Nga vẫn là đối tác quân sự quan trọng nhất của Ấn Độ
“Lựa chọn hợp tác của Ấn Độ đã đa dạng hơn, tuy nhiên Nga vẫn là đối tác quân sự quan trọng nhất của chúng tôi”, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu vào hôm 11-12.
Phát biểu trước một cuộc họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ cho biết: “Thật tuyệt vời khi được đón tiếp Tổng thống Putin đến Ấn Độ. Tôi cảm thấy vô cùng vinh dự. Đây là lần cuộc họp thượng đỉnh thường niên lần thứ 11 của ông Putin tại Ấn Độ và là lần đầu tiên của tôi. Tôi tin tưởng rằng quan hệ hợp tác song phương giữa 2 nước sẽ ngày càng phát triển”.
Nga và Ấn Độ có quan hệ rất tốt đẹp
Về phần Nga, Tổng thống Putin nói: “Chúng tôi đã có những cuộc thảo luận mang tính xây dựng về mọi vấn đề trọng tâm. Tôi hài lòng với cách mà chuyến công du này đang diễn ra và kết quả của nó”.
Trước buổi họp báo, 2 nhà lãnh đạo Nga-Ấn Độ đã cùng nhau bàn bạc về việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như quốc phòng, năng lượng và thương mại, đúng thời điểm kinh tế Nga đang phải đối mặt với các án trừng phạt từ phương Tây.
Video đang HOT
Cụ thể, tập đoàn Rosatom Nga sẽ giúp Ấn Độ xây dựng 12 lò phản ứng hạt nhân trong vòng 20 năm tới, bên cạnh đó, công ty sản xuất dầu Rosneft Nga cũng đã hoàn tất được một thoả thuận xuất khẩu dầu mỏ với tập đoàn Essar của Ấn Độ.
Về mặt quốc phòng, Nga đã quyết định sản xuất 400 máy bay đa dụng hiện đại Kamov Ka-226T ở Ấn Độ mỗi năm. Đây là loại máy bay có thể thực hiện các nhiệm vụ quân sự, cũng như dân sự và nhiều khả năng Ấn Độ cũng sẽ kí hợp đồng mua loại máy bay này trong thời gian tới. Ngoài ra, theo Thủ tướng Modi, Nga cũng đang đề nghị sản xuất một vài linh kiện quân sự khác tại Ấn Độ và cùng nhau tiếp tục hợp tác trong dự án chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5.
Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi cũng nhắc tới việc cải thiện nguồn cung cấp kim cương thô từ Nga sang Ấn Độ. Hiện Nga đang là nhà chế tạo kim cương hàng đầu thế giới trong khi Ấn Độ là một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất mặt hàng này.
Theo_An ninh thủ đô
Giữ chặt sân nhà
Một khi trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội Nam Á, Trung Quốc có thể cản trở các dự án có lợi cho Ấn Độ, như hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trên biển Đông.
Thất vọng là đánh giá chung về Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội Nam Á về hợp tác khu vực (SAARC) lần thứ 18 vừa kết thúc hôm 27-11 tại Kathmandu - Nepal. Trong 3 thỏa thuận xương sống - về đường bộ, đường sắt và năng lượng - rút cuộc 8 nước Nam Á chỉ ký được hiệp ước xây dựng một lưới điện chung.
Cũng không có đột phá nào về thúc đẩy hợp tác kinh tế dù đây được xác định là chủ đề chính của hội nghị. Mục tiêu lập một cộng đồng kinh tế chung trong 15 năm tới càng xa vời khi Ngân hàng Thế giới chê Nam Á là một trong các khu vực ít hội nhập nhất.
Theo Bloomberg, giao dịch giữa 8 nước thành viên SAARC tăng từ dưới 140 triệu USD năm 2008 lên 878 triệu USD năm 2012 nhưng vẫn chiếm chưa tới 5% tổng giá trị thương mại toàn khu vực, quá thấp so với con số 25% của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif (đứng) đi ngang sau lưng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (giữa) hôm 26-11. Căng thẳng giữa 2 nước được cho là khiến hội nghị không thành công Ảnh: REUTERS
Kết quả nghèo nàn này càng chất thêm khó khăn lên quyết tâm tăng cường vị thế trên sân nhà của Ấn Độ. Để đối phó với ảnh hưởng kinh tế ngày càng lan rộng của Trung Quốc, Ân Đô đã công bố một loạt đầu tư về hạ tầng, y tế, giáo dục, viễn thông... tại hội nghị lần này. Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Narendra Modi còn mời gọi láng giềng hưởng ứng các cơ hội kinh tế của Ấn Độ và tránh nhắc đến các tồn tại nhạy cảm có thể khiến họ phật ý.
Tuy nhiên, Pakistan và hầu hết các nước nhỏ ở Nam Á đều ủng hộ nâng cấp Trung Quốc từ vai trò quan sát viên hiện nay lên thành viên đầy đủ hoặc đối tác chiến lược của SAARC. Làm như vậy, theo đài Al Jazeera, họ vừa muốn thu hút các nguồn lợi kinh tế từ Trung Quốc vừa "đối trọng" được với Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất khu vực.
Bắc Kinh cũng không che giấu tham vọng bởi có chỗ đứng vững chắc ở Nam Á giúp nước này đạt cùng lúc 3 mục tiêu: ổn định tình hình Tân Cương, Tây Tạng; hưởng lợi từ thị trường đầy tiềm năng với 1,6 tỉ dân; tiếp cận các lợi ích thương mại lẫn hàng hải trên Ấn Độ Dương. Tại hội nghị ở Kathmandu, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân hứa tăng giao dịch thương mại lên 150 tỉ USD và đầu tư 30 tỉ USD để phát triển hạ tầng Nam Á trong 5 năm tới.
Bất chấp áp lực của các nước láng giềng, New Delhi quyết ngăn chặn Bắc Kinh "thăng cấp". Al Jazeera lý giải nỗi lo lắng của Ấn Độ rằng một khi trở thành thành viên đầy đủ, Bắc Kinh sẽ có quyền phủ quyết các vấn đề của SAARC và lợi dụng nó để cản trở các dự án có lợi cho Ấn Độ. Ví dụ, Trung Quốc có thể ngáng chân các dự án của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Nhật Bản đổ vào bang Arunachal Pradesh, nơi có tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Việc Ấn Độ hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trên biển Đông cũng có thể bị làm khó dễ. Còn với kịch bản trở thành đối tác chiến lược, Ấn Độ lo ngại Trung Quốc lũng đoạn sự đoàn kết của SAARC như đã làm với ASEAN.
Lợi thế to lớn của Trung Quốc nằm ở túi tiền rủng rỉnh. Bà Tanvi Madan, chuyên gia phân tích thuộc Viện Brookings (Mỹ), cho rằng các nước nhỏ trong SAARC bắt tay Trung Quôc là đương nhiên. "Ân Đô có phản đối cũng vô ích, thậm chí có thể nói là phản tác dụng. Ân Đô cần đưa ra một phương án thay thế khả thi, tức là chứng tỏ rằng họ muốn cùng các nước SAARC song hành trên con đường dẫn đến thịnh vượng" - bà Madan nói.
Tương tự, một chuyên gia Ấn Độ là ông Sreeram Chaulia, hiệu trưởng Trường Quan hệ quốc tế Jindal ở Delhi, bình luận: "Muốn giữ Nam Á trong tầm ảnh hưởng, Ấn Độ cần hợp tác kinh tế và kết nối tốt hơn. Chúng ta đang đóng vai người bảo hộ và điều đó không tốt".
Theo NTD
Ấn Độ bổ nhiệm Đặc phái viên về vấn đề biên giới với Trung Quốc Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ chiều 24/11 ra thông cáo cho biết Cố vấn an ninh quốc gia (NSA) Ajit Doval đã được bổ nhiệm làm Đặc phái viên phụ trách các cuộc đàm phán về vấn đề biên giới và tham vấn chiến lược với Trung Quốc. Ông Doval được giao nhiệm vụ giải quyết nhiều vấn đề, trong đó nhiệm...