Nga và OIC thảo luận về Palestine và cộng đồng Hồi giáo toàn cầu
Ngày 9/9 tại Riyadh, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) Hissein Brahim Taha đã có cuộc thảo luận quan trọng về vấn đề Palestine và tình hình cộng đồng Hồi giáo trên thế giới.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tuyên bố của OIC, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp và tham vấn nhằm hỗ trợ các nỗ lực quốc tế đảm bảo hòa bình, ổn định toàn cầu, đặc biệt tại các nước thành viên OIC. Cuộc họp cũng bàn về những nỗ lực chung giải quyết các thách thức khu vực và quốc tế.
Cuộc thảo luận diễn ra nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga tới Saudi Arabia để tham dự Hội nghị Bộ trưởng Hội đồng hợp tác Nga-Vùng Vịnh về Đối thoại chiến lược lần thứ 7 diễn ra tại thủ đô Saudi Arabia. Hội nghị dự kiến khai mạc ngày 9/9 với sự tham dự của Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng 6 quốc gia A rập.
Liên quan đến tình hình Palestine, Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể sẽ bỏ phiếu vào tuần tới về dự thảo nghị quyết của Palestine yêu cầu Israel chấm dứt “sự hiện diện bất hợp pháp của mình tại lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng” trong vòng 6 tháng.
Video đang HOT
Mục đích chính của dự thảo nghị quyết là hoan nghênh ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế vào tháng 7 cho rằng việc Israel chiếm đóng các vùng lãnh thổ và khu định cư của Palestine là bất hợp pháp và cần phải được rút lại.
Nhóm các nước Arập, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Phong trào Không liên kết ngày 9/9 đã yêu cầu ĐHĐ LHQ gồm 193 thành viên bỏ phiếu vào ngày 18/9.
Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra chỉ vài ngày trước khi các nhà lãnh đạo thế giới đến New York để tham dự cuộc họp thường niên tại Liên hợp quốc.
Đại sứ Israel tại Liên hợp quốc Danny Danon đã kêu gọi Đại hội đồng bác bỏ dự thảo nghị quyết này và thay vào đó thông qua một nghị quyết lên án Hamas và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả các con tin.
Cuộc xung đột hiện nay tại Dải Gaza bùng nổ ngày 7/10/2023 khi các tay súng Hamas tấn công các cộng đồng của Israel, khiến 1.200 người thiệt mạng và bắt giữ khoảng 250 con tin. Kể từ đó, quân đội Israel đã san phẳng nhiều vùng đất của Palestine, khiến gần như toàn bộ 2,3 triệu người phải rời bỏ nhà cửa lánh nạn, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng. Theo thống kê của cơ quan y tế Palestine, cuộc xung đột này đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 40.000 người Palestine.
Vai trò của Liên hợp quốc hiện nay trong các cuộc xung đột trên thế giới
Là tổ chức liên chính phủ lớn nhất toàn cầu, Liên hợp quốc đóng vai trò chiến lược gì trong thời đại hỗn loạn?
Toàn cảnh cuộc họp HĐBA LHQ tại New York, Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo Tiến sĩ Reyron Leones del Rosario (người Philippines) mới đây, Liên hợp quốc (LHQ), tổ chức liên chính phủ lớn nhất và duy nhất trên toàn cầu, đóng vai trò chiến lược trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đặc biệt trong thời đại đầy biến động hiện nay. Thành lập năm 1945 sau Chiến tranh thế giới thứ II, LHQ được xây dựng trên nền tảng của sự hợp tác quốc tế với mục tiêu ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay, vai trò và hiệu quả của LHQ ngày càng bị thách thức bởi các cuộc xung đột toàn cầu và những rào cản từ chính cơ cấu tổ chức của mình.
Tiến sĩ Rosario lưu ý, thế giới hiện đại đang chứng kiến sự leo thang của nhiều cuộc xung đột như chiến tranh Israel-Hamas, xung đột Nga-Ukraine, hành động quân sự hóa ở Biển Đông của Trung Quốc, cùng với các cuộc xung đột ở Sudan, Myanmar, Ethiopia, Haiti, Venezuela, và Bangladesh.
Trong các trường hợp, Hội đồng Bảo an LHQ, bao gồm năm thành viên thường trực là Trung Quốc, Pháp, Nga, Vương quốc Anh, và Mỹ, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định các biện pháp can thiệp.
Tuy nhiên, quyền phủ quyết của các thành viên thường trực đã trở thành một trong những rào cản lớn nhất đối với khả năng ra quyết định hiệu quả của Hội đồng Bảo an. Chỉ cần một quốc gia bỏ phiếu chống hoặc bỏ phiếu trắng, nghị quyết quan trọng có thể bị chặn lại.
Các quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, theo cách này hay cách khác, đều có lợi ích quốc gia riêng trong nhiều cuộc xung đột toàn cầu, làm cho quá trình đồng thuận trở nên khó khăn. Tình trạng này đặt ra câu hỏi về khả năng LHQ có thể thực hiện nhiệm vụ duy trì hòa bình nếu các thành viên chủ chốt tiếp tục bị ràng buộc bởi lợi ích quốc gia và sự miễn trừ trách nhiệm đối với các hành động gây hại đến cộng đồng quốc tế.
Tiến sĩ Rosario nhấn mạnh rằng, ngoại giao LHQ được coi là chuẩn mực quốc tế, nhưng nó chỉ có hiệu lực đối với những quốc gia công nhận và tuân thủ chuẩn mực này, bất chấp việc họ là thành viên LHQ. Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) giải quyết các tranh chấp chung giữa các quốc gia và đưa ra ý kiến tư vấn về các vấn đề pháp lý quốc tế, trong khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) chịu trách nhiệm truy tố các cá nhân hoặc tác nhân nhà nước từ các quốc gia thành viên về các tội ác chiến tranh, diệt chủng, và tội ác chống lại loài người. Tuy nhiên, việc một số quốc gia không ký Quy chế Rome của ICC do lo ngại về sự can thiệp vào các cuộc xung đột tiềm ẩn trong tương lai đã làm giảm hiệu quả của cơ quan này.
Có thể nói, LHQ hiện đang đối mặt với những thách thức lớn trong việc thực hiện sứ mệnh của mình. Các cuộc xung đột và hậu quả chiến tranh tiếp tục lan rộng trên khắp các châu lục, nền văn hóa, và dân tộc. Các vụ việc như giết người, hiếp dâm, nô lệ, tra tấn, và trục xuất ngày càng trở nên phổ biến trong các vùng chiến sự. Ngoại giao của LHQ, mặc dù đã có những nỗ lực to lớn, vẫn chưa thể ngăn chặn hoàn toàn các hành vi này.
Trong bối cảnh thế giới phức tạp và đầy xung đột, vai trò của LHQ trong việc duy trì hòa bình và giải quyết xung đột càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, Tiến sĩ Rosario cho rằng để thực sự hiệu quả, LHQ cần phải vượt qua các hạn chế từ cơ cấu tổ chức và lợi ích quốc gia của các thành viên thường trực. Chỉ khi các quốc gia thành viên cùng nhau cam kết tuân thủ các nghị quyết và chuẩn mực quốc tế, LHQ mới có thể thực sự trở thành lực lượng lớn nhất trong việc ngăn chặn xung đột và thúc đẩy hòa bình trên toàn thế giới.
Tòa án Công lý Tối cao Venezuela xác nhận Tổng thống Maduro tái đắc cử Tòa án Công lý Tối cao Venezuela (TSJ) ngày 22/8 tuyên bố Tổng thống Nicolas Maduro là người chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 28/7 vừa qua. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro mừng chiến thắng sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được Hội đồng Bầu cử quốc gia công bố, tại Caracas ngày 29/7/2024. Ảnh: AA/TTXVN Phán quyết, do Chánh...