Nga và Iran có thể tổ chức tập trận chung ở eo biển Hormuz
Nga và Iran có thể tổ chức cuộc tập trận hải quân chung ở eo biển Hormuz – IRNA dẫn lời Tư lệnh Hải quân Iran tuyên bố.
Trong thời gian tới, Nga và Iran có thể tổ chức cuộc tập trận hải quân chung ở eo biển Hormuz. Tuyên bố trên được Tư lệnh Hải quân Iran, Đô đốc Hossein Khanzadi, đưa ra hôm thứ Hai trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn IRNA của Iran.
“Chúng tôi nhất trí về việc tổ chức cuộc tập trận hải quân chung với sự tham gia của Hải quân hai nước ở khu vực Ấn Độ Dương và hy vọng cuộc tập trận sẽ được tổ chức trước cuối năm nay” – ông Khanadi cho biết, tuy nhiên, không thông báo chính xác khi nào cuộc tập trận diễn ra.
Nga và Iran có thể tổ chức tập trận chung ở eo biển Hormuz. (Ảnh: Reuters)
Nói về địa điểm cụ thể tổ chức cuộc tập trận này, Đô đốc Khanzadi nhấn mạnh rằng nó sẽ diễn ra ở phần phía Bắc của đại dương và trong khu vực eo biển Hormuz, nơi kết nối vịnh Ba Tư với vịnh Oman.
Hồi tháng Giêng, quân đội Iran công bố về một cuộc tập trận hải quân chung khác giữa Nga và Iran ở biển Caspi. Khi đó, thông tin về thời điểm tổ chức hoạt động này cũng không được tiết lộ. Các cuộc tập trận gần đây nhất của hai nước ở biển Caspi diễn ra vào những năm 2015 và 2017.
Thông tin về các hoạt động quân sự chung giữa Nga và Iran xuất hiện trong bối c ảnh căng thẳng liên tiếp leo thang giữa Iran với một loạt các nước phương Tây, trong đó có Mỹ và Anh, cũng tại eo biển Hormuz. Giữa tháng 7, Mỹ tuyên bố bắn hạ một máy bay không người lái của Iran tại eo biển này, với cáo buộc đây là mối đe dọa đối với chiến hạm và các thủy thủ của Mỹ.
Tại vịnh Ba Tư hiện nay còn có sự xuất hiện của hai chiếc tàu chiến của Anh. London đã gửi thêm chiếc tàu chiến thứ hai đến khu vực sau vụ việc một tàu chở dầu treo cờ Anh bị quân đội Iran bắt giữ ngay tại eo biển Hormuz.
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Tàu chiến nước ngoài tiếp tục đến vùng Vịnh
Căng thẳng xung quanh việc bắt tàu dầu tại vùng Vịnh vẫn chưa hạ nhiệt khi các bên lên tiếng cảnh báo lẫn nhau và có động thái gây sức ép lên đối phương.
Binh sĩ Mỹ quan sát tàu hải quân Iran đi qua eo biển Hormuz Ảnh: Reuters
Phát biểu trên Đài Sky News hôm qua, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab bác bỏ đề nghị trao đổi tàu bị bắt với Iran và tuyên bố nước CH Hồi giáo "phải tuân thủ luật lệ quốc tế và thả ngay tàu Anh". Vào ngày 19.7, biệt kích Iran bắt giữ tàu dầu Stena Impero mang cờ Anh gần eo biển Hormuz, 2 tuần sau khi lực lượng Anh bắt tàu dầu Grace 1 của Iran gần Gibraltar. "Grace 1 bị chặn vì vi phạm lệnh cấm vận của EU và đang chở dầu đến Syria còn tàu Stena Impero bị bắt trái luật", ông Raab nói.
Cùng ngày, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) công bố đoạn phim về thời điểm biệt kích Iran trao đổi gay cấn với tàu hộ vệ Anh trong vụ bắt tàu Stena Impero. Đài Press TV trích đoạn phim cho thấy binh sĩ IRGC nói qua liên lạc vô tuyến: "Các anh được yêu cầu không can thiệp vào những trường hợp như thế này". Phía tàu hộ vệ HMS Montrose trả lời: "Đây là tàu chiến Anh. Chúng tôi đang ở vùng phụ cận eo biển được quốc tế công nhận với một tàu thương mại đang đi ngang eo biển". "Đừng đẩy mình vào tình thế nguy hiểm", đại diện IRGC đáp trả. Lúc đó, tàu chiến Anh ở cách tàu dầu đến một giờ di chuyển nên dù nhận được lời cầu cứu từ thủy thủ, họ cũng không kịp can thiệp.
Đoạn phim được phía Tehran chủ ý công bố vào thời điểm London thông báo chiến hạm thứ hai mang tên HMS Duncan đã đến khu vực, phối hợp cùng tàu HMS Montrose tham gia nhiệm vụ hộ tống tàu bè Anh tại đây. Ngoài ra, Iran tiếp tục lên án việc Anh kêu gọi thành lập lực lượng hải quân do EU dẫn đầu tại vùng Vịnh để bảo vệ an toàn cho các tàu dầu qua lại. Phát ngôn viên chính phủ Iran, ông Ali Rabiei chỉ trích kế hoạch này là "khiêu khích và thù địch", khiến tình hình thêm phức tạp. Ông nhấn mạnh các quốc gia trong khu vực, bao gồm Iran và Oman, phải giữ vai trò chủ chốt duy trì an ninh hàng hải ở eo biển Hormuz và Vịnh Ba Tư.
Iran nói thủy thủ tàu dầu Anh vẫn an toàn, cảnh báo Anh không nên làm căng thẳng leo thang
Cũng trong ngày 29.7, tờ Maekyung dẫn nguồn cấp cao trong chính phủ Hàn Quốc tiết lộ nước này quyết định điều động lực lượng chống hải tặc mang tên Cheonghae, trong đó có khu trục hạm, đến vùng Vịnh tham gia chiến dịch an ninh hàng hải do Mỹ dẫn dầu. Trong khi đó, tuy tỏ ra ủng hộ kế hoạch về triển khai lực lượng chung EU tại vùng Vịnh nhưng các nước châu Âu từ chối góp mặt vào chiến dịch của Mỹ nhằm tránh thêm căng thẳng với Iran cũng như nỗ lực thuyết phục nước CH Hồi giáo duy trì thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi hôm qua tuyên bố đàm phán với Mỹ sẽ khả thi nếu dựa trên một chương trình nghị sự có thể dẫn tới những kết quả cụ thể và thiết thực. Tuy nhiên, Reuters dẫn lời ông Mousavi chỉ trích Washington "không ủng hộ đàm phán và không tìm kiếm đối thoại".
Theo thanhnien
Mỹ là kêu gọi đưa lực lượng đến vùng Vịnh gây căng thẳng, Iran đăng đàn chỉ trích Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng, nguồn gốc của các sự kiện căng thẳng trong khu vực hiện tại là do sự rút lui đơn phương của Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Trên trang web chính thức, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài sẽ...