Nga và Ukraine ủng hộ tổ chức đàm phán hòa bình ở Jerusalem
Tổng thống Ukraine cho rằng Jerusalem là “địa điểm xây dựng” để tổ chức các cuộc đàm phán Nga-Ukraine, trong khi Moskva không phản đối ý tưởng này.
Theo tờ Bưu điện Jerusalem, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 12/3 cho rằng Jerusalem là một địa điểm mang tính xây dựng để tổ chức các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Ukraine và Nga.
Thủ tướng Israel Bennett và Tổng thống Nga Putin trong cuộc gặp ở Sochi, Nga. Ảnh: Reuters
Phát biểu với các phóng viên, ông Zelensky nêu rõ: “Tôi đã nói với [ Thủ tướng Israel Bennett] rằng hiện tại việc tổ chức các cuộc đàm phán ở Nga, Ukraine hoặc Belarus là không mang tính xây dựng. Đây không phải là những nơi mà chúng tôi (lãnh đạo các nước liên quan) có thể đồng ý về một lệnh ngừng bắn. Tôi cho rằng Israel, cụ thể là Jerusalem, là một nơi có thể phù hợp”.
Video đang HOT
Tuyên bố trên của ông Zelensky được đưa ra ngay trước cuộc điện đàm kéo dài một giờ với Thủ tướng Israel Bennett để thảo luận về các biện pháp nhằm ngăn chặn giao tranh ở Ukraine.
Tổng thống Ukraine nói: “Tôi cho rằng [ông Bennett] có thể đóng một vai trò quan trọng, bởi vì Israel là một quốc gia có lịch sử tương đồng (với hoàn cảnh của chúng tôi), cũng như có nhiều người nhập cư Do thái ở Nga, Ukraine và Belarus”.
Tờ Bưu điện Jerusalem dẫn một nguồn tin ngoại giao cấp cao Israel xác nhận rằng Nga cũng sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán với Ukraine tại Jerusalem, ngay sau cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Israel Bennett và Tổng thống Ukraine Zelensky.
Nguồn tin ngoại giao lưu ý Nga không bác bỏ ý tưởng đàm phán ở Jerusalem, nhưng Israel không chắc họ có nên tổ chức các cuộc đàm phán giữa Nga-Ukraine.
“Chúng tôi phải xem liệu chúng tôi có thể thực sự hữu ích hay không. Nếu có thể tạo ra bước đột phá, chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết. Khi nói đến sự hòa giải của Thủ tướng Bennett giữa Nga và Ukraine, chúng tôi không ép buộc bất cứ ai”, nguồn tin trên nói.
Nhà ngoại giao trên cho biết thêm rằng ông Zelensky đã đề nghị điện đàm với Thủ tướng Bennett ngày 12/3 và từ lâu đã muốn Israel làm trung gian hòa giải với Nga. Với những tuyên bố gần đây của Tổng thống Zelensky rằng Ukraine sẵn sàng từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO và Nga không còn yêu cầu phi quân sự hóa hoàn toàn Ukraine, đây là một dấu hiệu cho thấy Kiev và Moskva đang dần hướng đến một thỏa thuận.
G7 ra tuyên bố chung về vấn đề Nga-Ukraine
Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 19/2 đã ra tuyên bố chung về vấn đề Nga-Ukraine, trong đó khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy Nga đang giảm các hoạt động quân sự tại khu vực gần biên giới với Ukraine, đồng thời khẳng định vẫn dành mối quan tâm lớn tới diễn biến tại khu vực này.
Lực lượng vũ trang Nga và Belarus tham gia cuộc tập trận chung "Zapad-2021" tại tỉnh Nizhny Novgorod, cách thủ đô Moskva (Nga) khoảng 350km về phía Đông. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo tuyên bố chung do Bộ Ngoại giao Anh công bố, Ngoại trưởng các nước này đã kêu gọi Nga lựa chọn các biện pháp ngoại giao, giảm leo thang căng thẳng, rút quân khỏi khu vực gần biên giới với Ukraine, đồng thời tuân thủ đầy đủ các cam kết quốc tế.
Về phía Nga, Bộ Quốc phòng nước này ngày 18/2 thông báo bắt đầu rút thêm xe tăng và các xe bọc thép khác ra khỏi các khu vực gần biên giới với Ukraine. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các đơn vị xe tăng của Quân khu miền Tây đã quay trở về căn cứ thường trực tại tỉnh Nizhny Novgorod sau khi hoàn thành các bài tập theo kế hoạch. Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết 10 máy bay chiến đấu đã rút khỏi Bán đảo Crimea.
Trước đó, ngày 16/2, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận các cuộc tập trận tại Bán đảo Crimea đã kết thúc và các binh sĩ đang quay trở lại các đơn vị đồn trú. Thông báo cho biết các đơn vị của Quân khu miền Nam đang di chuyển về các điểm đóng quân thường trực sau khi hoàn thành nhiệm vụ tham gia các cuộc tập trận chiến thuật định kỳ.
Căng thẳng leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và NATO cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không đe dọa bất cứ quốc gia nào.
Theo quan điểm của Moskva, việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
Thế giới tuần qua: Khủng hoảng Ukraine chưa giảm nhiệt; loạt nước châu Âu nới lỏng hạn chế COVID-19 Tình hình Ukraine chưa có dấu hiệu tìm được giải pháp gỡ rối và nhiều nước châu Âu cùng đi theo con đường nới lỏng hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 là những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong tuần qua. Nga rút quân, Đông Ukraine "căng" tiếng súng Binh sĩ Ukraine tại Popasna, vùng Luhansk thuộc Đông Ukraine. Ảnh:...