Nga và Ukraine tuyên bố trái ngược về đảo Rắn
Bộ Quốc phòng Nga ngày 30/6 tuyên bố rút quân khỏi đảo Rắn và gọi đây là một “cử chỉ thiện chí”, song phía Ukraine lại đưa ra những khẳng định trái ngược.
“Vào ngày 30/6, để thể hiện cử chỉ thiện chí, lực lượng vũ trang Nga đã hoàn thành nhiệm vụ trên đảo Rắn và rút đơn vị đồn trú tại đây”, AFP dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nhấn mạnh quyết định rút quân nhằm tạo điều kiện cho Ukraine vận chuyển ngũ cốc, “ngăn Kyiv suy diễn về một cuộc khủng hoảng lương thực trong tương lai với lý do không có khả năng xuất khẩu ngũ cốc vì Nga kiểm soát hoàn toàn phía tây bắc biển Đen”.
Hòn đảo là một trong những trận địa mở màn cho xung đột ở Ukraine. Đảo Rắn chỉ có diện tích khoảng 220.000 m2 nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng với lực lượng đồn trú tại đây. Nếu duy trì lực lượng trên đảo, Nga có thể chặn các chuyến hàng từ các cảng của Ukraine.
Tuyên bố trái ngược
Trong tuyên bố rút quân hôm 30/6, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh đây là một “cử chỉ thiện chí” nhằm “chứng minh cho cộng đồng thế giới thấy rằng Nga không can thiệp vào nỗ lực của Liên Hợp Quốc trong quá trình tổ chức hành lang nhân đạo, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu nông sản từ lãnh thổ Ukraine”.
Điều này tương đồng với khẳng định của Moscow trong nhiều tuần qua và phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh BRICS hôm 24/6.
Theo đó, ông chỉ ra rằng: “Những nỗ lực có chủ ý đang được thực hiện để khuấy động sự ‘cuồng loạn’ về việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua các cảng biển Đen bị đình chỉ”.
“Tôi đã nhiều lần tuyên bố và muốn nhắc lại rằng Nga không cản trở xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine và sẵn sàng đảm bảo tàu thuyền chở ngũ cốc qua lại vùng biển quốc tế một cách an toàn, với điều kiện quân đội Ukraine phải dọn sạch mìn tại các cảng và vùng nước lân cận”, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, TASS đưa tin.
Drone ghi lại hình ảnh một đám cháy trên đảo Rắn hôm 8/5. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, những tuyên bố về đảo Rắn từ phía Ukraine lại cho thấy một câu chuyện khác.
Cùng ngày 30/6, trên Telegram, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Phía Nam của Lực lượng Vũ trang Ukraine nói rằng “(Nga) đã vội vàng sơ tán đồn trú bằng 2 tàu cao tốc và có thể đã rời khỏi hòn đảo”.
Tổng tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Ukraine Valeriy Zaluzhniy cũng cho biết “những người chiếm đóng” đã rời đi sau khi “không thể chịu được hỏa lực của pháo binh, tên lửa và các cuộc không kích từ chúng tôi”. Đồng thời, ông nhấn mạnh lựu pháo tự hành Bodogan do phương Tây cung cấp “đóng vai trò quan trọng trong việc giành lại hòn đảo”.
Ngược lại, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nhấn mạnh nước này rút quân nhằm tạo điều kiện cho Ukraine tiếp tục xuất khẩu lương thực, đồng thời cáo buộc Kyiv vẫn “chưa làm gì” để dọn sạch mìn ở vùng biển này.
“Hành động tiếp theo phụ thuộc vào Kyiv. Cho đến nay, Ukraine vẫn chưa làm gì để dỡ bỏ mìn ở biển Đen, bao gồm cả các khu vực cảng biển nước này”, ông nói, theo TASS.
Trong khi đó, bà Natalia Humenyuk, phát ngôn viên Bộ chỉ huy phía nam của Quân đội Ukraine, cho biết quân đội nước này đã “đạt được mục tiêu” khi Nga rút quân khỏi đảo Rắn, nhưng còn “quá sớm” để thiết lập lại tiền đồn ở đó.
Theo bà, hòn đảo vẫn chìm trong khói dày khi các vụ nổ tiếp tục. Mặc dù quân đội Ukraine đã thấy quân đội Nga di tản bằng tàu cao tốc, bà Humenyuk cho biết cần phải tiến hành điều tra những “công cụ đánh lạc hướng có thể bị bỏ lại”, trước khi giành lại hòn đảo.
“Lực lượng của chúng tôi vẫn chưa đổ bộ lên đảo”, bà nói thêm và nhấn mạnh không rõ liệu quân Nga có hoàn toàn rút khỏi đảo hay không.
Vị trí chiến lược
Đảo Rắn được biết đến là một trong những địa điểm mở màn cho xung đột ở Ukraine. Vào ngày Nga tiến hành “chiến dịch quân sự”, tàu tuần dương Moskva đã tiếp cận mỏm đá và ra lệnh cho quân đội Ukraine tại đó hạ vũ khí, hoặc sẽ có đổ máu.
Lực lượng đồn trú Ukraine khi đó đã phản kháng và nói: “Tàu chiến Nga, hãy biến đi!”. Tuy nhiên sau đó, quân của Kyiv đã đầu hàng và Moscow giành được quyền kiểm soát hòn đảo.
Theo đó, ông Konashenkov ngày 25/2 cho biết 82 binh sĩ Ukraine tại đảo Rắn đã tự nguyện đầu hàng.
“Tại khu vực đảo Rắn, 82 quân nhân Ukraine đã hạ vũ khí và tự nguyện đầu hàng lực lượng vũ trang Nga. Họ đang ký văn bản cam kết phủ nhận kháng cự quân sự. Họ sẽ sớm được trở về với gia đình”, ông Konashenkov nói, TASS đưa tin.
Song, lời phản kháng của quân Ukraine trên đảo Rắn hiện được in trên nhiều biển quảng cáo và cây cầu khắp nước này, và cả ở trạm kiểm soát quân sự trên đường tới chiến tuyến miền Đông. Đây được xem là biểu trưng cho quyết tâm của Ukraine.
Vị trí của đảo Rắn trên bản đồ. Đồ họa: CNN.
Đảo Rắn là một phần của khu vực Odesa, phần lớn sản phẩm nông nghiệp của Ukraine được chuyển đến các thị trường toàn cầu qua hòn đảo. Thông thường, Ukraine xuất khẩu khoảng 3/4 lượng ngũ cốc sản xuất ra, trong đó khoảng 90% được vận chuyển bằng đường biển từ các cảng trên biển Đen, theo số liệu của Ủy ban châu Âu.
Người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov từng khẳng định bất cứ ai nắm giữ đảo Rắn sẽ kiểm soát “mặt đất và ở một mức độ nào đó, cả tình hình trên không ở miền Nam Ukraine”.
Do đó, kể từ khi tiếp quản, Nga đã nỗ lực thiết lập căn cứ trên đảo Rắn và củng cố hệ thống phòng thủ tại đây.
Mặt khác, Ukraine cũng tăng cường ngăn chặn kế hoạch của Nga, thông báo thành công thực hiện một số cuộc không kích nhắm vào trực thăng, hệ thống phòng không và vũ khí hạng nặng khác của Nga.
Tuy nhiên, Moscow khẳng định những tuyên bố này là sai sự thật.
Đến ngày 21/6, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã ngăn chặn các đợt tấn công và buộc quân đội Kyiv phải từ bỏ ý định đổ bộ lên đảo Rắn.
Theo thông báo của Moscow, 15 máy bay không người lái đã không kích vào hòn đảo, trong khi pháo binh, gồm pháo phản lực BM-27 “Cuồng phong” và lựu pháo M777 155 mm tấn công từ xa.
Cơ quan này khẳng định hệ thống phòng không đã đánh chặn toàn bộ đợt tập kích của Ukraine và bắn rơi 13 máy bay không người lái, buộc “đối thủ phải bỏ ý định đổ bộ lên đảo Rắn”.
Trước đó, soái hạm Moskva, con tàu tham gia tấn công đảo Rắn, đã chìm tại biển Đen vào giữa tháng 4 do một “vụ nổ” trên tàu, theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga. Một thủy thủ đã thiệt mạng, 27 người khác mất tích và 396 người phải sơ tán trong vụ việc.
Nguyên nhân vụ chìm tàu đã gây ra nhiều tranh cãi. Phía Nga cho biết vụ nổ kho đạn khiến soái hạm Moskva bốc cháy. Con tàu bị chìm khi đang được kéo về cảng hôm 14/4 do mất ổn định vì thời tiết xấu.
Tuy vậy, Ukraine nói rằng đã dùng tên lửa chống hạm Neptune bắn vào con tàu làm nổ kho đạn. Nga phủ nhận thông tin này.
Nga tung video đạn pháo Krasnopol phá hủy khẩu đội M777 của Ukraine .Truyền thông Nga mới đây đăng video cho biết quân đội nước này đã dùng đạn pháo thông minh Krasnopol-M2 để phá hủy một khẩu đội pháo hạng nặng M777 của lực lượng Ukraine.
Mỹ, Đài Loan chuẩn bị đối thoại chiến lược trong tháng này
Các quan chức Mỹ và Đài Loan được cho là đang trong bước chuẩn bị cuối cùng cho cuộc đối thoại chiến lược về an ninh trong tháng này.
Tờ Nikkei Asia ngày 13.6 dẫn các nguồn tin cho hay cuộc đối thoại chiến lược giữa các quan chức an ninh Mỹ và Đài Loan sẽ diễn ra vào cuối tháng này tại Mỹ. Cuộc đối thoại sẽ tập trung vào việc cung cấp vũ khí và tập trận.
Một trong số các nguồn tin nói rằng Mỹ sẽ ưu tiên bán vũ khí mang lại cho Đài Loan "năng lực bất cân xứng", giúp ngăn chặn hiệu quả các cuộc đổ bộ tiềm tàng của Trung Quốc lên hòn đảo. Tháng trước, Nikkei Asia loan tin rằng quốc hội Mỹ cũng đang cân nhắc kế hoạch cung cấp nhiều tỉ USD hỗ trợ tài chính để Đài Loan có thể mua vũ khí.
Các phi công Đài Loan trong một cuộc tập trận hồi tháng 1. Ảnh BLOOMBERG
Những vũ khí được cân nhắc sẽ không đắt, dễ sử dụng và hiệu quả, gồm các tên lửa chống hạm và hệ thống phòng không, hệ thống thu thập tình báo và cảnh báo sớm.
Mỹ được cho là đã chuẩn bị danh sách các vũ khí và hệ thống mà nước này khuyên Đài Loan nên mua, đồng thời chọn lựa ra khoảng 20 vũ khí và thiết bị cụ thể ưu tiên bán cho Đài Loan.
Chính quyền Mỹ và Đài Loan chưa bình luận gì về những thông tin trên.
Cuối tuần qua, Đài Loan trở thành chủ đề nóng tại Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh được tổ chức tại Singapore. Phát biểu tại sự kiện vào ngày 11.6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết theo Đạo luật quan hệ Đài Loan như một phần trong chính sách "một Trung Quốc", trong đó gồm việc hỗ trợ hòn đảo duy trì đủ năng lực tự phòng vệ.
Ông Austin cũng cảnh báo sự cưỡng ép ngày càng gia tăng của Trung Quốc đại lục đối với Đài Loan, nhắc đến sự gia tăng các "hoạt động quân sự khiêu khích và gây bất ổn gần Đài Loan".
Sáng ngày 12.6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tuyên bố Trung Quốc nhất định sẽ tái thống nhất Đài Loan theo con đường hòa bình. Tuy nhiên, ông cảnh báo: "Ai tìm kiếm độc lập cho Đài Loan nhằm chia cắt Trung Quốc chắc chắn gặp kết quả không tốt. Không nên đánh giá thấp quyết tâm và khả năng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc trong việc bảo vệ tính toàn vẹn lãnh thổ của đất nước". "Chúng tôi sẽ chiến đấu bằng mọi giá và sẽ chiến đấu đến cùng. Đây là lựa chọn duy nhất đối với Trung Quốc", tướng Ngụy phát biểu.
Quốc gia thành viên NATO cam kết gửi 'sát thủ' diệt hạm cho Ukraine Lầu Năm Góc xác nhận Đan Mạch sẽ cung cấp tên lửa chống hạm Harpoon cho Ukraine. Tên lửa Harpoon được phóng từ tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Antietam. Ảnh: Global Look Press Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 23/5 thông báo Đan Mạch sẽ cung cấp một số lượng không xác định tên lửa chống hạm và...