Nga và Đức: Ai sẽ là người chiến thắng trong 1 trận Kursk 2.0?
Trong Thế chiến 2, thế giới đã được chứng kiến Trận Vòng cung Kursk – cuộc đấu xe tăng lớn nhất lịch sử với phần thắng thuộc về Hồng quân. Đó là trong quá khứ, còn vào thời điểm hiện tại, liệu Đức có thể đảo ngược điều này trong một trận Kursk 2.0?
Trận Vòng cung Kursk – cuộc đấu xe tăng lớn nhất lịch sử
Với nhiều người, chiến thắng của Hồng quân nằm ở số lượng: trong trận Kursk, Liên Xô đã huy động hơn 7.000 xe tăng, nhiều hơn khoảng 3.700 xe so với Đức Quốc xã. Tuy nhiên, thời thế đã khác, số lượng không thể hoàn toàn lấn át chất lượng. Theo trang GlobalSecurity.org, dù Nga đã có siêu tăng T-14 Armata, “nắm đấm thép” của nước này vẫn là T-80 và xe tăng chủ lực T-72. Trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc, những chiếc tăng này của quân đội Iraq đã gần như thua trắng trước những chiếc Abrams của người Mỹ. Ngoài ra, Moscow cũng có một số lượng nhỏ T-90 nhưng hầu hết những chiếc tăng này cũng có thiết kế, thông số giống những người tiền nhiệm của mình.
Về phía mình, Đức đang sở hữu Leopard 2A6 – loại tăng được nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới đánh giá cao. Tuy nhiên, sau những đợt cắt giảm chi tiêu quốc phòng, chỉ có 328 chiếc đang trong biên chế. Không chỉ có vậy, người Đức còn không sử dụng uranium nghèo cho giáp xe tăng và đạn xuyên giáp của mình.
Video đang HOT
Vậy ai sẽ là người chiến thắng trong 1 trận Kursk 2.0?
Theo Business Insider, có lẽ chiến thắng 1 lần nữa sẽ lại về tay của hậu duệ Hồng quân. Lí do là dù có chất lượng hơn đến đâu, 328 chiếc Leopard 2A6 so với hơn 4.500 chiếc T-80 (hiện đang trong biên chế quân đội Nga) vẫn là 1 con số chênh lệch quá khủng khiếp.
Trận vòng cung Kursk (lịch sử Nga gọi là Chiến dịch phòng ngự – phản công Kursk) là một trong những chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Xô-Đức trong Thế chiến 2, kéo dài từ ngày 5.7 đến 23.8.1943 giữa Hồng quân và quân đội Đức Quốc Xã tại vùng đồng bằng giữa các thành phố Kursk (thuộc Liên Xô cũ). Trong chiến dịch này, có trận đánh này nổi tiếng là trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh bắt đầu từ ngày 10 tháng 7 tại Pokrovka và lên đến đến đỉnh điểm là ngày 12 tháng 7 tại cánh đồng Prokhorovka. Trong ba ngày, hai bên đã tung vào trận đánh những binh đoàn xe tăng hùng mạnh nhất với tổng số lên đến trên 1.200 xe tăng và pháo chống tăng tự hành.Với thắng lợi thuộc về phía Hồng quân, trận vòng cung Kursk trở thành một trong những chiến thắng bước ngoặt quan trọng của họ trong cuộc chiến này, đánh dấu sự “xuống dốc” của quân đội Đức Quốc xã trên chiến trường Xô-Đức cũng như trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Không những là một thắng lợi quyết định này hoàn toàn đem lại quyền chủ động chiến lược cho Liên Xô, đại thắng ở trận Kursk cùng với những sự kiện cùng năm tại Ý và Bắc Phi đã chuyển đổi thế trận theo chiều hướng có lợi cho phe Đồng Minh, khiến cho sự toàn bại của Đế chế Đức cũng như sự giải phóng nhân loại ra khỏi ách áp bức của chủ nghĩa phát xít chỉ còn là vấn đề thời gian.
Theo Danviet
Sau 1 đêm, lính Mỹ "chế tạo" xe tăng chặn đứng cả sư đoàn Đức Quốc Xã
Chỉ với 3 chiếc xe tăng được chắp vá vội vàng trong 1 đêm, Tiểu đoàn Tăng 740 của Mỹ đã đẩy lùi hẳn 1 sư đoàn tăng Đức được trang bị tốt hơn hẳn.
Trong những cơn gió rét của Bắc Âu, dù làm việc cật lực, đôi tay đầy dầu mỡ của binh nhất Harry Miller vẫn không khỏi run rẩy. Dù mệt và lạnh đến cóng tay, thời gian không cho phép anh được nghỉ ngơi 1 giây nào. Đó là đêm 18.12.1944, cái đêm mà anh và đồng đội thuộc Tiểu đoàn Tăng 740 phải thức trắng để chế tạo xe tăng ngay trước trận chiến.
Ông Harry Miller của hiện tại
Trước đó, Tiểu đoàn Tăng 740 nhận được lệnh bằng mọi giá ngăn chặn Sư đoàn Tăng SS số 1 - lực lượng tiên phong của quân đội Đức trong trận Ardennes. Trớ trêu thay, khi mà những chiếc tăng Đức dần dần tiếp cận chiến trường, Miller và đồng đội, lúc đó đang ở Neufchateau (Bỉ), không hề có 1 chiếc xe tăng.
Trước khi trận chiến bắt đầu, tiểu đoàn này được điều động tới một cảng quân sự gần Sprimont. Thế nhưng, thay vì nhận được những chiếc xe tăng còn hoạt động, các binh sĩ Mỹ lại nhận được các "bia tập bắn" to lớn nhưng vô dụng. Lí do là các nhân viên tại cảng, do sợ hãi quân đội Đức, đã di tản và để lại khí tài, dụng cụ ở lại.
Trong tình thế nguy cấp, sự quyết tâm của những người lính đã làm được điều tưởng chừng không thể: từ những gì có sẵn, chỉ sau 1 đêm, Miller và đồng đội đã "chế tạo" được 3 chiếc xe tăng và 1 xe diệt tăng. Những chiếc xe này nhanh chóng di chuyển đến Stoumont để đối phó với người Đức.
Những chiếc xe tăng "chắp vá" trong của Tiểu đoàn Tăng 740 di chuyển tới Stoumont
Đây thực sự là 1 cuộc chiến không cân sức. Ba chiếc xe tăng của Tiểu đoàn 740 phải đối mặt với Nhóm Chiến đấu Peiper và Sư đoàn Tăng SS số 1. Thế nhưng, những chiếc xe chắp vá của người Mỹ đã chiến đấu hiệu quả đến không ngờ. Chỉ trong khoảng 30 phút đầu cuộc cuộc chiến, ba chiếc xe của Đức đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, khiến con đường tiến công vốn hẹp bị chặn lại. Không còn sự lựa chọn nào khác, quân Đức đã buộc phải rút lui.
Trận chiến Ardennes, bắt đầu từ ngày 16.12.1944 cho tới ngày 25.1.1945, là chiến dịch tấn công lớn cuối cùng của Đức Quốc xã trên mặt trận phía tây trong Thế chiến 2. Báo chí tiếng Anh gọi trận đánh này là Battle of the Bulge vì khi nhìn trên bản đồ quân sự, quân Đức thọc thủng được một lỗ hổng lớn và tràn sang khu quân sự của Đồng Minh tạo nên một mũi dùi tương tự như một khối u sung. Đây cũng là cuộc chiến lớn nhất và đẫm máu nhất của quân đội Mỹ trong Thế chiến với 19,000 lính tử trận, 89,000 lính bị thương trên tổng số 610,000 lính Mỹ tham chiến.
Theo Danviet
Đầu bếp Liên Xô hạ gục xe tăng Đức bằng một chiếc rìu Trong Thế chiến 2, đầu bếp phục vụ trong quân đội Liên Xô, Ivan Pavlovich Sereda đã lập kỳ tích khi khuất phục xe tăng Đức chỉ bằng một chiếc rìu. Xe tăng hạng nặng Tiger 2 của Đức trong Thế chiến 2. Theo War History Online, anh nuôi đóng vai trò quan trọng trong quân đội dù chỉ mang cấp bậc thấp....