng bệnh viện tưởng như mở ra hy vọng nhưng cũng là nơi khép lại cuộc đời của Coca.
Trong 3 ngày ở bệnh viện, bé Coca được các bác sỹ theo dõi, truyền nước và hút dịch. Thế nhưng cuối cùng, tim của bé đã ngừng đập. “Được cấp cứu nhưng con vẫn không hề tỉnh lại, đến cuối cùng tim con ngừng đập hẳn. Bác sỹ kết luận con mất vì ngạt nước quá lâu. Nghe tin ấy chẳng khác gì sét đánh ngang tai. Mình thật sự chỉ muốn chết theo con”, mẹ bé đau đớn chia sẻ.
Người mẹ trẻ đến nay vẫn không ngừng dằn vặt mình, cảm thấy nhớ con gái vô cùng. Chị cũng nhắc lại những kỷ niệm về một bé Coca rất ngoan ngoãn, hay cười: “Con ngoan lắm, từ khi sinh ra đến bây giờ, con chưa bao giờ khóc quấy quá 30 phút. Mẹ đau thì con xoa bụng. Mẹ khóc con cũng xoa bụng. Mẹ thường hỏi Coca có thương mẹ không, thì Coca nói: “Thương nhiều, thương thiệc, thương chắc chắn”. Mẹ mua cái gì Coca cũng háo hức, thích chí, cũng khen đẹp. Mỗi lần mẹ đi làm về, con lại chạy ra ôm, ra thơm mẹ… Từng chút một ký ức như mới hôm qua thôi mà nay sao đớn đau thế này!”. Bi kịch xót xa không biết đến bao giờ mới có thể nguôi ngoai được.
Bức ảnh hiếm hoi chụp tại bệnh viện khi Coca vẫn còn nắm được tay mẹ.
Chị Trang cũng mô tả lại tình huống, rằng xô nước đã tước đi sinh mạng của con gái chị vốn được đặt trong nhà tắm để đựng nước sinh hoạt. Xô chỉ cao khoảng 60cm, mực nước trong xô khi đó chỉ cao khoảng 20cm. Bình thường, bé Coca sẽ không lại gần khu vực nhà tắm nếu không có người lớn đi cùng. Nhưng hôm đó, chắc hẳn bé đã tự mình đi vào, cúi xuống xô nước để rửa tay hay rửa mặt (bắt chước người lớn) và bị ngã lộn nhào vào trong xô. Bé mới 21 tháng tuổi, không biết cách tự đứng dậy nên cuối cùng đã bị ngạt nước.
Vĩnh viễn cô bé đã không còn có thể tỉnh lại được nữa.
Video đang HOT
Kể lại câu chuyện thương tâm của mình, chị Trang muốn góp thêm một hồi chuông cảnh báo đến các gia đình khác. Bởi rất nhiều gia đình vẫn thường để trẻ chơi một mình, tranh thủ làm những công việc của mình mà không biết rằng tai nạn hiểm nguy rình rập ở khắp mọi nơi. Chỉ cần một phút lơ là, sơ sểnh, bé có thể bị ngã vào nước, chạm vào ổ điện, thò tay vào quạt, uống nhầm thuốc/hóa chất, nuốt/hít phải giấy ăn, các dị vật, chất độc hại… Mà bất cứ tai nạn nào cũng để lại những hậu quả nặng nề với trẻ. Vì vậy, các gia đình cần phải để ý đến con thật cẩn thận, đừng chủ quan bất cứ một giây phút nào cả.
Để phòng tránh tai nạn, bố mẹ hay người trông trẻ cần lưu ý:
- Không nên để trẻ đến gần nững nơi nguy hiểm như nhà tắm, bếp than, lò sưởi và các thiết bị điện. Cha mẹ nên nhớ rằng trẻ có thể chết đuối ngay trong nhà mình vì một xô nước cao chưa đầy 15cm.
- Trẻ nhỏ thường hiếu động, thích leo trèo vì thế cầu thang phải có lan can, cửa sổ, ban công phải có rào chắn bảo vệ.
- Không cho trẻ tiếp xúc với các vật sắc nhọn như dao, kéo, mảnh kính vỡ… hoặc các vật nhỏ dễ gây hóc như: cúc áo, đồng xu, viên bi, đỗ, lạc..
- Các loại thuốc tẩy rửa, hóa chất, xăng dầu không nên đựng vào các chai uống nước mà phải để nơi xa tầm với, có nhãn mác rõ ràng.
- Trẻ nhỏ khi ra đường phải có sự trợ giúp của người lớn, không để trẻ một mình ở bể bơi, ao, hồ, sông, suối… Khi thấy trẻ gặp nạn dưới nước, việc cần làm của người lớn đó là ôm lấy để đầu trẻ nhô lên mặt nước, đưa bé nhanh chóng vào bờ tiến hành hà hơi để thổi ngạt. Đồng thời khai thông miệng trẻ, có thể để bé nằm sấp, vòng tay qua bụng, nâng lên đặt xuống mạnh cho nước ộc ra. Nếu là trẻ nhỏ thì người lớn cầm 2 chân dốc ngược trẻ lên. Làm liên tục cho đến khi nào bé có dấu hiệu thở lại thì lau khô người bé, quấn khăn ấm và đưa bé tới bệnh viện.
- Cần giáo dục cho trẻ lớn nhận thức và nhận biết các loại biển báo nguy hiểm (cấm lửa, cấm trèo…) và các biện pháp tự bảo vệ cho trẻ lớn như tập bơi, học kỹ năng thoát hiểm …
Theo Helino
Tưởng đắp chăn cho bé là tốt, nhưng người lớn có thể khiến trẻ tử vong vì 1 sai lầm này
Lo sợ trẻ sơ sinh lạnh rồi bị ốm nên không ít bố mẹ đã luôn đắp chăn cho bé mà không biết rằng hành động của mình có thể làm tăng nguy cơ ngạt thở, đột tử ở trẻ sơ sinh.
Trong tập phát sóng ngày 26/7 của Love Island (chương trình truyền hình thực tế của Anh), các thí sinh thực hiện nhiệm vụ chăm sóc các em bé sơ sinh robot. Trong chương trình có một hành động của các thí sinh đã khiến chuyên gia phải lên tiếng.
Cụ thể, theo nhiệm vụ được giao, các thí sinh tham gia phải thay tã, cho ăn và dỗ các bé sơ sinh robot. Tới đoạn cho bé đi ngủ, các thí sinh đã đắp hờ chăn lên người bé. Và đây chính là hành động khiến Tiến sĩ Eran Elhaik - người chuyên nghiên cứu về các ca đột tử ở trẻ sơ sinh tại Đại học Sheffield (Anh) hoảng sợ bởi nó có thể gây ra tình trạng trẻ bị nghẹt thở hay xiết cổ, dẫn tới tử vong.
Việc đắp chăn có thể đẩy trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng nghẹt thở (Ảnh minh họa).
Tiến sĩ Elhaik cho biết: " Quấn bé sơ sinh bằng tã giúp xoa dịu trẻ nếu được thực hiện đúng cách. Quấn bé bằng tã là khi bạn dùng một mảnh tã/ khăn quấn quanh người bé sơ sinh sao cho bé không thể chuyển động được. Nếu bạn làm sai, trẻ sẽ cựa quậy nhiều, mảnh tã rời ra và nó trở thành mối nguy gây ngạt cho bé. Đắp chăn cho bé cũng khiến trẻ đối mặt nguy cơ tương tự. Đó là vấn đề số 1. Còn vấn đề thứ hai là tình trạng bé quá nóng do người lớn sử dụng chăn đắp cho bé, vốn việc này phải tùy thuộc vào mùa và nhiệt độ phòng".
Love Island tập tối 26/7 được ghi hình tại Majorca, nơi nhiệt độ là 34 độ C. Tiến sĩ Zeshan Qureshi, đến từ Royal College of Paediatrics and Child Health (đào tạo bác sĩ nhi và chuyên gia sức khoẻ trẻ em), chia sẻ: " Luôn đặt trẻ nằm ngửa với bàn chân chạm vào cuối cũi. Lý tưởng nhất là chăn được nhét chặt vào bên dưới cánh tay bé và nó nên được làm từ loại vải thoáng khí. Những em bé robot trong chương trình Love Island tối qua đã tiếp xúc với hàng loạt nguy cơ kể trên".
Bàn về việc đắp chăn cho bé trong xe đẩy, Tiến sĩ Qureshi cho biết thêm: " Trẻ ngồi trong xe đẩy cũng phải đối mặt với nguy cơ bị ngạt thở do chăn che mất mũi và miệng bé".
Trẻ ngồi trên xe đẩy cũng phải đối mặt với nguy cơ nghẹt thở do bố mẹ dùng khăn hoặc chăn đắp (Ảnh minh họa).
Mặc dù đây chỉ là chương trình truyền hình, tuy nhiên trên thực tế, không ít người lớn đã mắc phải sai lầm tương tự khi đắp chăn cho bé và cũng không ít trường hợp em bé bị nguy hiểm vì hành động này.
Cụ thể, vào ngày 3/2/2017, em bé 18 tháng tuổi tên là Jordan Blue Elmore, sống tại làng Lincolnshire, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ, đã đột tử trong lúc ngủ vì bị mắc kẹt trong chăn. Trước đó, mẹ bé - chị Tanya đã cho con trai đi ngủ vào lúc 11h30 phút đêm. Chị cho con nằm ngửa và đắp chiếc chăn in hình tàu lửa Thomas ngang qua ngực, bỏ hai cánh tay con ra ngoài. Sáng hôm sau, khi chị Tanya đi vào phòng ngủ thì nhìn thấy em bé nằm dưới chăn và sửng sốt nhận ra con đã không thở nữa. Em bé được đưa đến bệnh viện Scunthorpe General nhưng đã tử vong vào lúc 11h48 phút sáng, mọi nỗ lực cứu sống là vô vọng.
Ngày 4/7/2017, Jordan DeRosier, một bà mẹ đến từ Puyallup, Washington, Mỹ đã có những chia sẻ về một nỗi đau không thể nào quên khi phải trả giá bằng chính sinh mạng của con trai mình, bé Sloan. Người mẹ 2 con tiết lộ rằng bé Sloan, 7 tháng tuổi chết ngạt sau khi bị mắc kẹt trong chăn mền. Bà mẹ đau đớn kể lại: " Con đã nằm xuống giường cùng với chiếc chăn do bà bé tự tay làm và 1 chiếc chăn khác màu ghi đã gắn bó từ lúc mới sinh. Đầu con đã bị mắc trong chiếc chăn màu ghi khi con nhét nó qua các song dọc cũi rồi mắc kẹt người mình trong đó".
Đắp chăn, quấn tã có thể gây ngạt và khiến trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng quá nóng
Theo tổ chức từ thiện The Lullaby Trust - hoạt động với tiêu chí nâng cao nhận thức về hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS, chăn, tã quấn chỉ an toàn nếu chúng được nhét chặt vào phía sau bé và không cao quá vai bé.
Nghiên cứu được công bố hồi tháng 4 năm ngoái cho thấy, người trông trẻ có thể khiến trẻ sơ sinh gặp nguy hiểm tính mạng do đặt trẻ ở những tư thế ngủ không an toàn.
Tã quấn chỉ an toàn nếu chúng được nhét chặt vào phía sau bé và không cao quá vai bé (Ảnh minh họa).
Trẻ sơ sinh tử vong do hội chứng SIDS khi được người trông trẻ chăm sóc có nhiều nguy cơ nằm sấp khi ngủ. Trong khi đó, Viện Nhi khoa Mỹ khuyến nghị, trẻ sơ sinh nên nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ quá nóng hay thiếu oxy tới não.
Ngoài ra, các vật thể như đồ chơi hay chăn được đặt trong cũi cũng có thể khiến trẻ hóc nghẹn hoặc ngạt thở do bị xiết cổ.
Tiến sĩ Rachel Moon, Đại học Virginia (Mỹ) - tác giả nghiên cứu trên, cho biết: " Nếu một ai đó như người trông trẻ, họ hàng, bạn bè... trông nom con bạn, hãy đảm bảo rằng họ biết cách đặt con bạn nằm ngửa khi ngủ trong nôi và không kèm thêm chăn/mền".
Hiện tượng tử vong trong cũi là gì và làm thế nào để ngăn ngừa?
Theo NHS Choices (Website thông tin về sức khỏe uy tín của Anh), Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) hay tử vong trong cũi là trường hợp tử vong đột ngột, không ngờ tới và cũng không thể giải thích của một em bé khoẻ mạnh bình thường.
SIDS cướp đi sinh mạng của khoảng 3.500 bé sơ sinh ở Mỹ, gần 300 bé ở Anh mỗi năm.
Nó thường xảy ra trong khoảng 6 tháng đầu đời của trẻ và nạn nhân thiệt mạng chủ yếu rơi vào những bé sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp.
Nguyên nhân SIDS hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nó có liên quan tới khói thuốc lá, chăn, ga bị quấn, ngủ chung với cha mẹ và đường thở bị chặn.
Ngăn ngừa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh bằng cách:
- Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ.
- Không che phủ bất cứ thứ gì lên đầu trẻ.
- Ngủ cùng phòng với trẻ trong vòng 6 tháng đầu đời.
- Dùng đệm phẳng, chắc và chống nước trong cũi trẻ.
- Cho con bú sữa mẹ, nếu có thể.
Những điều không nên làm:
- Hút thuốc trong khi mang thai hoặc khi ở trong phòng với trẻ.
- Ngủ trên giường hoặc ghế với 1 bé sơ sinh trên tay.
- Để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ vừa phải là khoảng 16 đến 20 độ C.
Nguồn: Dailymail, Baby, Mirror
Theo Helino
Một phụ nữ tử vong do ngộ độc chất tẩy rửa vệ sinh khi lau bếp: Chuyên gia đưa ra những cảnh báo đáng chú ý Chất tẩy rửa chứa amoniac không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ. Các chuyên gia cũng đã lên tiếng cảnh báo về những chất tẩy rửa chứa thành phần này. Tử vong vì ngộ độc chất tẩy rửa trong quá trình vệ sinh nhà bếp Nguồn tin từ Dailymail cho hay, một phụ nữ 30 tuổi ở Madrid, Tây Ban Nha, đã...