Nga và Ukraine ghi nhận số ca mắc COVID-19 và tử vong trong ngày cao nhất
Ngày 4/11, một số nước châu Âu thông báo ghi nhận thêm số ca mắc và tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cao nhất từ trước tới nay.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại một bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: Moscow News Agency/TTXVN
Cụ thể, Nga ghi nhận 19.768 ca mắc và 389 ca tử vong trong 24 giờ qua. Đây là số ca mắc và tử vong trong ngày cao nhất ở nước này kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 1.693.454 ca và 29.217 ca tử vong.
Tương tự, Ukraine cũng ghi nhận thêm 9.524 ca mắc và 199 ca tử vong trong 24 giờ qua, trở thành ngày có số ca mắc bệnh và tử vong do COVID-19 cao kỷ lục, nâng tổng số ca mắc bệnh ở nước này lên 420.617 ca và 7.731 ca tử vong.
Trước đó, trong phát biểu tại Quốc hội ngày 3/11, Bộ trưởng Y tế Ukraine Maksym Stepanov cho biết tình hình dịch bệnh ở nước này đang trên bờ thảm họa và nước này phải chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất xảy ra. Số ca nhiễm trong ngày tại Ukraine đã gia tăng vào cuối tháng 9 và vẫn ở mức cao trong cả tháng 10, buộc chính phủ nước này phải kéo dài lệnh phong tỏa cho đến cuối năm nay.
Còn Bulgaria thông báo có thêm 4.041 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Đây là số ca mắc trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này hồi tháng 3, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 60.537 ca, trong đó có 1.412 ca tử vong.
Trong khi đó, số liệu của Bộ Y tế Séc cho biết nước này có thêm 12.088 ca mắc mới và 259 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 362.985 ca và 3.913 ca tử vong
Cùng ngày, trên trang Facebook cá nhân, Bộ trưởng Tư pháp Đan Mạch Nick Haekkerup thông báo, ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Trong khi đó, Hãng thông tấn nhà nước MTI của Hungary thông báo Ngoại trưởng nước này Peter Szijjarto có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, MTI cho biêt ông Szijjarto, hiện đang thăm chính thức Thái Lan, không xuât hiên triêu chưng mắc COVID-19.
Video đang HOT
200.000 người chết - phần nổi của 'tảng băng chìm' Covid-19 ở Mỹ
Mỹ đã vượt ngưỡng 200.000 ca tử vong sau 8 tháng Covid-19 càn quét, nhưng nhiều chuyên gia nhận định quy mô đại dịch thực sự lớn hơn rất nhiều.
Số người tử vong từ lâu được xem là thước đo về mức độ nghiêm trọng của tai ương mà con người phải gánh chịu. Vài giờ sau vụ khủng bố 11/9, khi số người chết chưa được thống kê, thị trưởng New York Rudy Giuliani nói "số thương vong cuối cùng có thể vượt xa những gì chúng ta có thể chịu đựng".
Covid-19 đã khiến người dân Mỹ một lần nữa phải trải qua điều "không thể chịu đựng" khi Đại học Johns Hopkins ngày 22/9 báo cáo số ca tử vong vì nCoV ở quốc gia này vượt ngưỡng 200.000, trong tổng số hơn 7 triệu ca nhiễm. Mỹ chỉ chiếm 4% dân số toàn cầu, nhưng số ca tử vong vì đại dịch chiếm tới 21%, biến quốc gia này trở thành vùng dịch chết chóc nhất thế giới.
Romelia Navarro (phải) khóc khi chứng kiến chồng sắp qua đời vì Covid-19 tại Trung tâm Y tế St. Jude ở Fullerton, bang California hôm 31/7. Ảnh: AP.
Mỹ lần đầu báo cáo ca tử vong vì Covid-19 vào ngày 29/2. Một tháng sau, người chết vì nCoV ở Mỹ vượt 2.977, số ca tử vong trong vụ khủng bố 11/9 cách đây 19 năm. Khi đó, tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, dự báo số ca tử vong ở Mỹ có thể dao động 100.000 đến 200.000 người. Ngày 23/5 Mỹ vượt mốc 100.000 người chết. 8 tháng sau khi bùng phát, đại dịch đã cướp đi hơn 200.000 người Mỹ.
Tuy nhiên, Covid-19 chưa có dấu hiệu dừng lại, khi Mỹ tiếp tục báo cáo số ca nhiễm mới đáng lo ngại. Trong 7 ngày tính đến 22/9, Mỹ báo cáo trung bình hơn 43.300 ca nhiễm mới mỗi ngày, tăng 19% so với một tuần trước, theo phân tích của CNBC dựa trên số liệu của Đại học Johns Hopkins. Số ca tử vong trung bình mỗi ngày là hơn 750 người.
Dù bác sĩ đã có nhiều biện pháp để cứu chữa cho bệnh nhân Covid-19, các nhà dịch tễ học vẫn lo ngại số ca tử vong có thể tăng nhanh nếu nCoV tiếp tục bùng phát vào mùa đông như dự báo.
"Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Tôi không nghĩ đó là điều bất ngờ, dù biết nó là xu hướng tự nhiên khi chúng ta đang trong mùa hè ở Bắc bán cầu và nghĩ rằng đại dịch sẽ biến mất", tiến sĩ Christopher Murray, giám đốc Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington, nói đầu tháng này.
IHME từng dự đoán số người chết vì nCoV ở Mỹ chạm ngưỡng 410.000 người cho tới ngày 1/1/2021, với viễn cảnh về tháng 12 "chết chóc". Tuy nhiên, khi chứng kiến số ca nhiễm và tử vong ở một số bang của Mỹ có xu hướng giảm, nhóm nghiên cứu đã hạ mức dự báo xuống 378.000 ca tử vong cho tới hết năm nay.
"Không chỉ riêng nạn nhân trực tiếp của Covid-19, đó còn là nhiều gia đình đang phải chịu đựng nỗi đau mất người thân hoặc phải chứng kiến họ gặp phải vấn đề lâu dài về sức khỏe vì từng nhiễm nCoV", tiến sĩ Syra Madad, giám đốc cấp cao của chương trình mầm bệnh đặc biệt toàn hệ thống thuộc Hiệp hội Bệnh viện và Y tế thành phố New York, nói. " Chúng ta chỉ đang thấy phần nổi của tảng băng chìm. Chúng ta chỉ mới bước vào tháng thứ 9 của đại dịch".
Madad cho rằng số ca tử vong hiện tại không mang tới một bức tranh hoàn chỉnh về thực tế của đại dịch, bởi nhiều nhà nghiên cứu chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về các biến chứng sức khỏe lâu dài do Covid-19 gây ra. Bà thêm rằng 200.000 ca tử vong có thể thấp hơn nhiều so với tổng số người chết trực tiếp và gián tiếp vì nCoV thực tế.
"Tôi tin rằng số người chết thực tế liên quan tới Covid-19 cao hơn rất nhiều", Madad nói. Bà thêm rằng xét nghiệm Covid-19 đối với người chết trong vài tháng qua là cách tốt nhất để biết được chính xác tỷ lệ tử vong vì đại dịch, đồng thời giúp các nhà nghiên cứu hiểu hơn về nCoV.
Tiến sĩ này nhận định phản ứng "chắp vá" của Mỹ trong cuộc chiến với Covid-19 là yếu tố khiến đại dịch trở nên trầm trọng.
"Đại dịch là điều không thể tránh. Chúng sẽ xảy ra. Nhưng liệu nó có trở nên tệ tới mức này không?", Madad nói. "Không, điều đó có thể tránh được. Chúng tôi đã phạm sai lầm và ở trong tình thế khó khăn ngay từ đầu".
Sau khi New York, tâm dịch ban đầu của Mỹ, kiểm soát được Covid-19, nCoV đã bùng phát ở nhiều nơi khác. Trong mùa hè này, đại dịch đã xé toạc nhiều khu vực trên "Vành đai Rỉ sét" (Rust Belt), gồm một số bang đông dân nhất nước Mỹ như Florida, Texas, Arizona và California. Tuy nhiên, số ca nhiễm gần đây ở nhiều bang có xu hướng giảm.
"Chúng tôi đang thấy số ca nhiễm và nhập viện giảm xuống. Nó đang giảm nhưng chắc chắn chúng tôi không thể quay về mức kiểm soát như hồi tháng 4", Catherine Troisi, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Cộng đồng UTHealth ở Houston, nói và thêm rằng tốc độ giảm tương đối chậm.
Troisi lo ngại rằng kế hoạch mở cửa trở lại có thể gửi đi thông điệp sai lầm tới người dân rằng nCoV không còn nguy hiểm. Bà khẳng định nếu người dân không tiếp tục tuân thủ biện pháp phòng chống dịch, cũng như các nhà hoạch định chính sách không ưu tiên đối phó với đại dịch, Covid-19 sẽ tiếp tục là mối đe dọa tiềm tàng đối với nước Mỹ.
"Chúng tôi chắc chắn đã có thể làm tốt hơn. Chúng tôi đã phạm sai lầm trên suốt chặng đường đã qua và đang tiếp tục mắc sai lầm", bà nói và thêm rằng có nhiều thông điệp hỗn loạn từ liên bang và bang, cản trở thành công của cuộc chiến ngăn đại dịch.
"Chúng tôi có thể ngăn toàn bộ ca tử vong không? Không, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và thậm chí ngay cả bây giờ, tôi chắc rằng vẫn có những cái chết không thể ngăn cản. Nhưng chúng tôi có thể ngăn chặn rất nhiều nếu chính phủ hành động nhanh hơn, nếu chúng tôi có chiến lược cấp quốc gia và không rút đầu tư vào y tế cộng đồng", Troisi cho biết thêm.
Người phụ nữ đi qua bức tường tưởng niệm người chết vì Covid-19 ở nghĩa trang Green-Wood, hạt Brooklyn, thành phố New York hôm 28/5. Ảnh: AP.
45 ngày trước khi Mỹ báo cáo ca nhiễm đầu tiên, Chỉ số An ninh Sức khỏe Toàn cầu công bố đánh giá 195 nước về khả năng ứng phó với đợt bùng phát dịch bệnh lớn và Mỹ xếp đầu tiên, theo Time.
"Rõ ràng báo cáo này đã đánh giá Mỹ quá cao, khi không tính đến các vấn đề xã hội đã tích tụ ở quốc gia này trong vài năm qua, khiến họ không chuẩn bị tốt cho những gì sắp xảy ra", Alex Fitzpatrick và Elijah Wolfson, hai biên tập viên của Time, viết trong bài phân tích về tình hình Covid-19 ở Mỹ.
Giới chuyên gia nhận định với hơn 200.000 người chết, Mỹ đang tiếp tục trượt dài trong thất bại khi đối đầu với "kẻ thù vô hình" Covid-19.
"Đây là một thực tế thảm khốc. Thật khó để vượt qua điều này", Michael Lauzardo, phó giám đốc Viện Mầm bệnh mới xuất hiện tại Đại học Florida, nói. "Đằng sau con số này là 200.000 mạng sống, 200.000 gia đình, 200.000 nhóm người thân yêu và cộng đồng. Đó là một thảm họa rất lớn ở nhiều cấp độ".
Lật lại vụ án sau 72 năm thi hành án tử Joe Arridy, 23 tuổi, vẫn cười tươi trên đường tới phòng hơi ngạt vào một ngày tháng 1/1939, trong khi người xung quanh đều cố nén nước mắt. Arridy bị thi hành án tử hình tại nhà tù thành phố Canon, bang Colorado. Cái chết của Arridy có lẽ đã không xảy ra và bang Colorado cũng đã không thực hiện một trong...