Nga và Trung Quốc lên kế hoạch tấn công các vệ tinh của Mỹ?
Mỹ cảnh báo Trung Quốc và Nga có kế hoạch tấn công bằng tên lửa và vũ khí laser các vệ tinh quân sự và tình báo của Mỹ nếu xảy ra xung đột trong tương lai. Nhưng truyền thông Nga bảo các quan chức Mỹ dựng chuyện.
Mỹ lo ngại các vệ tinh của nước này sẽ bị Nga và Trung Quốc tiêu diệt nếu xảy ra xung đột trong tương lai – Ảnh: Không quân Mỹ
“Đối phương đang phát triển những loại vũ khí có thể tiêu diệt vũ khí không gian của chúng ta”, tướng John Hyten, chỉ huy Bộ tư lệnh Không gian (Không quân Mỹ) nói trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hôm 15.3, theo trang tin The Washington Free Beacon (Mỹ) ngày 16.3.
“Họ biết rõ chúng ta phụ thuộc vào không gian và hiểu rõ lợi ích khi đánh bật chúng ta khỏi không gian. Vì thế, chúng ta cần cảnh giác cao độ”, ông Hyten cảnh báo.
Ông Hyten cho hay những vệ tinh thuộc Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) của Mỹ có nguy cơ bị tấn công và gây nhiễu sóng. Những vệ tinh này là tối quan trọng nhằm giúp định vị, xác định mục tiêu cho các loại vũ khí của Mỹ, theo ông Hyten.
Phá hủy những vệ tinh này có thể làm hạn chế khả năng của quân đội Mỹ trong việc tiến hành những đợt tấn công sử dụng những hệ thống vũ khí hiện đại với độ chính xác cao, ông Hyten cho hay.
Trong phiên điều trần cùng ông Hyten, trung tướng David Buck, chỉ huy một đơn vị của Bộ tư lệnh Không gian Không quân Mỹ cũng cảnh báo Trung Quốc và Nga là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với hệ thống vệ tinh của Mỹ.
Video đang HOT
“Nga nắm được điểm yếu là Mỹ phụ thuộc vào không gian và họ có những hành động nhằm tăng cường sức mạnh vũ khí không gian của họ”, ông Buck nói.
Ông Buck cho biết thêm Trung Quốc cũng đã phát triển nhiều loại vũ khí không gian bao gồm tên lửa diệt vệ tinh, vũ khí laser có thể vô hiệu hóa, làm nhiễu hoặc tiêu diệt vệ tinh Mỹ.
“Một vệ tinh tối tân của Mỹ có giá đến 1 tỉ USD; những tên lửa rẻ tiền hơn nhiều có thể tiêu diệt vệ tinh này; và vũ khí laser hầu như không tốn đồng nào trong mỗi lần bắn để gây nhiễu tín hiệu và phá hoại vệ tinh”, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chịu trách nhiệm về chính sách không gian Douglas Loverro cho biết thêm.
Ông Frank Calvelli, phó giám đốc cơ quan trinh sát quốc gia Mỹ (vận hành các vệ tinh do thám và tình báo chiến lược) cho hay Nga và Trung Quốc hiện là hai trong số nhiều mối đe dọa với an ninh quốc gia Mỹ.
Ông Calvelli tiết lộ bốn vệ tinh thu thập thông tin tình báo sẽ được phóng trong năm nay để hỗ trợ các chiến dịch của quân đội Mỹ.
Còn ông Dyke D. Weatherington, giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm về khí tài quân sự không người lái, tình báo, do thám và trinh sát của Lầu Năm Góc thông báo Mỹ đã phóng 8 vệ tinh phục vụ an ninh quốc gia trong năm 2015.
Lầu Năm Góc hiện có 19 vệ tinh GPS có thể phục vụ quân đội trên quỹ đạo và các vệ tinh GPS đời mới đang được phát triển để có thể phát tín hiệu mạnh gấp 3 lần hệ thống hiện tại nhằm tránh những đợt tấn công gây nhiễu tín hiệu vệ tinh, theo ông Weatherington.
Trang tin Sputnik (Nga) ngày 16.3 đã đăng tải bài viết phản bác thông tin của The Washington Free Beacon và cho rằng các quan chức Lầu Năm Góc không hề đưa ra bất kỳ bằng chứng nào khi cáo buộc Nga, Trung Quốc định tấn công các vệ tinh của Mỹ.
“Các quan chức Mỹ có kiểu thổi phồng thông tin dạng khoa học viễn tưởng này có thể là do lo sợ bị cắt giảm ngân sách quốc phòng cho chương trình không gian”, theo bài báo của Sputnik.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Đánh chặn thiên thạch cách xa 3 triệu km bằng vũ khí laser
Vũ khí laser cực mạnh có thể đánh chặn và làm chệch hướng bay tiểu hành tinh. Các nhà khoa khoa học mới đây tiết lộ một dãy các chùm tia laser có thể làm điều này từ khoảng cách hơn 3 triệu km.
Vũ khí laser có thể bắn chệch hướng thiên thạch cách xa 3,2 triệu km - Ảnh chụp màn hình Daily Mail
Vũ khí tưởng chừng chỉ có trong khoa học viễn tưởng này sử dụng một dãy các chùm tia laser dày đến 100 m. Hệ thống laser được đặt tên là De-Star, do các nhà khoa học tại Đại học California-Santa Barbara (Mỹ) chế tạo, theo Daily Mail.
Họ cho biết công nghệ đã có sẵn, nhưng thách thức hiện giờ là làm sao xây dựng ở quy mô đủ lớn để hệ thống thực sự có thể thành một vũ khí mạnh.
Hệ thống do hai nhà khoa học Đại học California-Santa Barbara là tiến sĩ vật lý Philip Lubin và Gary Hughes, giáo sư tại Đại học Bách khoa bang California, chế tạo. Một hệ thống laser khác có quy mô nhỏ hơn với tên gọi DE-STARLITE cũng đang được phát triển.
Chùm tia laser có thể làm chệch hướng hoặc đốt nóng tiểu hành tinh từ thể đá sang thể khí. Tiểu hành tinh sẽ dần bay chệch khỏi quỹ đạo, nhà khoa học Qicheng Zhang, một trong những tác giả của dự án, cho biết.
Ông cũng tiết lộ một dãy các chùm tia laser dày 100 m có thể làm chệch hướng tiểu hành tinh lớn 100 m từ khoảng cách 3,2 triệu km.
Năm 2015, các nhà nghiên cứu đã tái tạo môi trường không trọng lực và dùng đá bazan, loại có thành phần giống thiên thạch, để thử nghiệm vũ khí laser. Cuộc thử nghiệm đã mang lại kết quả tích cực.
Trong khi đó, DE-Starlite, vũ khí laser với phiên bản nhỏ, dùng chùm tia công suất 20 kW có thể làm chệch hướng thiên thạch 300 m ở khoảng cách gần 13.000 km nếu bắn liên tục trong 15 năm .
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Rác không gian có thể gây ra Thế chiến thứ 3 Thế chiến thứ 3 có thể nổ ra không phải vì khủng hoảng di dân hay giá dầu sụt giảm mà chính vì các mảnh vỡ không gian. Chúng có thể đâm vào vệ tinh quân sự và kéo theo những hậu quả chính trị nghiêm trọng. Rác không gian trên quỹ đạo Trái đất - Ảnh: Reuters Nếu một vệ tinh đã...