Nga và NATO rầm rộ tập trận cùng lúc
Ngày 25.5, Nga bắt đầu cuộc tập trận phòng không quy mô lớn, huy động 12.000 binh sĩ và 700 loại vũ khí, khí tài quân sự, bao gồm 250 máy bay. Cùng lúc NATO cũng rầm rộ tập trận ở Bắc Cực.
Cuộc tập trận lần này của Nga bao gồm cả bắn tên lửa – Ảnh: Reuters
Cuộc tập trận của Nga kéo dài 4 ngày, trong đó gồm cả việc bắn tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu giả ở một trường bắn tại Siberia, theo thông tấn xã Itar-TASS. Mục tiêu là để tập dượt khả năng phản ứng của Nga trước một cuộc tấn công trên không.
Trong khi đó, NATO cũng bắt đầu tập trận để phản ứng lại việc Nga gia tăng các hoạt động quân sự ở khu vực Baltic và Bắc Âu, huy động 100 máy bay chiến đấu và 4.000 binh lính từ Mỹ và 8 nước châu Âu. Cuộc tập trận sẽ kéo dài đến 5.6, bao gồm cả bắn đạn thật.
Mới hồi tuần trước, Hải quân Nga đã hoàn tất 10 ngày tập trận chung với Trung Quốc trên vùng biển Địa Trung Hải, tại khu vực chiến lược nằm giữa Nam Âu, Bắc Phi và Trung Đông. Trong bối cảnh cả hai nước này đều không có đường bờ biển ở Địa Trung Hải, cuộc tập trận được xem là sự phô diễn “cơ bắp quân sự” để đối đầu với NATO.
Video đang HOT
Còn hôm 24.4, lực lượng đặc nhiệm của Nga đã tham gia tập trận chung tại Kyrgyzstan với các quốc gia thuộc Tổ chức hợp tác Thượng Hải.
Tháng trước, lính đặc nhiệm Nga đã tham gia cuộc tập trận của Tổ chức hợp tác Thượng Hải – Ảnh: AFP
Trong tháng 3, Hạm đội phương Bắc của Nga đã tập trận quy mô cực lớn trên biển Barents, huy động đến 40.000 binh lính, thủy thủ, hơn 150 máy bay chiến đấu, hàng chục tàu chiến.
Ngoài ra, Nga còn tiến hành các cuộc tập trận quy mô nhỏ khác trong những tháng qua để thử khả năng phối hợp với các lực lượng vũ trang của các quốc gia Trung Á như Kyrgyzstan và Tajikistan.
Trong khi đó, NATO và Mỹ thời gian qua cũng tiến hành các cuộc tập trận song phương với một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ, bao gồm Georgia và Ukraine.
Những diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang lên đến đỉnh điểm kể từ sau thời Chiến tranh lạnh.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Ngại lý ngay tình gian
Việc Thái Lan bác bỏ yêu cầu của Mỹ được duy trì máy bay trinh sát hải quân ở Phuket sau cuộc tập trận chung phản ánh quan hệ song phương đang không được suôn sẻ và tin cậy.
Về lý, Thái Lan khó từ chối yêu cầu nói trên khi Mỹ lập luận bằng ý muốn cứu trợ nhân đạo di dân lậu từ Myanmar. Bangkok kiên quyết không chịu vì cho rằng Washington dẫu lý có ngay thì tình vẫn nhiều khả năng là gian.
Người tị nạn từ Myanmar ở trong một trại tạm tại tỉnh Aceh, Indonesia - Ảnh: Reuters
Thái Lan hiện là một trong những quốc gia Đông Nam Á liên quan và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chuyện dòng người vượt biển tìm cách nhập cư trái phép vào nước khác. Đa số đến từ Myanmar và Bangladesh. Myanmar có biên giới chung với Thái Lan và cũng là thành viên ASEAN.
Chuyện di dân lậu chỉ là một trong những vấn đề đang đặt ra cho quan hệ giữa hai nước. Ở đâu cũng vậy, chuyện người nhập cư trái phép luôn gắn liền với buôn người và tổ chức đưa người nước này nhập cư trái phép vào nước khác. Nghĩa là ở đây có 2 khía cạnh: nhân đạo và tội phạm có tổ chức.
Mỹ nhấn mạnh tính nhân đạo trong việc giúp người nhập cư từ Myanmar. Nhưng nỗi lo ngại của Thái Lan là Mỹ muốn can thiệp trực tiếp vào cách thức nước này xử lý vấn đề này và quan hệ với Myanmar, đồng thời gây áp lực thúc ép chính quyền Bangkok hành động mạnh mẽ hơn chống buôn người và tổ chức nhập cư trái phép.
Ở thời trước thì những việc này bình thường bởi khi đó Thái Lan do chính quyền dân sự cầm quyền. Hiện tại, giới quân sự Thái Lan nắm thực quyền và việc Mỹ tìm cách gây áp lực khiến họ không thể không nghi ngại.
La Phù
Theo Thanhnien
Trung Quốc lớn tiếng chỉ trích Mỹ về vấn đề Biển Đông Chiều 25/5, đại diện của Trung Quốc một lần nữa lên tiếng phản ứng gay gắt trước các phát biểu của giới chức Mỹ về Biển Đông. Hoạt động san lấp và xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ diễn biến căng thẳng. Gần đây, quan chức Mỹ liên tục phản...