Nga và Iran bàn thảo khả năng siết chặt quy định sản lượng dầu
Bộ Năng lượng Nga cho biết, bộ trưởng năng lượng nước này và Iran ngày 15/10 thảo luận về khả năng thắt chặt các quy định về sản lượng dầu trong thỏa thuận đạt được giữa các nước sản xuất dầu trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Một cơ sở sản xuất dầu mỏ thuộc đảo Khark của Iran ở ngoài khơi vùng Vịnh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thông cáo báo chí của Bộ Năng lượng Nga cho hay tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak và người đồng cấp Iran, Bijan Namdar Zanganehm đã thảo luận về tình hình thị trường dầu toàn cầu.
Lưu ý rằng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thế giới gia tăng, các bộ trưởng nhất trí khả năng thắt chặt quy định sản lượng trong thỏa thuận đạt được giữa các nước trong và ngoài OPEC nhằm tránh việc thị trường dầu “quá nóng.”
Bộ trưởng Novak khẳng định hy vọng bình ổn thị trường và cho thấy Nga cùng các nước là những người nước có trách nhiệm tạo ra các quy định ổn định và có thể đoán định được trong thị trường dầu vì lợi ích của tất cả các bên – các nhà sản xuất, giới tiêu dùng và các nhà đầu tư.
Trong khuôn khổ cuộc họp, Bộ trưởng Novak cùng người đồng cấp Iran đồng thời thảo luận về hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực nhiên liệu và các năng lượng khác.
Người đứng đầu Bộ Năng lượng Nga nhấn mạnh liên lạc đều đặn giữa Nga và Iran đóng góp cho việc củng cố hợp tác song phương trong các quan hệ thương mại và kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng.
Video đang HOT
Ngày 15/10, Cố vấn chính sách cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ Brian Hook cho biết nước này vẫn có ý định cắt giảm doanh thu từ dầu mỏ của Iran về mức 0.
Đặc phái viên của Washington về Iran này khẳng định, việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ của Iran vào ngày 4/11 tới sẽ không gây tác động tiêu cực tới thị trường, bởi thị trường vốn đã đủ nguồn cung và cân bằng.
Theo Vietnamplus
Israel "án binh bất động" ở Syria, Iran mặc sức "tung hoành"
Theo Debka, trong khi Israel không tiến hành cuộc không kích nào trong tháng vừa qua ở Syria, Iran đã "tranh thủ" bổ sung kho vũ khí của họ.
Một tháng Israel án binh bất động
Các tiêm kích tàng hình tối tân F-35 của không quân Israel (Ảnh: Times of Israel)
Ngày 17.10 tới là tròn 30 ngày Israel không kích lần cuối chống lại các mục tiêu Iran tại Syria và vụ máy bay trinh sát IL 20 của Nga bị bắn hạ. Quan hệ Israel-Nga hiện vẫn còn lạnh nhạt và chưa thể ấm trở lại như cũ.
Syria: Phiến quân thống trị Idlib tuyên bố lạnh người trước giờ G
Tổng thống Vladimir Putin đang dành cho Israel một cơ hội với một cuộc gặp Thủ tướng Netanyahu để hàn gắn quan hệ sau sự cố với IL-20 khiến 15 quân nhân Nga thiệt mạng khiến Nga quyết định triển khai hệ thống phòng không tối tân S-300 đến Syria.
Mặc dù ngày 9.10, ông Netanyahu vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục bắn phá các mục tiêu của Iran tại Syria bất chấp sự hiện diện của S-300 song đến nay các chiến đấu cơ của Israel, bao gồm cả tiêm kích tàng hình tối tân F-35 vẫn nằm im trên mặt đất. Tương tự, các hoạt động trên không của Mỹ ở Syria cũng im ắng, dường như còn chờ để do thám "Rồng lửa" S-300 Nga, Debka bình luận.
Trong tháng này, Nga đã triển khai 3 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 ở Syria đồng thời huấn luyện các sĩ quan Syria cách vận hành. Không chỉ dùng S-300 để tăng cường sức mạnh cho quân đội Assad, giúp bảo vệ an toàn tốt hơn cho các sĩ quan Nga đang làm nhiệm vụ ở Syria, Nga còn "bày binh bố trận" các hệ thống chiến tranh điện tử tối tân để chống lại các cuộc không kích của Israel cũng như hạn chế hoạt động trên không các lực lượng Mỹ đặt trụ sở ở Đông Syria, dọc biên giới với Iraq.
Tiết lộ sốc về tin MH370 rơi xuống rừng rậm Malaysia
Các nhà phân tích bình luận rằng, việc Nga dàn trận các hệ thống chiến tranh điện tử tối tân tại Syria là khía cạnh đáng ngại nhất trong nỗ lực xây dựng quân đội Nga mới tại đất nước bị chiến tranh tàn phá này, đe dọa trực tiếp đến các hoạt động của Israel cũng như Mỹ tại chiến trường này.
Mặc dù khả năng chiến tranh điện tử của Israel cũng rất đáng gờm nhưng năng lực của Nga trong lĩnh vực này cũng là điều phương Tây "hoàn toàn mờ mịt" và theo đó, có thể tạo ra những bất ngờ. Không ai có thể dám chắc những gì Nga có thể làm cho đến khi các chiến đấu cơ Israel và Mỹ bay vào bầu trời Syria, theo Debka.
Iran tranh thủ bổ sung vũ khí
Rõ ràng Iran không thể bỏ qua cơ hội các máy bay của Israel - kẻ thù không đội trời chung của họ bị "khóa cánh" để tranh thủ tung hoành ở Syria. Theo Debka, nguồn vũ khí Iran đổ vào Syria trong tháng Israel ngừng không kích đã tăng lên đáng kể.
Nhiều người đang kỳ vọng rằng, Moscow sẽ tiếp tục thúc đẩy một thỏa thuận có đi có lại để ngăn Tehran chuyển vũ khí tới Syria cho nhóm vũ trang Hezbollah - vốn bị xem là mối đe dọa đối an ninh đối với Israel để đổi lại việc Tel Aviv đình chỉ các cuộc không kích của họ.
Mặc cho Iran "mặc sức tung hoành", tăng cường kho vũ khí của nước này và đồng minh là nhóm vũ trang Hezbollah đang hoạt động ở Syria, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu Israel sẽ nối lại các cuộc oanh tạc như những gì họ tuyên bố để ngăn chặn điều này.
Cho đến nay, người Iran vẫn từ chối nghe bất cứ thỏa thuận nào như vậy khi Moscow đưa ra gợi ý vào tháng 9. Ngược lại, theo Debka, Tehran đã đẩy mạnh vận chuyển các lô vũ khí tới Syria đến mức chưa từng thấy trước đây.
Các nguồn tin tình báo phương Tây và Trung Đông ước tính, trong 30 ngày Israel ngừng không kích, Tehran đã có cơ hội bổ sung kho vũ khí của nước này lẫn của "đồng minh" của họ lên mức tương đương trước khi Nhà nước Do Thái giáng 200 cuộc không kích vào Syria, phá hủy nhiều tài sản quân sự chiến lược của Iran.
Theo Danviet
Iran tuyên bố sẽ duy trì sự hiện diện 'hiệu quả' tại Syria Chính quyền Tehran đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Iran chỉ cung cấp lực lượng cố vấn quân sự cho Syria trong cuộc chiến chống khủng bố. Sự hiện diện dưới hình thức cố vấn của quân đội Iran tại Syria sẽ được thực hiện miễn là chính quyền Damascus thấy điều này có "hiệu quả và hữu ích, phù hợp với nhu...