Nga và cuộc “chiến tranh không tiếp xúc” với Mỹ-NATO
Có cảm giác như trong tác chiến điện tử, Nga đã có bí quyết gì mới đi trước MỹNATO và thế giới.
Nga đi trước một phát minh, hay công nghệ gì đó đột phá trong thế kỷ XXI này khiến họ rất tự tin.
Dù tác chiến ở chiến trường Syria với quân khủng bố hồi giáo, nhưng bắt đầu của chiến dịch thì Nga phải tác chiến trực tiếp với Mỹ-NATO mà giới quân sự ngày nay gọi nó bằng cái tên cuộc “chiến tranh không tiếp xúc”, tức là tác chiến điện tử. 2- Thực chiến cuộc “chiến tranh không tiếp xúc” với Mỹ-NATO
Tác chiến điện tử hay chế áp điện tử: Là toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm 2 hình thức tiến hành là chế áp cứng và chế áp mềm.
Chế áp cứng là phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các năng lượng khác.
Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện điện tử của đối phương với các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả…
Video đang HOT
Tác chiến điện tử được coi như yếu tố quyết định sự thành bại của cuộc chiến tranh, chiến dịch quân sự.
Trong các cuộc chiến mà Mỹ tiến hành vừa qua thì do đối tượng tác chiến của Mỹ là một quốc gia mà ban đầu có đầy đủ lực lượng quốc phòng, cho nên đòn tấn công đầu tiên để chế áp điện tử là chế áp “cứng”. Mỹ dùng tên lửa hành trình mở màn sau đó tiếp tục dùng không quân không kích để đánh sập hệ thống thông tin chỉ huy, phòng không, không quân của đối thủ nhằm mục đích là làm chủ không phận tác chiến.
Tại Syria thì khác, vì quân khủng bố không có hệ thống phòng không, không quân, cho nên, nhiệm vụ của tác chiến điện tử Nga ngoài việc gây nhiễu phá hoại thông tin liên lạc của quân khủng bố như đã từng tại Ukraine thì đối tượng tác chiến chính của Nga lại là Mỹ-NATO và cũng nhằm mục đích là khống chế làm chủ không phận tác chiến. Chỉ có làm chủ không phận tác chiến thì trên chiến trường Syria Nga mới không bị lực lượng phòng không quân khủng bố đe dọa gây tổn thất như ở Afghanixtan.
Bốn chiến hạm Nga thuộc các lớp tàu hộ vệ hạng trung và tàu hộ vệ cỡ nhỏ thuộc Hạm đội Caspian đã phóng tổng cộng 26 quả tên lửa hành trình Kalibr-NK, vượt quãng đường 1.500km tấn công chính xác những mục tiêu đã định của lượng khủng bố IS ở Syria.
Do đối tượng tác chiến của Nga là NATO nên Nga thực hiện đòn chế áp điện tử theo hình thức chế áp “mềm”. Nga đã đưa sang đó các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại để làm “mù” hệ thống “nhìn” của đối phương mà đặc biệt là máy bay của NATO và hệ thông vệ tinh quân sự phục vụ cho trinh sát điện tử của Mỹ.
Chúng ta có cảm giác như trong tác chiến điện tử, Nga đã có bí quyết gì mới đi trước Mỹ-NATO và thế giới, một phát minh, hay công nghệ gì đó đột phá trong thế kỷ XXI này khiến họ rất tự tin.
Thực tế chiến trường Syria cho thấy, chế áp mềm của Nga đã rất hiệu quả và thành công trước Mỹ-NATO, luôn khiến Mỹ-NATO từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, có khi hoảng loạn.
Tất nhiên là cùng với nó, có sự đóng góp không thể thiếu của yếu tố chiến thuật như nghi binh lừa địch để chuyền hướng chú ý của đối phương…kết hợp biện chứng dưới sự chỉ huy của Bộ tham mưu Nga để khiến cho đối phương không biết, không nghe, không thấy trước và trong chiến dịch.
Có thể nói, tạo ra được một vùng cấm bay bắt đầu từ bờ biển Địa Trung Hải với phạm vi gần 300 km trong lãnh thổ phía Tây Syria mà không sử dụng chế áp cứng, đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật điện tử rất cao, rất độc đáo, rất lợi hại, mới khiến được máy bay Mỹ-NATO “bật trở lại” khi có ý định vào khu vực cấm bay Nga đã vạch ra, trong khi đó, thế giới này còn có sức mạnh nào có thể làm Mỹ-NATO, thế lực chuyên cấm bay người khác, chùn bước?
Theo_Báo Đất Việt
Việt Nam Áo: Hợp tác phát triển công nghệ kết cấu hạ tầng giao thông
Ngày 19/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Sáng chế và Công nghệ Áo - Alois Stoger về việc mở rộng và tăng cường hợp tác giao thông vận tải giữa hai nước.
Tại hội đàm, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi các đoàn công tác, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông vận tải, chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý và phát triển giao thông đô thị, đường sắt, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, là thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực đường sắt trên cơ sở nền tảng các hợp tác đã và đang triển khai thực hiện; mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực giao thông vận tải khác như hàng không, kết cấu hạ tầng đường bộ, đường thủy nội địa và hàng hải; tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp của hai nước trao đổi tìm kiếm và hiện thực hóa các cơ hội hợp tác.
Kết thúc hội đàm, Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng với Bộ trưởng Alois Stoger đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ kết cấu hạ tầng.
Trong thời gian qua, hai nước Việt Nam - Áo đã có hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải như: ký Hiệp định Vận tải Hàng không Việt Nam - Áo năm 1995 và ký sửa đổi Hiệp định này vào năm 2006. Trong lĩnh vực đường sắt hai bên đã có hợp tác trong các dự án sử dụng tín dụng ưu đãi của Áo như: Dự án đầu tư mua ray, sửa chữa đường sắt và Dự án đầu tư mua máy kiểm tra chất lượng cầu đường và máy điều hòa đá balat đường sắt. Các dự án đã được thực hiện và bàn giao đúng tiến độ với chất lượng tốt. Lan Hương
Theo_Hà Nội Mới
Không kích ở Syria: Nga cho Mỹ thấy sức mạnh khủng khiếp Việc thực hiện chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria, nước Nga đã cho Mỹ và cả thế giới thấy được một phần sức mạnh khủng khiếp của nước này. Việc thực hiện chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria, nước Nga đã cho Mỹ và cả thế giới thấy được một phần sức mạnh khủng khiếp của nước...