Nga và Trung Quốc sẽ lập liên minh đối phó ‘NATO phương Đông’?
Chuyên gia Nga cho rằng đã đến lúc thành lập liên minh quân sự Nga – Trung để đối phó với Mỹ, nhưng đây là ý tưởng khó thành hiện thực.
Theo bài viết của chuyên gia quân sự Vladimir Pavlenko đăng trên thời báo Độc Lập của Nga mới đây, đã đến lúc Nga và Trung Quốc phải cùng nhau đáp trả mối đe dọa về một liên minh quốc phòng mới do Mỹ dẫn đầu ở khu vực châu Á. Hiện, Hải quân Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đang tiến hành các cuộc tập trận chung ở Vịnh Bengal, mục đích của cuộc tập trận thực chất là nhằm vào Trung Quốc.
Một cuộc tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc. Nguồn: Sina.
Trên thực tế, trước đó, với tư cách là đối tác thương mại chính của Australia, Trung Quốc đã thuyết phục thành công Australia từ bỏ việc tham gia cuộc tập trận quân sự này, tuy nhiên do những hành động “hung hăng” và sức mạnh đang lên của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua, Australia đã thay đổi quan điểm của mình và tham gia vào cuộc tập trận.
Về phía Ấn Độ, sau khi xảy ra tranh chấp biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ đẩy mạnh việc xúc tiến hợp tác trong “bộ tứ kim cương” để kiềm chế và ngăn chặn Trung Quốc. Bài báo của Nga cho rằng, cuộc tập trận lần này sẽ giúp đoàn kết 4 nước và từng bước hình thành “NATO phương Đông”.
Chuyên gia Vladimir Pavlenko cho rằng, trước mối đe dọa từ một liên minh “quốc phòng” mới do Mỹ đứng đầu, Nga và Trung Quốc phải cùng nhau đáp trả. Đã đến lúc phải đặt ra vấn đề thành lập liên minh quân sự Nga – Trung để có thể kịp thời đối phó với tình hình thời gian tới.
Hồi cuối tháng 10/2020, Tổng thống Putin cũng “úp mở” về việc thành lập liên minh quân sự Nga – Trung, ông cho rằng liên minh quân sự Nga – Trung có thể hình thành trong tương lai, khi căng thẳng giữa hai nước với Mỹ gia tăng.
Video đang HOT
“Chúng tôi hiện chưa cần tới nó, nhưng về mặt lý thuyết, việc hình dung về mối quan hệ liên minh như vậy là hoàn toàn có thể”, Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời câu hỏi liệu có khả năng thành lập một liên minh quân sự giữa Moscow và Bắc Kinh hay không, trong cuộc họp qua video với các chuyên gia chính sách đối ngoại quốc tế hôm 22/10.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, mặc dù các hành động của Mỹ nhằm gây sức ép với cả Nga và Trung Quốc có tác dụng đẩy hai nước xích lại gần nhau hơn, nhưng hợp tác song phương giữa Nga và Trung Quốc không có khả năng tiến tới mức độ liên minh đầy đủ vì sự khác biệt về lợi ích địa chính trị và sự bất cân xứng quyền lực, đặc biệt là đến nay Nga vẫn chỉ miễn cưỡng thừa nhận hoàn toàn sự trỗi dậy địa chính trị của Trung Quốc.
Học giả Mỹ Michael Kofman, một chuyên gia về Nga lập luận rằng Trung Quốc theo chủ nghĩa xét lại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi Nga là một cường quốc. Do đó, họ không yêu cầu nhau bảo đảm an ninh hoặc răn đe hạt nhân kéo dài, do đó không có cơ sở cho một liên minh quân sự.
Cuộc tập trận Malabar 2020 là nguyên nhân cho “mộng tưởng” của chuyên gia Nga? Nguồn: Sina.
Viện nghiên cứu Quốc phòng và an ninh quốc tế RKK (Estonia) cho rằng, Nga và Trung Quốc có chế độ chính trị khác nhau và hiện nay cả Nga và Trung Quốc đều không mong muốn trở thành mối đe dọa an ninh trực tiếp theo chế độ chính trị hiện tại của họ.
Do vậy, mặc dù quan hệ chính trị/kinh tế giữa hai nước đang phát triển, nhưng hợp tác quốc phòng bị hạn chế do vẫn còn sự nghi kỵ lẫn nhau, nhất là vấn để chủ nghĩa dân tộc công nghệ cực đoan của các cơ sở quốc phòng.
Trong bối cảnh hiện nay, Nga nên cố gắng “dao động” giữa Trung Quốc và Mỹ, điều này thực sự sẽ tốt cho Nga hơn là ở hẳn một bên. Đây là điều đã được phản ánh ngầm trong cái gọi là Học thuyết Primakov, được giới thượng lưu chính sách đối ngoại Nga ngưỡng mộ. Vị trí này có thể là một trong những thành phần chính của hệ thống quốc tế đa cực được Moscow ưa thích và thúc đẩy.
Về phía Trung Quốc, nhiều chuyên gia nước này cũng bày tỏ sự nghi ngờ về việc thành lập liên minh quân sự Nga – Trung. Chuyên gia quân sự Tống Trung Bình phát biểu với Thời báo Hoàn cầu rằng, Trung Quốc và Nga không cần xây dựng một liên minh quân sự, vì quan hệ hợp tác giữa hai nước độc lập về chủ quyền và an ninh quốc gia sẽ phát triển lành mạnh hơn.
Ông Thôi Hằng, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm nghiên cứu Nga tại Đại học Hoa Đông tin rằng, mô hình liên minh quân sự phổ biến trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giờ đã không còn nền tảng, và quan hệ Trung – Mỹ và Mỹ – Nga chưa đến mức độ mà một bên cần liên minh với bên nữa. “Hợp tác và không liên minh sẽ tốt hơn cho Trung Quốc và Nga”, ông Thôi nói.
Báo TQ lo ngại khi Nhật Bản trang bị tiêm kích F-35 cho tàu sân bay
Bắc Kinh coi việc Mỹ quyết định bán 105 tiêm kích F-35 cho Nhật Bản là động thái cực kỳ nguy hiểm, làm tăng nguy cơ đe dọa an ninh đối với các quốc gia láng giềng như Nga, Trung Quốc.
Nhật Bản đã bắt đầu hoán cải tàu khu trục đa năng Izumo thành tàu sân bay hạng nhẹ.
Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, gần đây đăng bài xã luận, bày tỏ sự quan ngại với các động thái tăng cường năng lực quân sự của Nhật Bản.
Hoàn Cầu cho rằng, việc Nhật Bản mua một lượng lớn tiêm kích tàng hình F-35 thoạt đầu có vẻ hợp lý vì Tokyo cần nâng cấp các tiêm kích F-2 và F-15 để đối phó với các đối thủ tiềm tàng trong khu vực như Nga và Trung Quốc.
Nhưng Hoàn Cầu bày tỏ quan ngại khi mục đích thực sự của bản hợp đồng trên là nhằm bổ sung các tiêm kích F-35B trang bị cho hai tàu sân bay mà Nhật bản đang hoán cải.
Nhật Bản hiện đang hoàn cải tàu khu trục đa năng Izumo để biến con tàu này trở thành một tàu sân bay hạng nhẹ. Đây là dấu mốc đáng kể, đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản sở hữu tàu sân bay kể từ Thế chiến 2.
Ngoài Izumo, Nhật bản cũng sẽ hoán cải tàu Kaga, biến con tàu này thành tàu sân bay. Hai tàu sân bay Nhật có thể mang theo tối đa 20 tiêm kích F-35B.
Hoàn Cầu nhận định, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Nhật Bản đang hướng tới chiến lược phát triển tàu sân bay. Trong tương lai, Nhật Bản có thể sẽ đóng một tàu sân bay thực sự với lượng giãn nước lên tới 50.000 tấn.
Nếu Nhật Bản mua các tiêm kích F-35C, điều này sẽ đánh dấu bước tiến mới trong chiến lược phát triển tàu sân bay của Nhật.
Hoàn Cầu coi bước tiến quân sự của Nhật Bản là mối đe dọa lớn với các nước láng giềng như Nga và Trung Quốc. Đây có thể là dấu hiệu Nhật Bản chuyển từ giai đoạn hòa bình sang giai đoạn hiếu chiến hơn như thời Thế chiến 2.
Trong khi đó, chính phủ Nhật bản từng nhiều lần khẳng định sẽ chỉ sử dụng hai tàu sân bay Izumo và Kaga cho mục đích phòng thủ.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng hợp tác với Mỹ để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, làm suy yếu đáng kể năng lực tấn công tầm xa và đe dọa an ninh Trung Quốc.
Người Nhật biết họ chỉ có thể phát triển năng lực quân sự nếu được Mỹ cho phép. Nhưng họ đang tìm cách để thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa này, Hoàn Cầu phân tích.
Nếu như Nhật Bản tiếp tục cải thiện sức mạnh quân sự còn Mỹ làm ngơ, các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Nga sẽ cảm thấy lo ngại nhất, Hoàn Cầu kết luận.
Chiến đấu cơ mạnh nhất Trung Quốc sản xuất hàng loạt nhờ "bàn tay Nga" Phiên bản nâng cấp của tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc, mới đây đã được sản xuất hàng loạt, chính thức được coi là chiến đấu cơ thế hệ 5 giống như F-35, F-22 của Mỹ. Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc. Theo SCMP, sự kiện giới thiệu tiêm kích tàng hình J-20B, mới được tổ chức hôm 8.7, có...