Nga và Na Uy củng cố binh lực ở biên giới, cư dân lo lắng
Lính Mỹ hiện diện tại các căn cứ của Na Uy trong khi Nga hiện đại hóa quân đội ở bên kia biên giới. Điều này gây lo lắng cho cư dân ở khu vực, nơi có truyền thống trao đổi với Nga.
Dưới ánh mặt trời dịu nhẹ ở phía bắc Na Uy, binh lính Mỹ học cách chiến đấu trong môi trường giá lạnh phủ đầy băng tuyết. Những binh sĩ này là một phần của nhóm 650 lính thủy quân lục chiến Mỹ tham gia cuộc tập trận chung mang tên “Reindeer 2″ (Tuần lộc 2) với 3.000 binh sĩ của Na Uy, một thành viên NATO. Hoạt động diễn ra trong bối cảnh cả NATO và Nga đều tăng cường sự hiện diện ở vùng cực Bắc, theo Reuters.
“Nước nào ở phía đông bắc?”, hạ sĩ Daniel Croak hô to với một nhóm 30 binh sĩ mặc áo chiến đấu rằn ri, quần trắng, tại một rừng thông gần thị trấn Setermoen. “Nga”, họ đáp lời. Trong ảnh là tấm biển gần một cửa khẩu trên biên giới giữa Nga và Na Uy, chỉ khoảng cách đến Nga.
Cách Setermoen vài trăm cây số, Nga đang hiện đại hóa lực lượng của họ trên bán đảo Kola, nơi có đại bản doanh của Hạm đội phương Bắc. Nga cũng điều tàu đi lại trong những tuần qua, tiến hành một cuộc tập trận tàu ngầm lớn ở Bắc Đại Tây Dương. Trong ảnh là đài quan sát nhìn được biên giới Nga – Na Uy từ thung lũng Pasvik phía Na Uy.
Video đang HOT
Căng thẳng gia tăng gây lo lắng cho nhiều người dân Na Uy, nhất là tại thị trấn Kirkenes (ảnh), nơi đã nỗ lực tăng cường hợp tác với Nga trong nhiều thập kỷ. Nhiều cư dân có thể đi qua biên giới nhanh chóng mà không cần visa. Nhiều người đến thị trấn Nikel ở Nga để mua xăng dầu với giá rẻ hơn. Bảng hiệu giao thông dùng cả chữ Cyrillic và chữ Latin.
“Tôi không thích việc họ củng cố quân lực ở cả hai bên biên giới. Chúng tôi không muốn căng thẳng gia tăng”, Eirik Wikan, đồng sở hữu xưởng đóng tàu Kimek (ảnh) ở Kirkenes, nói. Hai phần ba doanh thu của doanh nghiệp này đến từ việc sửa chữa tàu thuyền Nga.
Ra đời năm 1987, xưởng đóng tàu của ông Wikan nhanh chóng làm ăn với phía Liên Xô. Ngày nay, việc kinh doanh rất phát đạt và một phần ba trong nhân sự 180 người của xưởng là người Nga, trong đó 22 người làm việc tại thành phố cảng Murmansk của Nga.
Một trong số nhân viên người Nga của xưởng là ông Nikolai Chagin (ảnh), một thợ máy 48 tuổi đến từ thị trấn Severodvinsk của Nga. Ông đã làm việc cho xưởng đóng tàu ở Kirkenes từ năm 2006. “Tôi có công việc tốt, mức lương bình thường… chỉ có những điều tích cực”, ông nói.
Đầu thập niên 1990, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, việc thúc đẩy hợp tác khu vực là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Na Uy. Khoảng 10% cư dân Kirkenes hiện tại là người đến từ bán đảo Kola. Trong ảnh là cờ Nga trên một tàu cá ở Kirkenes.
Sân khấu kịch Samovar ở Kirkenes biểu diễn ở cả Na Uy và Nga, với đội ngũ nhân sự đến từ cả hai nước. Biên đạo múa người Nga Nikolai Shchetnev (góc phải ảnh) cảm thấy ở đây như ở nhà và đang cân nhắc việc đăng ký hai quốc tịch.
“Kirkenes là một thị trấn Nga ở Na Uy”, ông Rune Rafaelsen (ảnh), thị trưởng thành phố Soer-Varanger (bao gồm Kirkenes), nhận xét. Ông nói ông sẽ không hoan nghênh việc có thêm xe tăng được đưa đến biên giới, dù ông cho rằng việc Na Uy là thành viên NATO là “một sự bảo đảm để tôi có thể làm công việc của mình”.
Nga bác bỏ cáo buộc về sự gia tăng căng thẳng ở khu vực và đổ lỗi cho sự hiện diện của thủy quân lục chiến Mỹ tại các căn cứ của Na Uy, việc mà Moscow xem là một thách thức an ninh. Trong ảnh, các sĩ quan chỉ huy của Mỹ và Na Uy tham gia một buổi diễn tập kịch bản trong cuộc tập trận “Reindeer 2″.
Sự lo lắng của Na Uy đã gia tăng sau vụ Nga sáp nhập Crimea năm 2014 và tiến hành các cuộc tập trận ở Bắc cực, bao gồm diễn tập trên biển với các tàu có khả năng mang tên lửa đạn đạo. Dù vậy, lực lượng Nga ở khu vực biên giới với Na Uy cũng được cho là hành xử ít căng thẳng hơn so với ở các khu vực biên giới khác giữa Nga và NATO, chẳng hạn như ở biển Baltic.
Đông Phong
Ảnh: Reuters
Theo Zing.vn
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không rút quân khỏi Syria trước khi người Kurd rút lui
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ngày 8/11, tuyên bố quân đội nước này sẽ không rời khỏi Syria trước khi người Kurd rút toàn bộ khỏi khu vực biên giới.
Tổng thống Erdogan cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục các cuộc tấn công cho đến khi tất cả các chiến binh người Kurd rời khỏi khu vực biên giới.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Getty
Ankara phát động chiến dịch quân sự "mùa xuân hòa bình" chống lại lực lượng người Kurd ở phía đông bắc Syria hồi đầu tháng 10 vừa qua. Động thái này đã gặp phải làn sóng lên án và chỉ trích trên toàn thế giới.
Cuối tháng 10 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được các thỏa thuận ngừng bắn và thiết lập vùng an toàn với Mỹ và Nga, trong đó quy định về việc rút các đơn vị người Kurd khỏi khu vực biên giới và thực hiện các cuộc tuần tra chung. Mặc dù vậy, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng lực lượng người Kurd cùng các vũ khí vẫn chưa rút khỏi khu vực biên giới.
Trong một diễn biến liên quan, hội nghị thượng đỉnh Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Anh và Pháp về Syria sẽ được tổ chức tại London vào ngày hai ngày 3-4/12 tới. Hội nghị nhằm khôi phục sự đồng thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ với NATO, nhất là trong vấn đề người tị nạn Syria./.
Theo Ngọc Thạch/VOV-Cairo
Nga lại gửi viện trợ tới Donbass, Ukraine vẫn tố Moscow Lô viện trợ thứ 90 của Nga đã tới Donbass mang theo 600 tấn hàng hóa. Thông tấn TASS đưa tin, Bộ Ngoại giao Nga ngày 7/11 đã gửi một đoàn xe tải chở 600 tấn hàng viện trợ nhân đạo cho khu vực Donbass. Nga chở hàng viện trợ nhân đạo tới Donbass. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ukraine...