Nga và Saudi Arabia nhất trí hợp tác trong OPEC+ nhằm bình ổn giá dầu
Ngày 10/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các nhà sản xuất thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (nhóm OPEC ) sẽ cố gắng đảm bảo không có biến động mạnh về giá dầu, đồng thời nhận định mức giá hiện nay đã phần nào phản ánh sự cân bằng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Một cơ sở khai thác dầu ở gần al-Khurj, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại họp báo chung với với người đồng cấp Saudi Arabia, Ngoại trưởng Nga nêu rõ Nga và Saudi Arabia có kế hoạch phát triển hợp tác trong nhóm OPEC . Ông cũng cho rằng vụ tấn công gần đây nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia là không thể chấp nhận được.
Về phần mình, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud cho biết Riyadh sẽ tiếp tục hợp tác với Moskva trong khuôn khổ OPEC nhằm đảm bảo ổn định giá dầu cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh Saudi Arabia sẽ có hành động nhằm chặn đứng các vụ tấn công nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của nước này.
Trước đó, Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết một máy bay không người lái đã tấn công khu bồn chứa dầu ở cảng Ras Tanura, một trong những cảng vận chuyển dầu lớn nhất thế giới, trong khi mảnh đạn từ một tên lửa đạn đạo rơi xuống gần khu nhà ở của cơ sở dầu mỏ Saudi Aramco thuộc thành phố Dhahran. Riyadh xác nhận không có thương vong hay thiệt hại tài sản nào sau vụ tấn công do lực lượng Houthi tại Yemen thực hiện. Căng thẳng leo thang đã khiến giá dầu tăng lên trong thời gian ngắn.
Video đang HOT
Các vụ tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia diễn ra sau khi OPEC và các nước liên minh OPEC tuần trước đã quyết định giữ nguyên phần lớn thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong tháng 4 tới.
Thời gian gần đây, lực lượng Houthi đã tăng cường các vụ tấn công qua biên giới nhằm vào Saudi Arabia, trong bối cảnh Mỹ và Liên hợp quốc đang thúc đẩy một lệnh ngừng bắn để khôi phục tiến trình hòa đàm chính trị nhằm kết thúc cuộc xung đột khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng hiện nay ở Yemen.
Những điểm chính dự kiến được thảo luận trong cuộc họp chính sách sắp tới của OPEC+
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC , sẽ tổ chức cuộc họp trực tuyến trong hai ngày 30/11 và 1/12 tới để đưa ra quyết sách cuối cùng về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục tạo áp lực giảm đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Toàn cảnh một cơ sở lọc dầu ở cảng Jubail, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc họp trên diễn ra trong bối cảnh ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới đang kỳ vọng sẽ thoát khỏi một năm 2020 thảm hại khi OPEC buộc phải cắt giảm mạnh sản lượng để ứng phó với việc nhu cầu tiêu thụ bị thu hẹp đáng kể do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Theo thỏa thuận đạt được hồi tháng 4/2020, mức cắt giảm sản lượng hiện tại của OPEC là 7,7 triệu thùng/ngày có thể giảm xuống 5,8 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2021, song hầu hết các nhà quan sát đều dự đoán mức cắt giảm hiện tại sẽ được kéo dài thêm từ 3-6 tháng.
Trong những tuần gần đây, các nhà sản xuất dầu chủ chốt thuộc OPEC đã có hàm ý rằng việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng có thể được nhóm này xem xét trong cuộc họp chính sách sắp tới, bất chấp những thông tin tích cực về việc phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 của một số hãng dược phẩm trên thế giới.
Các hãng dược phẩm AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Moderna mới đây đều đã thông báo về kết quả thử nghiệm đáng khích lệ của vắc-xin ngừa COVID-19 mà họ nghiên cứu. Điều này đã mang lại triển vọng sáng sủa hơn cho nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Tuy nhiên, trong khi hiệu quả của vắc-xin sẽ cần có thêm thời gian để kiểm nghiệm, OPEC và các đồng minh sẽ tập trung vào việc hỗ trợ giá dầu trong quý đầu tiên và có thể là quý thứ hai của năm 2021.
Mặc dù việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng là kịch bản dễ xảy ra nhất tại cuộc họp của OPEC trong tuần tới, nhưng vẫn luôn tồn tại khả năng xảy ra bất đồng giữa 23 quốc gia liên quan.
Hồi tháng Ba năm nay, Saudi Arabia và đồng minh quan trọng là Nga đã bước vào cuộc chiến giá dầu khí Nga từ chối đề xuất tiếp tục cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia, khiến quốc gia Trung Đông này có màn đáp trả gay gắt bằng tuyên bố tăng sản lượng lên mức kỷ lục và khiến thế giới "ngập" dầu giá rẻ. Vào giữa tháng 11/2020, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) bày tỏ sự miễn cưỡng trước viễn cảnh áp dụng đầy đủ các hạn mức cắt giảm sản lượng tới vào cuối năm nay.
Sau đó, một chủ đề nhạy cảm nổi lên, đó là liệu tất cả các thành viên hiện đang tuân thủ các hạn ngạch cắt giảm sản lượng đã được quy định hay không. Những nước vẫn đang vượt sản lượng được phân bổ như Iraq và Nigeria thường xuyên phải hứng chịu những chỉ trích từ Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia Abdelaziz bin Salman.
Trọng tâm chính của OPEC là giá dầu thô, hiện đã trở lại gần mức trước đại dịch là từ 45-50 USD/thùng đối với cả dầu ngọt nhẹ (WTI) và dầu Brent Biển Bắc. Song các thành viên của tổ chức này vẫn đang phải theo dõi sát sao số liệu về sản xuất dầu mỏ bên ngoài khối, cũng như lượng dầu hiện đang có trong các kho dự trữ.
Sản lượng của nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới ngoài OPEC là Mỹ hiện đã giảm từ mức cao nhất lịch sử vào đầu năm nay xuống còn khoảng 11 triệu thùng/ngày. Xu hướng này khó có thể bị đảo ngược khi người giành ưu thế trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ Joe Biden, theo truyền thông Mỹ, đã cam kết sẽ không hạn chế nhiều hoạt động khai thác dầu mỏ.
Ngoài ra, OPEC cũng sẽ phải chú ý đến sự gia tăng sản lượng của ba thành viên đã được miễn áp dụng hạn ngạch cắt giảm sản lượng là Libya, Iran và Venezuela.
OPEC+ lạc quan về sự phục hồi nhu cầu dầu mỏ năm 2021 Theo phong viên TTXVN tai Trung Đông, Tô chưc Cac nươc Xuât khâu Dâu mo (OPEC) va cac đôi tac (nhom OPEC ) ngay 3/2 đa bay to lac quan vê triên vong phuc hôi kinh tê toan câu va nhu câu dâu thô trong năm 2021. Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN Trong tuyên bô...