Ngã vào bát sứ, bé gái rách 7 cm trên mặt, lộ hoàn toàn cả cung lợi
Trung tâm Y tế huyện Yên Lập (Phú Thọ) vừa tiếp nhận bệnh nhi 15 tháng tuổi người dân tộc H’mông với vết thương phức tạp trên má.
Trẻ ngã vào bát sứ, rách toác má, lòi cả cung lợi
Theo đó, vào trưa 17/7/2020, Phòng khám Ngoại, Trung tâm Y tế huyện Yên Lập tiếp nhận bệnh nhi Mùa Thị K. L,15 tháng tuổi (Trung Sơn, Yên Lập, Phú Thọ) vào viện với vết thương sâu dài 7cm kéo từ môi đến má phải do va chạm vào vật sắc nhọn.
Qua thăm hỏi được biết bé L. bị ngã vào bát sứ. Bát vỡ khiến mảnh vỡ của bát siết vào vùng môi má từ môi đến góc tai, lộ hoàn toàn cung lợi.
Do vết thương sâu và phức tạp nên bệnh nhi được chuyển ngay đến phòng phẫu thuật gây mê, vệ sinh và khâu phục hồi vết thương. Sau khi hồi tỉnh, bé được chuyển về tiếp tục điều trị tại khoa Ngoại Tổng hợp – Chuyên khoa của Trung tâm Y tế huyện Yên Lập.
Sau 6 ngày điều trị, vết thương của bé đã được tháo băng, cơ bản đã phục hồi, bé ăn tốt, bú tốt và hầu như không còn quấy khóc.
Thạc sỹ – Bác sỹ Nguyễn Thị Hạnh, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp – Chuyên khoa khuyến cáo: “Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương nên tất cả các gia đình có trẻ nhỏ nên quan sát và trông coi con trẻ một cách sát sao, tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với các đồ vật dễ vỡ và sắc nhọn, tránh các tai nạn không mong muốn.
Còn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em nhưng cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sự quan tâm chú ý của người lớn trong quá trình nuôi dạy chăm sóc trẻ.
Video đang HOT
Chỉ một phút thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ. Trong trường hợp không may trẻ bị thương, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu vết thương và chuyển tuyến có chuyên môn cao để điều trị.
Bỏ túi các mẹo giúp trẻ bớt quấy khóc vì khó chịu khi mọc răng
Với những bí quyết này, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều trong thời kỳ mọc răng, từ đó bố mẹ cũng sẽ khỏe hơn nhiều khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn này.
Khi được 6-7 tháng tuổi, thông thường bé sẽ mọc răng đầu tiên. Trong giai đoạn này, trẻ thường quấy khóc vì đau, lợi thì sưng, bị sốt, bỏ bú... và có lẽ tồi tệ nhất là vào ban đêm khi trẻ khó chịu, không ngủ được nên quấy khóc, kéo theo đó là những đêm mất ngủ cho cả nhà.
Trong giai đoạn mọc răng này, nướu của trẻ sẽ bị sưng, gây đau và chảy nước dãi, gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy, để giai đoạn này trở nên dễ dàng và thoải mái hơn cho tất cả mọi người, điều quan trọng là biết cách làm thế nào để giảm đau và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Sau đây là 8 cách mà bố mẹ có thể tham khảo để làm được điều đó:
Vào ban đêm, mọc răng khiến trẻ khó chịu, không ngủ được nên quấy khóc, kéo theo đó là những đêm mất ngủ cho cả nhà.
1. Gây tê cho nướu
Hiện nay có nhiều loại kem và gel bôi nướu giúp giảm bớt những cơn đau cho bé vì chúng có thể mang đến tác dụng gây tê. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên lạm dụng, dùng nhiều và đặc biệt lưu ý không bôi trước khi ăn vì chúng cũng có thể gây tê lưỡi, khiến bé khó nuốt thức ăn.
2. Dùng thuốc giảm đau
Nếu như bé có vẻ cực kì khó chịu và đau thì bố mẹ có thể dùng paracetamol để giảm đau nhưng chỉ nên cho bé dùng đúng liều lượng phù hợp với độ tuổi. Ngoài ra, thuốc này chỉ nên sử dụng cho bé trên 2 tháng tuổi và để chắc chắn nhất thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận về liều lượng nên cho bé dùng. Đây cũng là cách không nên lạm dụng.
3. Luôn giữ cho bé được mát mẻ
Một triệu chứng thường gặp khi bé mọc răng là má ửng đỏ và một vài phụ huynh cho rằng đó là do nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh cho điều này cả. Tuy nhiên, điều bố mẹ cần lưu ý là đảm bảo trẻ luôn cảm thấy thoải mái (nhiệt độ lý tưởng cho phòng của trẻ là 16-20 độ C). Chỉ dùng chăn mỏng nhẹ cho trẻ và dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường xuyên.
Điều bố mẹ cần lưu ý là đảm bảo trẻ luôn cảm thấy thoải mái.
4. Xoa dịu cả phần mông cho bé
Không chỉ có má mà trong thời gian mọc răng, mông của bé cũng có thể bị rộp hoặc tấy đỏ vì trẻ có xu hướng đi phân lỏng nhiều hơn. Nguyên nhân được cho là do trẻ nuốt nhiều nước dãi hơn trong thời kỳ này. Vì vậy, bố mẹ đừng quên phần này để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Để làm dịu thì bố mẹ có thể bôi kem chống hăm.
5. Sử dụng đồ chơi dành cho trẻ mọc răng
Những món đồ chơi này có thể là những chiếc vòng cao su hoặc các món đồ khác, có đủ hình dạng và kích cỡ, có thể chịu sự nhai, cắn của bé. Mẹ cũng có thể vắt nước vào núm vú cao su để cho bé thư giãn. Tuy nhiên cần lưu ý là nên cất những đồ chơi này đi khi cho trẻ đi ngủ vì chúng có thể gây sao nhãng cho trẻ, khiến trẻ quên hoặc không muốn ngủ.
Những đồ chơi được thiết kế an toàn để bé gặm, nhai có thể giúp bé bớt khó chịu.
6. Mát xa nướu
Đầu tiên, rửa sạch ngón tay hoặc sử dụng dụng cụ massage nướu chuyên dụng nhẹ nhàng chà nhẹ lên phần nướu răng đang sưng lên của bé để giúp giảm cảm giác khó chịu. Mẹ cũng có thể bôi một ít vaseline quanh miệng cho trẻ vào giờ ngủ để tránh cảm giác đau vào giữa đêm gây ra bởi chảy nước dãi.
7. Đánh lạc hướng
Hãy thử đánh lạc hướng sự khó chịu của bé bằng cách thu hút sự chú ý của trẻ với những bài hát nhẹ nhàng, trò chuyện hoặc bế và âu yếm.
8. Giữ bình tĩnh, mọi việc sẽ qua thôi
Thật khó khăn khi nghĩ tới việc bạn vừa rèn thói quen ngủ cho bé thành công thì giai đoạn mọc răng này lại đến và phá vỡ mọi nỗ lực của bạn, và bạn sẽ phải làm lại một lần nữa. Nhưng hãy nhớ rằng vì bạn đã từng làm được thì dù có phải làm lại bao nhiêu lần đi chăng nữa, bạn cũng sẽ làm lại được. Hãy luôn bình tĩnh, từ từ giải quyết mọi vấn đề và giai đoạn này cũng sẽ sớm qua thôi.
Cẩn trọng với các tai nạn thương tích nguy hiểm khi trẻ nghỉ hè Trẻ em thường hiếu động, nghịch ngợm, nếu cha mẹ không quan tâm và dạy trẻ những kỹ năng cần thiết, tai nạn thương tích rất dễ xảy ra. Năm nào vào dịp hè cũng gia tăng tai nạn thương tích ở trẻ, có những trường hợp bị súc vật cắn gây tử vong. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đến...