Nga và Liên Hợp Quốc đàm phán, Kremlin giải thích về lựa chọn duy nhất ở Ukraine
Hôm nay (13/3), quan chức Liên Hợp Quốc (LHQ) và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin đàm phán về khả năng gia hạn một thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng ở Biển Đen của Ukraine.
Báo The Guardian dẫn tin từ phái bộ ngoại giao Nga tại Geneva, Thụy Sĩ cho biết như vậy. Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen là nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu bằng cách cho phép ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu an toàn. Thỏa thuận này cần được gia hạn vào 18/3.
Moscow đã báo hiệu rằng họ sẽ chỉ đồng ý gia hạn nếu các hạn chế xuất khẩu ảnh hưởng tới chính hàng hóa của Nga được dỡ bỏ. Tuy nhiên, nhiều nhà ngoại giao và quan chức cấp cao, gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đều lạc quan rằng thỏa thuận sẽ được gia hạn.
Các quan chức Nga cho biết, dù việc xuất khẩu nông sản của nước này không bị phương Tây nhằm vào song các biện pháp trừng phạt đối với các khoản thanh toán, hậu cần và ngành bảo hiểm đã tạo ra rào cản đối với việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.
Video đang HOT
Kremlin giải thích về lựa chọn duy nhất ở Ukraine
Hãng tin RT dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay cho biết, hiện thời không có điều kiện nào cho một giải pháp hòa bình ở Ukraine, nghĩa là Nga không có giải pháp nào khác ngoài việc tiếp tục chiến đấu.
“Ưu tiên của chúng tôi vẫn và sẽ luôn là đạt được các mục tiêu mà chúng tôi đã đặt ra cho mình. Tại thời điểm này, các mục tiêu đó chỉ có thể đạt được thông qua các biện pháp quân sự”.
Ông Peskov phản ứng như vậy về một bài viết của nhà ngoại giao Đức kỳ cựu Wolfgang Ischinger, người từng là Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich suốt hơn một thập niên. Trong bài viết đăng trên tờ Der Tagesspiegel ngày 12/3, ông Ischinger kêu gọi các nhà lãnh đạo phương Tây “hãy bắt đầu nghĩ về một tiến trình hòa bình ngay bây giờ” và thành lập một nhóm liên lạc chính trị đặc biệt cho cuộc xung đột ở Ukraine.
Nga tiếp tục hợp tác với LHQ để đảm bảo an ninh lương thực thế giới
Nga tiếp tục hợp tác với Liên hợp quốc (LHQ) để đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới, tuy nhiên cần điều chỉnh Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen nhằm đảm bảo có thêm nguồn cung lương thực đến các nước nghèo nhất trên thế giới ở châu Á và châu Phi.
Đây là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin đưa ra tại cuộc họp báo sau các cuộc tham vấn chính trị giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/12 tại Istanbul.
Tàu MV Brave Commander chở 30 tấn lúa mì của Ukraine cập cảng của Djibouti ngày 30/8/2022, trong hành trình cung cấp sản phẩm nông nghiệp này cho nước láng giềng Ethiopia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Vershinin, Nga ghi nhận nỗ lực của LHQ, song Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cần có hành động thực tế để dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu nông sản của Nga. Moskva cần các kết quả cụ thể để đảm bảo xuất khẩu nông sản, trong đó có việc kết nối lại các ngân hàng của Nga với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, đảm bảo giao dịch tài chính và bảo hiểm cho xuất khẩu nông sản. Thứ trưởng Ngoại giao Nga nêu rõ Moskva sẽ tiếp tục làm việc với đại diện LHQ về vấn đề này.
Bên cạnh đó, ông Vershinin cũng cho rằng cần điều chỉnh Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen để có thể cung ứng ngũ cốc cho các nước nghèo nhất. Ông cho biết Nga sẽ thảo luận với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) về nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine để đảm bảo an toàn của nhà máy này.
Cũng tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Ngoại giao Nga đánh giá Thổ Nhĩ Kỳ là địa điểm thuận lợi tiến hành các cuộc đàm phán ngoại giao với Mỹ, song Moskva cho rằng Washington vẫn chưa theo đuổi "cách tiếp cận xây dựng" trong các cuộc đàm phán.
Nga: Còn nhiều 'câu hỏi' liên quan đến Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen Điện Kremlin ngày 9/3 cho biết vẫn còn "nhiều câu hỏi" liên quan đến Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen và hiện Moskva chưa lên kế hoạch cho cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres về việc này. Tàu chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển qua Eo biển Bosphorus ở Istanbul,...