Nga vẫn “tương tư” tàu sân bay trực thăng Mistral của Pháp?
Siêu phẩm tàu sân bay trực thăng Mistral gắn với thương vụ bất thành từng gây tranh cãi giữa hai nước Nga-Pháp trong quá khứ.
Mới đây, hãng thông tấn Sputnik dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Công nghiệp Crimea, ông Endrei Vasyuta, cho biết bán đảo này thừa sức đóng được các loại tàu hiện đại tương tự mẫu Mistral của Pháp.
Crimea tuyên bố có thể đóng được mẫu tàu như tàu Mistral của Pháp, chiến hạm lớn nhất trong những tàu cùng loại tại châu Âu.
“Nhà máy Zaliv là một trong những cơ sở đóng tàu có cơ sở vật chất cùng địa hình xung quanh thuận lợi mà không nơi nào khác ở Nga có. Đặc biệt là những vũng cạn rộng lớn và bờ trượt giúp cho các kỹ sư có thể đóng nhiều chiếc tàu cùng một lúc. Nhà máy quân sự hoàn toàn có khả năng chế tạo được những tàu sân bay trực thăng lớn. Điều chúng ta cần là những bí quyết và dự án cụ thể để tiến hành làm việc”, Bộ trưởng Vasyuta nói.
Bộ trưởng Andrei Vasyuta lưu ý rằng nhiều nhà máy đóng tàu tại bán đảo Crimea bị bỏ bê khiến hiện tại giới chức địa phương đang đề xuất giải pháp nâng cấp triệt để.
Tuyên bố trên đã một lần nữa gợi lại quá khứ “đau buồn” cho mối quan hệ quân sự giữa Nga-Pháp năm 2015. Khi ấy, Tổng thống hai nước đã thống nhất chấp dứt hợp đồng cung cấp tàu sân bay Mistral của Pháp cho Hạm đội Biển đen Nga. Nguyên nhân bởi phía Paris đã phá vỡ hợp đồng khi không giao 2 mẫu tàu Mistral đúng hẹn.
Hợp đồng mua tàu sân bay Mistral giữa Nga-Pháp bất thành từng là vấn đề gây tranh cãi trong quá khứ
Tổng thống Pháp Francois Hollande đã quyết định hủy bàn giao tàu để phán đối sự can thiệp của Nga vào Ukraine. Nhiều nguồn tin cho biết Mỹ và Liên minh châu Âu đều gây sức ép để Pháp không giao mẫu tàu này cho Nga. Sự việc khiến chính quyền Moscow quyết định Paris sẽ phải bồi thường số tiền cho việc phá vỡ hợp đồng là hơn 1,3 tỉ USD.
Hợp đồng này được nhận định là hợp đồng vũ khí lớn đầu tiên của Nga với phương Tây trong 2 thập kỷ qua. Sau đó, nhiều nước đã ngỏ ý muốn mua lại hai con tàu này như Canada, Ấn Độ, Ai Cập, Singapore…
Giới quan sát quân sự thế giới nhận định rằng hợp đồng mua tàu Mistral phù hợp với học thuyết quân sự đang phát triển của Moscow. Nước này vẫn đang nỗ lực thực hiện một chương trình hiện đại hoá vũ khí quy mô lớn với mục tiêu nâng tỉ lệ các vũ khí, trang thiết bị hiện đại của toàn bộ lực lượng vũ trang lên đáng kể trong năm 2020. Đặc biệt chương trình này chú trọng vào lực lượng hải quân.
Video đang HOT
Các mẫu tàu Mistral đa năng không chỉ được sử dụng trong mục đích quân sự mà có thể thực hiện các nhiệm vụ dân sự. Ngoài thời gian thực thi nhiệm vụ nó có thể hoạt động như một cơ sở tàu bệnh viện trong các hoạt động triển khai viện trợ nhân đạo.
Tính đa năng, tiện dụng gây ấn tượng
Tàu sân bay chở trực thăng lớp Mistral còn có tên gọi khác là tàu đổ bộ tấn công. Mistral được mệnh danh là chiến hạm lớn thứ hai của Hải quân Pháp nhưng cũng là tàu đổ bộ lớn nhất so với các tàu cùng loại tại châu Âu. Những mẫu tàu này sẽ được dùng trong nhiệm vụ chỉ huy, tấn công, hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, cứu trợ hay thực hiện nhiều sứ mệnh hải quân quan trọng khác.
Sơ đồ cấu tạo một mẫu tàu đổ bộ tấn công Mistral của Pháp
Với chiều dài 199m, chiều rộng 32m, mỗi tàu Mistral có thể vận chuyển 16 máy bay trực thăng cùng 700-900 binh sĩ. Không những vậy, Hải quân Pháp còn tận dụng được tính đa năng của Mistral khi chúng có thể chở hơn 50 xe bọc thép kèm theo. Tàu cũng được trang bị hệ thống chỉ huy điện tử và kiểm soát tinh vi nhằm hỗ trợ máy bay trực thăng cất cánh, xe bọc thép dễ dàng đổ bộ từ ngoài bãi biển.
Mỗi khoang trên tàu đều được lắp đặt một hoặc hai thang máy phục vụ việc vận chuyển xe cơ giới và trực thăng. Trong khoang boong phóng máy bay là một sân bay rộng khoảng 6.400 m2 được bố trí các vị trí cho 6 máy bay trực thăng có thể cất cánh cùng lúc.
Sức chứa trên khoang cũng cực ấn tượng khi có thể cung cấp diện tích cho 16 máy bay trực thăng hạng nặng hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ. Ngoài ra, khoang chứa chuyên dụng diện tích 2.650 m2 được sử dụng để chở trang thiết bị phục vụ cho chiến dịch quân sự của Hải quân.
Hai mẫu tàu sân bay Mistral được chuyển giao cho Ai Cập thay vì Nga
Về hệ thống phòng vệ, Mistral được trang bị hai tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn dùng cho tên lửa phòng không Mistral (hệ thống tên lửa phòng không gọn nhẹ được thiết kế bởi hãng MBDA). Tổ hợp tên lửa này được tích hợp hệ thống radar dẫn đường tia hồng ngoại với tầm hoạt động hơn 6km. Từ đây, hệ thống này cung cấp khả năng phòng thủ trước mọi máy bay hay vũ khí tên lửa hành trình chống hạm.
Đặc biệt, hệ thống radar của tàu Mistral có thể phát hiện được những mục tiêu tại các khu vực hiểm trở nhất trong tầm thấp ở phạm vi tới 140km. Trong khoảng cách 180km, không mục tiêu tầm xa nào có thể “thoát” được chế độ không gian 3 chiều tầm xa của hệ thống này. Tại chế độ tự vệ khoảng cách gần, tàu Mistral có thể phát hiện và theo dõi mọi mối đe doạ trong vòng bán kính 60km.
Cũng chính bởi khả năng phối hợp số lượng lớn các loại xe chiến đấu và máy bay trên địa hình bờ biển phức tạp nên tàu đổ bộ tấn công Mistral được mệnh danh là “con dao đa năng Thuỵ Sỹ” (con dao nhỏ với nhiều tác dụng được sử dụng phổ biến bởi quân đội Thuỵ Sỹ). Đồng thời, các máy bay trực thăng từ tàu Mistral có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khó khăn từ khoảng cách xa đến những hoạt động do thám quân sự nằm sâu trong đất liền.
Sở hữu Mistral từ Pháp, Ai Cập vẫn “vòi vĩnh” thiết bị điện tử Nga Theo TASS, Hải quân Ai Cập vừa chính thức đề nghị Nga cung cấp các hệ thống điện tử cho cặp tàu sân bay trực thăng Mistral vừa mua từ Pháp. Theo như yêu cầu này Ai Cập muốn công ty Rosoboronexport giúp đỡ hoàn thiện, lắp đặt hệ thống tác chiến điện tử trên khoang. Đại diện hai nước sẽ gặp nhau trong tháng 5 để triển khai kế hoạch này. Mức chi phí Ai Cập sẽ chi trả cho Nga vẫn chưa được tiết lộ. Không chỉ muốn hoàn thiện về thiết bị điện tử, Ai Cập đã ký thêm hợp đồng mua 16 máy bay trực thang trinh sát-tấn công Ka-52 của Nga trên mỗi tàu Mistral đã đặt mua. Như vậy tổng số trực thăng Cairo đặt mua sẽ là 32 chiếc. Như vậy, khi huỷ bỏ hợp đồng mua tàu Mistral của Pháp, Nga vừa được đền bù lại thu về hai hợp đồng “béo bở” từ phía Ai Cập. Đồng thời Moscow vẫn tính toán chiến lược nỗ lực tự chế tạo mẫu tàu đổ bộ tấn công mới với sức mạnh tương đương.
Phương Hà
Theo_Người Đưa Tin
Nhật lo không địch nổi nếu hải quân Trung Quốc có Mistral
Theo tạp chí The Diplomat của Nhật, Washington cần "kéo" các tàu sân bay trực thăng "Mistral" của Pháp ra khỏi tay Trung Quốc, nếu không cán cân quyền lực quân sự ở châu Á có thể sẽ thay đổi.
Nhật lo Pháp bán tàu Mistral cho Trung Quốc
Tạp chí The Diplomat của Nhật bày tỏ sự lo ngại nếu Trung Quốc sở hữu tàu và mỏ xẻ, nắm được kỹ thuật đóng tàu sân bay trực thăng mặt boong phẳng của châu Âu - điều mà cả Nga và Trung Quốc đều còn đang thiếu và hiện đang nỗ lực làm chủ công nghệ.
Trước đây, Hoa Kỳ đã từng quan ngại sâu sắc khi biết tin Nga mua hai tàu sân bay trực thăng "Mistral" của Pháp. Bây giờ tình hình đó sẽ lặp lại, nhưng nỗi quan ngại của Washington hiện nay lại liên quan đến Bắc Kinh - tạp chí The Diplomat viết.
Hồi tuần trước, các phương tiện truyền thông Pháp đưa tin rằng nước Pháp có thể bán cho Trung Quốc hai tàu sân bay trực thăng "Mistral", được chế tạo riêng theo đơn đặt hàng của Nga và có thể được Pháp chào hàng trong chuyến thăm của hải quân nước này đến Trung Quốc.
Từ ngày 9 đến 15-5, một phái đoàn của hải quân Pháp, gồm hai chiến hạm là tàu đổ bộ trực thăng Dixmude thuộc lớp Mistral và tàu khu trục lớp La Fayette có tên Aconit đã ghé thăm thành phố Thượng Hải. Trên thực tế, đây là lần đầu tiên một tàu chiến lớp Mistral ghé thăm Trung Quốc.
Dixmude là chiếc tàu lớp Mistral thứ ba và cũng là cuối cùng được đóng cho hải quân Pháp, cùng lớp những tàu Mistral mà các nhà máy đóng tàu nước này chế tạo cho hải quân Nga, nhưng không bàn giao cho Nga do những nguyên nhân xoay xung quanh cuộc khủng hoảnh chính trị ở Ukraine.
Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo của Nhật có tính năng tương tự Mistral của Pháp
Các nhà phân tích cho rằng Washington nên "kéo" các tàu "Mistral" ra khỏi tầm tay Trung Quốc, bởi Bắc Kinh hiện đang xây dựng một hạm đội năng động và hiện đại. Đặc biệt là nước này đang thiếu những tàu đổ bộ trực thăng tầm xa như Mistral.
Tạp chí Diplomat thừa nhận rằng, Pháp rất khó để bán được tàu sân bay trực thăng cho Trung Quốc, vì lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu về xuất khẩu vũ khí cho nước này. Tuy nhiên, tờ tạp chí vẫn lo ngại khả năng Trung Quốc sẽ có thể mua được "Mistral".
Mistral nguy hiểm thế nào khi lọt vào tay Trung Quốc?
The Diplomat sợ rằng, nếu Trung Quốc mua được các tàu đó, có khả năng cán cân quyền lực ở châu Á trong tương lai sẽ thay đổi. Hiện hải quân nước này đang nỗ lực sở hữu 3 tàu sân bay, việc họ có thêm tàu đổ bộ tấn công tầm xa hiện đại như Mistral sẽ như "nối giáo cho giặc".
Tạp chí nhấn mạnh rằng, do các tàu sân bay trực thăng lớp Mistral được đóng theo yêu cầu riêng của Moscow nên chúng hoàn toàn có thể được thích ứng với máy bay trực thăng Ka-27, Ka-52..., được trang bị cho Hải quân Nga, mà Trung Quốc cũng có cả Ka-27 và Ka-28 nên rất dễ sử dụng.
Mọt điểm cũng rất quan trọng là các tàu sân bay Mistral hoàn toàn có đủ điều kiện triển khai các máy bay tiêm kích có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như F-35B của hải quân đánh bộ Mỹ. Đây là điều Trung Quốc đang thiếu và rất muốn có.
Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật sẽ lép vế trước Hải quân Trung Quốc có tàu sân bay trực thăng Mistral
Bắc Kinh khao khát điều này khi họ mới chỉ có các tiêm kích hạm thông thường trên tàu sân bay là J-15. Đồng thời, trong thời gian qua đã xuất hiện thông tin cho rằng, nước này đang phát triển dòng tiêm kích hạm V/STOL dựa trên nguyên mẫu của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 của Tập đoàn hàng không Thẩm Dương là J-31.
Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật hiện thua hải quân Trung Quốc về tàu sân bay nhưng lại được đánh giá cao hơn vì đang sở hữu các tàu đổ bộ tấn công lớp Izumo có khả năng mang theo các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35B của Mỹ. Nhưng, nếu Paris bán cho Bắc Kinh 2 tàu Mistral có tính năng tương tự, hải quân Nhật sẽ trở nên lép vế trước Trung Quốc.
Hơn nữa, Bắc Kinh có công nghệ sao chép siêu đẳng nên mối lo về việc Mistral bị Trung Quốc nhái lại là điều hoàn toàn dễ xảy ra, trong bối cảnh các nhà máy đóng tàu nước này chưa đủ trình độ đóng tàu đổ bộ và tàu sân bay mặt boong phẳng như Mỹ và EU.
Tuy nhiên, việc Mistral lọt vào tay Trung Quốc chắc chắn là một mối quan ngại của Mỹ, giống như việc xảy ra vào năm 2011, khi Pháp ký hợp đồng đóng tàu cho Nga. Bởi vậy, Diplomat cho rằng, Washington sẽ làm tất cả để ngăn cản Bắc Kinh mua được 2 con tàu mà Paris đã cương quyết không chịu bàn giao cho Moscow.
Theo_An ninh thủ đô
Xuất khẩu quốc phòng Pháp tăng kỷ lục sau thương vụ Mistral Bất chấp dư luận tiêu cực do thương vụ tàu Mistral với Nga đổ vỡ, ngành xuất khẩu quốc phòng Pháp năm 2015 vẫn tăng gấp đôi so với năm 2014. Trung tâm Phân tích thị trường vũ khí toàn cầu (CAWAT) vừa đưa ra số liệu thống kê trong năm 2015, Pháp đã có hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu...