Nga và cuộc tập trận lớn nhất của Tổ chức hợp tác Thượng Hải
TQ sử dụng tổ chức SCO như là một công cụ phức hợp chống lại sự nhen nhóm hoạt động của các nhóm chính trị người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Trang Học giả Ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản mới đây đăng tải bài phân tích của tác giả Joshua Kucera – một nhà báo tự do chuyên theo đuổi các đề tài liên quan đến công việc ngoại giao và quan hệ quốc tế.
Bài viết có tiêu đề “Nga và các cuộc t ập trận quân sự của Tổ chức hợp tác Thượng Hải/SCO” nhận định rằng dường như Moscow đang miễn cưỡng chap nhận mục đích đang phát triển thực sự của tổ chức SCO ở Trung Á.
Tác giả bài báo phân tích cho rằng cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn vừa được Tổ chức hợp tác Thượng Hải tổ chức tại Trung Quốc trong những ngày cuối tháng Tám vừa qua là một cuộc diễn tập có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trong khối SCO.
Đây là hoạt độnh tập trận được SCO tổ chức trong bối cảnh Nga đang tăng cường quan hệ với Trung Quốc trong lúc quan hệ với Mỹ và Châu Âu sụp đổ xuất phát từ sự kiện Moscow sát nhập vùng bán đảo Crimea của Ucraine vào lãnh thổ của mình.
Joshua Kucera cho rằng quy mô của cuộc tập trận phần nào phản ánh ý đồ tương lai của SCO – tổ chức vốn nhấn mạnh hoạt động tăng cường hợp tác pháp luật và kinh tế thay vì quân sự. Điều này có thể cũng phản ảnh SCO từ nay sẽ nhấn mạnh cả vấn đề hợp tác quân sự cũng như an ninh chiến lược.
Cuộc diễn tập (tổ chức từ 24 đến 29/8/2014) của SCO vừa diễn ra mang tên Sứ mệnh Hòa Bình. Nó được tiến hành tại khu tự trị Nội Mông Trung Quốc. Tất cả có khoảng 7000 binh sỹ đến từ các quốc gia thuộc nhóm SCO nhưng chủ yếu vẫn là binh sỹ Trung Quốc. Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan cũng cử lực lượng tham gia diễn tập.
Duy nhất chỉ có Uzbekistan – một thành viên chính thức của SCO đã từ chối tham gia tập trận và đây không phải là lần đầu tiên Uzbekistan không cử lực lượng tập trận thường niên Sứ mệnh Hòa Bình.
Thực tế trong những năm gần đây, kích cỡ tập trận thường niên Sứ mệnh Hòa Bình đã giảm nhưng các quan chức Trung Quốc lại tuyên bố cho rằng đây là cuộc tập trận lớn nhất từng được tổ chức với sự tham gia của nhiều binh sỹ cũng như vũ khí trang bị (chủ yếu là quân TQ).
Cũng khó có thể nói một cách chính xác đâu là nguyên nhân thúc đẩy SCO tiến hành các cuộc diễn tập tren quy mô lớn giống như Sứ mệnh Hòa Bình vừa diễn ra ở Trung Quốc. Tuy nhiên, theo nhà báo Joshua Kucera, dù sao đi nữa đây cũng là dịp tốt cho Nga bởi Moscow đang hứng chịu các đòn trừng phạt từ châu Âu, Mỹ sau khi áp dụng chính sách cứng rắn, thù địch chống lại Ucraine.
Đây cũng có thể là dịp để Nga thể hiện sự háo hức khi Moscow phải và đang muốn chứng minh rằng nước Nga không cần châu Âu.
Trung Quốc là một quốc gia láng giềng lớn nhất của Nga tại khu vực Đông Á và Trung Quốc cũng là một trong những nhân tổ chủ chốt trong công cuộc tìm kiếm các đối tác phi phương Tây của Moscow.
Trong tháng 5 năm 2014 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký kết một thỏa thuận làm ăn lớn với TQ khi quyết định bán khí đốt trong thời gian dài hạn cho Bắc Kinh. Đây là thỏa thuận được cả hai bên xúc tiến trong nhiều năm với không ít khó khăn mà chủ yếu xuất phát từ đòi giá cao hơn của Moscow so với mong đợi của Bắc Kinh và cuối cùng thời thế đã đưa TQ và Nga xích lại với nhau, hợp đồng khí đốt trị giá hàng trăm tỷ USD là một minh chứng rõ ràng nhất.
Tuy nhiên, hợp tác quân sự đối với Nga có lẽ là một trong những biểu tượng nổi bật hơn cả. Báo chí Nga đã từng nhận định về một “sự hồi sinh lợi ích” của Nga trong khuôn khổ tổ chức SCO.
Trong một bài bình luận được đăng tải trên báo Ria Novosti hiện đã do chính quyền Moscow hoàn toàn kiểm soát đã cho rằng SCO “là một giải pháp thay thế phương Tây”.
Chuyên gia phân tích ngoại giao Nga Fyodor Lukyanov trong một lần trả lời phỏng vấn báo Svobodnaya Pressa đã nhận định rằng “trong hoàn cảnh hiện nay có liên quan đến vấn đề Ucraine, các cuộc tập trận quân sự giữa Nga và Trung Quốc rõ ràng là tín hiệu nhằm vào phương Tây”.
” Cả Nga và Trung Quốc đều không cảm thấy cần phải che đậy thực tế này bởi đó là lợi ích của hai chính quyền. Nga và Trung Quốc công khai muốn thấy rằng phương Tây phải nghĩ đến sự thật là Trung Quốc và Nga đang xích lại gần nhau cả chính trị lẫn quân sự”.
Tuy nhiên, theo Fyodor Lukyanov thực tế là hợp tác giữa Nga và Trung Quốc có giới hạn, điều này xuất phát từ ý đồ chiến lược thực sự của cả hai nước. Về tổng thể Trung Quốc không hứng thú với liên minh quân sự, các lợi ích an ninh lớn của Trung Quốc cũng không giống với Nga.
Video đang HOT
Fyodor Lukyanov chỉ ra một ngoại lệ là ở khu vực Trung Á, nơi lợi ích an ninh của Nga và Trung Quốc có trùng nhau đó là thực tế cả Moscow và Bắc Kinh đều lo lắng về sự bất ổn ở Afghanistan nói riêng và Trung Đông nói chung sau khi Mỹ và NATO tiến hành rút quân về nước.
Ngay kịch ban của cuộc tập trận Sứ mệnh Hòa Bình 2014 vừa diễn ra cũng nhấn mạnh yếu tố ảnh hưởng của Trung Quốc nhiều hơn Nga. Trong cuộc diễn tập vừa qua TQ thiết kế các kịch bản chống chủ nghĩa ly khai, trong đó giả định một tổ chức ly khai tiến hành bạo động tại một quốc gia nhất định với sự hỗ trợ của một tổ chức khủng bố quốc tế.
Giới học giả và chuyên gia bình luận của TQ đã tìm cách làm lu mờ nhân tổ chính trị trong mục đích tập trận. Tờ Nhân dân nhật báo phiên bản điện tử đã giật tít rất rõ ràng “tập trận khủng bố không liên quan đến nước Mỹ” trong nội dung khẳng định lại một lần nữa rằng “cuộc diễn tập không có ý định nhằm vào bất cứ quốc gia cụ thể nào và nó được SCO lên kế hoạch từ trước khi xảy ra những xung đột giữa Mỹ và Nga liên quan đến vấn đề Ucraine”.
Trong khu các cuộc tập trân quân sự quy mô lớn là vấn đề đại diện cho cả tổ chức SCO, quy phạm được tổ chức này đề ra ngay từ những ngày đầu thành lập, tuy nhiên trong những năm gần đây mục đích của nó đã khác đi nhiều.
Trung Quốc là một trong những nước thống trị tổ chức SCO bằng cả tiềm lực và “kích thước”, trong những năm gần đây SCO thường được Bắc Kinh sử dụng như là một công cụ để tăng đầu tư vào khu vực Trung Á đặc biệt là ở hai lĩnh vực quan trọng then chốt là cơ sở hạ tầng và năng lượng.
Trung Quốc cũng sử dụng tổ chức SCO như là một công cụ phức hợp chống lại sự nhen nhóm hoạt động của các nhóm chính trị người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Trong tương lai gần, chắc chắn thành tố quân sự sẽ được SCO nhấn mạnh bởi có thông tin cho biết tổ chức này đang chuẩn bị thảo luận về việc kết nạp thêm các thành viên mới để phá bỏ số lượng 6 quốc gia như ban đầu thành lập.
Nhiều khả năng trước thềm cuộc họp thượng đỉnh thường niên sẽ được tiến hành vào tháng 9 tới đây tại Dushanbe các ngoại trưởng của SCO đã có kết luận và thống nhất cuối cùng về một hiệp định trong đó quy định các nguyên tắc để kết nạp các thành viên mới.
Afghanistan, Ấn Độ, Iran, Mông Cổ và Pakistan là những quốc gia đang được mời làm quan sát viên ở SCO. Trong số các quốc gia này có Ấn Độ, Iran và Pakistan là những nước mong muốn gia nhập SCO với tư các thành viên chính thức nhất.
Tuy nhiên, trong tháng 7 vừa qua, tuyên bố trước truyền thông, Ngoại trưởng TQ Vương Nghị lại nói rằng Mông Cổ có lẽ sẽ trở thành quốc gia thành viên tiếp theo của SCO.
Vương Nghị cho biết “Chúng tối đã nhận được thông điệp từ Thủ tướng Mông Cổ về mong muốn là thành viên của SCO tại sự kiện kỷ niệm 13 năm ngày thành lập SCO. Mặc dù chúng tôi chưa nghiên cứu kỹ đề nghị này nhưng chúng tôi coi đó là tín hiệu tốt. 10 năm đã qua và đã đến lúc cân nhắc cho việc chuẩn bị kết nạp Mông Cổ là một thành viên chính thức của SCO”.
Theo nhận định của nhà báo phân tích Joshua Kucera, thực tế thì từ lâu Mông Cổ vẫn thờ ơ với việc được kết nạp là thành viên chính thức của SCO bởi nước này luôn luôn cảnh giác với việc phải độc lập với hai cường quốc láng giềng là Nga và Trung Quốc.
“Đối với Ulaanbaatar (thủ đô Mông Cổ), SCO được hiểu như là một câu lạc bộ chuyên chính nơi mối quan tâm chính của các thành viên đó chính là sự ổn định của lực lượng cầm quyền” – Mendee Jargalsaikhan – tùy viên quân sự Mông Cổ tại Mỹ đã nhận xét như vậy trong một bài báo mà ông viết năm 2012 về quan hệ giữa Mông Cổ và tổ chức SCO.
Theo chuyên gia này, nếu là thành viên chính thức của SCO thì thực tế này có thể dẫn đến việc chính sách ngoại giao độc lập của Mông Cổ sẽ bị vô hiệu hóa. Hơn nữa điều đó cũng đem lại rủi ro cho các nỗ lực dân chủ đang được Mông Cổ tiến hành cũng như việc cải thiện hình ảnh Mông Cổ trong con mắt Liên minh châu Âu cũng như cường quốc Hoa Kỳ.
Có một thực tế nữa mà Mông Cổ đang nghi ngờ và lo ngại đó là cuộc diễn tập Sứ mệnh Hòa Bình 2014 vừa qua đã được tiến hành ở khu tự trị Nội Mông, nơi mà chính quyền Trung ương TQ đang muốn thu nhỏ ảnh hưởng văn hóa, chính trị của người Mông Cổ tại khu vực này và chăc chắn nó cũng sẽ là một trong những rào cản để SCO kết nạp Mông Cổ làm thành viên chính thức.
Trong một lần trả lời phỏng vấn các nhà báo Nga về triển vọng trở thành thành viên của SCO, Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj cũng đã miễn cưỡng và tảng lờ, không đề cần đến các hoạt động hợp tác quân sự, ông chỉ nói chung chung rằng “Chúng tối mong muốn tham gia vào các dự án kinh tế và cơ sở hạ tần trong khuôn khổ SCO và chúng tôi cân nhắc lời đề nghị nhằm tăng cường sự tham gia của chúng tôi trong khuôn khổ tổ chức”.
Từ trước đến nay, trong SCO, Nga là đối tác nằm ở chiếu dưới so với Trung Quốc và tất nhiên Moscow luôn tỏ ra hoài nghi về vai trò của tổ chức này đối với an ninh của khu vực Trung Á. Tư duy chiến lược của Nga ở SCO khác với tổ chức an ninh tập thể CSTO (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan) mà nước này đang lãnh đạo.
Các sáng kiến của Moscow cho vấn đề an ninh ở Trung Á đều đã được thực thi trong khuôn khổ CSTO nhưng thời gian gần đây người ta có thể nhận thấy Moscow cũng đã gia tăng hợp tác và phối hợp với cả SCO và CSTO.
Về thực tế này, Joshua Kucera nhận định rằng có thể vì tình thế bắt buộc (đối kháng với Mỹ và châu Âu) nên Nga đã buộc phải tạm thời lãng quên tất cả những lo lắng về Trung Quốc để hợp tác với nước này, tăng cường vai trò của SCO tại Trung Á.
Theo Giáo Dục
Vì sao chính quyền của ông Kim Jong un muốn tăng quan hệ với ASEAN?
Theo tác giả Zachary Kec, Việt Nam và Bắc Triều Tiên cũng có một lịch sử quan hệ khá lâu bắt đầu từ kỷ nguyên Chiến Tranh Lạnh.
Ngày 5/8/2014, tờ Học giả ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản đã đăng tải bài phân tích của tác giả Zachary Kec - Biên tập viên quản lý của báo với tiêu đề đặt câu hỏi "Vì sau Bắc Triều Tiên đang ve vãn ASEAN".
Bài phân tích có nhiều bình luận có giá trị tham khảo của Zachary Kec cho hay gần đây Cộng hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Triên đã có những động thái lạ trong nó thể hiện mong muốn thúc đẩy quan hệ của nước này với một số quốc gia trong khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á/ASEAN.
Zachary Kec cho rằng dường như Bắc Triều Tiên đang phát động một chiến dịch phòng vệ rất lôi cuối hướng về khu vực Đông Nam Á và đây được đánh giá là một phần trong những nỗ lực lớn hơn để Bình Nhưỡng bắt đầu thực hiện mở rộng các mối quan hệ ngoại giao của mình.
Từ hôm thứ Bảy tuần trước, Bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên Ri Su Yong đã rời thủ đô Bình Nhưỡng để bắt đầu thực hiện một loạt các chuyến thăm chính thức đến 5 quốc gia ở Đông Nam Á.
Trong một bản tin ngắn, thông tấn xã Triều Tiên KCNA đã cho biết rằng phái đoàn do Bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên Ri Su Yong dẫn đầu đã rời thủ đô Bình Nhưỡng vào hôm 2/8 để đến thăm các nước gồm Lào, Việt Nam, Myanmar, Indonesia và Singapore. KCNA không tiết lộ chi tiết thời điểm, độ dài của mỗi chuyến thăm cũng như các thành viên trong phái đoàn do ông Ri Su Yong dẫn đầu.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông của Hàn Quốc trích dẫn phát ngôn của các quan chức nước này cho biết, ông Ri Su Yong đến thăm Lào và Việt Nam đầu tiên trước khi đến Myanmar để kịp thời gian tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) sẽ được tổ chức trong những ngày tới đây.
Theo nhận định của báo giới Hàn Quốc, sau khi tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN, ông Ri Su Yong sẽ tiến hành chuyến thăm đến các nước Indonesia và Singapore sau đó mới trở về nước.
Chuyên gia bình luận Zachary Kec cho rằng chuyến đi tới Đông Nam Á của Bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên đã phản ánh mong muốn của nước này đó là duy trì và tăng cường quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong khối ASEAN.
Theo số liệu thống kê, trong các năm từ 2000 đến 2006, kim ngạch thương mại với khu vực Đông Nam Á chiếm 12% trong tổng kim ngạch trao đổi thương mại của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, giao dịch thương mại giữa Bắc Triều Tiên và khu vực này đã giảm đáng kể kể từ khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần đầu tiên. Và nay chuyến công du đến các nước ASEAN của ông Ri Su Yong được cho là nhằm mục đích khôi phục và tăng cường hơn các mối quan hệ kinh tế với một khu vực quan trọng ở châu Á.
Theo Zachary Kec trong số 5 quốc gia mà ông Ri Su Yong và phái đoàn cùng đi đã và sẽ đến thăm Bắc Triều Tiên có mối quan hệ mật thiết với Myanmar hiện cũng gần như đang duy trì chế độ quân quản mặc dù đã có những có cải cách đáng chú ý.
Đây cũng được xem là động lực để Bắc Tiều Tiên mở rộng quan hệ với các quốc gia khác. Mặc dù gần đây các nhà lãnh đạo Myanmar có tuyên bố rằng họ đã giảm cường độ quan hệ đáng kể với Bắc Triều Tiên thời gian vừa qua nhưng xét cho cùng mô hình cải tổ tổng thể và quá trình mở cửa tương đồng giữa Myanmar và Bắc Triều Tiên sẽ tiếp tục thúc đẩy hai nước này thân thiết nhau hơn.
Chính quyền Bình Nhưỡng cũng rất mong muốn xây dựng và thúc đẩy quan hệ ngoại giao, kinh tế với Indonesia. Lần đầu tiên Bình Nhưỡng và Jakarta thiết lập quan hệ đối ngoại là vào năm 1961.
Cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành đã đến Indonesia thăm chính thức sau thời điểm thiết lập quan hệ hệ với Indonesia khoảng 4 năm. Hiện Bắc Triều Tiên vẫn duy trì đại sứ quán ở Jakarta và ngược lại Indonesia cũng có đại sứ quán ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Indonesia cũng được cho là trung gian quan trọng, đã và đang vận động hành lang (lobby) cho sự tham gia của Bắc Triều Tiên tại Diễn đàn khu vực Đông Nam Á. Năm ngoái, Bộ trưởng ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã có chuyến công du Bắc Triều Tiên trong 3 ngày trong một nỗ lực mong muốn tham gia của Jakarta khai thác thị trường Bắc Triều Tiên khi nước này thực hiện các thay đổi, cải cách kinh tế khi nhà lãnh đạo trẻ của nước này là ông Kim Jong Un đang thể hiện ảnh hưởng và quyền lực của mình.
Tương tự như vậy, Singapore được xem là 1 trong những đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên, nước đã thiết lập quan hệ chính trị với Bình Nhưỡng từ năm 1975. Giữa Singapore và Bắc Triều Tiên thường xuyên có các cuộc trao đổi cấp cao.
Giới lãnh đạo có ảnh hưởng lớn ở Triều Tiên từng một thời rất quan tâm và ngưỡng mộ các mô hình cải cách kinh tế của Singapore, trong đó không đánh mất hoàn toàn quyền lực chính trị của đảng cầm quyền.
Giống như chiến lược của Indonesia, Singapore thực sự muốn chiếm lĩnh và khai thác thị trường Bắc Triều Tiên từ một số cuộc cải cách đã và có thể diễn ra trong tương lai dưới kỷ nguyên lãnh đạo của ông Kim Jong Un. Rất có thể sẽ có các khu đặc khu kinh tế được mở ra tại đất nước bí ẩn ở Đông Bắc Á này.
Trong khi đó, theo Zachary Kec, Việt Nam và Bắc Triều Tiên cũng có một lịch sử quan hệ khá lâu bắt đầu từ kỷ nguyên Chiến Tranh Lạnh. Bình Nhưỡng và Hà Nội từng bị cấm vận kinh tế trong nhiều thập kỷ và hai nước hiện vẫn duy trì các chuyến thăm viếng cấp cao qua lại lẫn nhau.
Với Lào, Bắc Triều Tiên cũng mong muốn thúc đẩy mạnh hơn nữa quan hệ chính trị. Viêng Chăng và Bình Nhưỡng bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1974 và gần đây quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia này đang có xu hướng tốt lên.
Năm 2011, Chủ tịch nước - kiêm Tổng bí thư Đảng Nhân Dân cách mạnh Lào Choummaly Sayasone đã công du đến Bắc triều Tiên, tiến hành gặp gỡ với người kế nhiệm rõ ràng Kim Jong-Un.
Năm 2012, cựu tư lệnh quân đội Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho cũng đã có chuyến thăm Lào cùng với Chủ tịch Hội đồng tối cao nhân dân Triều Tiên Kim Yong-nam. Bắc Triều Tiên coi trọng quan hệ với Lào vì cả hai nước có chung nền tảng chế độ chính trị.
Hơn nữa Lào được Bình Nhưỡng cho là một trong những quốc gia trung gian để những người đào tẩu ở Bắc Triều Tiên chọn làm nơi đến trước khi quay về Hàn Quốc. Bình Nhưỡng muốn thắt chặt quan hệ để chấm dứt điều này - nhà bình luận Zachary Kec cho hay.
Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Bắc Triều Tiên cử quan chức ngoại giao cấp cao của mình đến tham gia Diễn đàn ARF nhưng chuyến đi của ông Ri Su Yong đến diễn đàn này được hết sức quan tâm trong thời điểm Trung Quốc - đồng minh truyền thống số một của nước này gần đây đã tỏ thái độ lạnh nhạt, thậm chí trừng phạt Bình Nhưỡng.
Không chỉ dừng lại ở các nước Đông Nam Á, có những tín hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên muốn tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Nga trong lúc nóng lạnh bất thường trong mối quan hệ với Bắc Kinh.
Một quan chức ngoại giao của Hàn Quốc cho biết những tín hiệu gần đây có thể cho thấy Bình Nhưỡng đang muốn phá vỡ thế bị cô lập bởi cộng đồng quốc tế và chuyến công du các nước Đông Nam Á là một phần của những nỗ lực như vậy.
Cũng có thể chính quyền của ông Kim Jong Un đang tìm kiếm một kênh đối thoại khác với Mỹ thông qua cộng đồng năng động ASEAN để chứng tỏ Bình Nhưỡng muốn tham gia vào đấu trường ngoại giao toàn cầu, phá bỏ việc liên tiếp bị thế giới cô lập, trừng phạt.
Chuyến công du ASEAN của ông Ri Su Yong cũng phản ánh thực tế rằng chính quyền Bình Nhưỡng thực sự đang muốn giới thiệu và áp dụng một số cuộc cải cách về kinh tế tại đất nước bí ẩn này.
Đây cũng là tham vọng của ông Kim Jong Un trong kế hoạch lãnh đạo đất nước Triều Tiên, đặc biệt là sau khi nhà lãnh đạo trẻ tuổi này ra lệnh tử hình người chú Jang Song-Thaek vào mùa Đông năm trước.
Ở một khía cạnh khác, tại Diễn đàn khu vực ASEAN, Bình Nhưỡng thông qua người đại diện của mình có thể tìm kiếm một cơ chế mới để tái khởi động lại Các cuộc đàm phán 6 bên liên quan đến chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Vấn đề này sẽ được đưa ra ở ARF sẽ diễn ra trong nay mai.
Theo các nguồn tin từ Tokyo, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida cũng đã tuyên bố rằng ông có các kế hoạch để tiến hành các cuộc đối thoại không chính thức với Bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên Ri Su Yong bên lề diễn đàn ARF.
Tuy nhiên, chính quyền Mỹ gần đây đã lên tiếng bác bỏ khả năng cho rằng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tiến hành gặp gỡ ông Ri Su Yong trong diễn đàn ARF. Điều này cũng đang gây ra sự chú ý của giới truyền thông trước phản ứng của Mỹ.
Khi được hỏi về khả năng gặp gỡ giữa ông John Kerry và ông Ri Su You, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết "không có kế hoạch cho điều đó..."
Từ phía Hàn Quốc cũng không có thông tin xác nhận việc Bộ trưởng ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se sẽ tiến hành gặp gỡ với quan chức cấp cao của Bắc Triều Tiên mặc dù cả hai nhân vật này sẽ tham gia diễn đàn AFR.
Năm ngoái tất cả các quan chức cấp cao đến từ hai miền khi đến với diễn đàn này đã có màn bắt tay giới thiệu nhưng không tiến hành đối thoại.
Theo Giáo Dục
Xe đạp đắt nhất thế giới: 1 triệu USD Chiếc xe đạp dát vàng 24k này do công ty chế tác vàng House of Solid Gold làm theo thiết kế của Huge Power. Với tên gọi Beverly Hills Edition, chỉ có 13 chiếc được sản xuất. Cùng tham gia thiết kế mẫu xe đạp này là cua-rơ nổi tiếng thế giới Dan Bull - người sáng lập trang web Iditabike chuyên về...