Nga và Cuba hợp tác quân sự
Việc phục hồi hợp tác quân sự giữa Nga và Cuba có thể khiến mối quan hệ Nga – Mỹ lún sâu vào khủng hoảng hơn nữa
Trong bối cảnh mối quan hệ Nga-Mỹ trở nên căng thẳng liên quan đến vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ (NMD), Nga đã quyết định phục hồi mối hợp tác về quân sự với Cuba, đất nước vẫn đang trong tình trạng xung đột với Mỹ và nằm bên cạnh nước này.
Chuyển giao công nghệ
Báo Kommersant khẳng định Nga khôi phục mối quan hệ hợp tác với Cuba trong lĩnh vực cung cấp vũ khí. Công ty Xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga đã soạn thảo xong một hợp đồng mua bán, trong đó bao gồm cả việc chuyển giao giấy phép và công nghệ sử dụng đạn dược cho Cuba. Hai bên đang chuẩn bị ký hợp đồng mua bán công nghệ sản xuất loại đạn 7,62mm mẫu hình năm 1943 cho súng máy Kalashnikov và đạn súng trường cùng cỡ.
Một nguồn tin ở Bộ Công nghiệp Nga xác nhận từ lâu Cuba đã quan tâm đến việc mua công nghệ sản xuất đạn dược của Nga. Năm ngoái, Cuba đã gửi đơn đặt hàng cho Công ty Rosoboronexport. Sự việc xảy ra sau khi các giới chức Cuba đến thăm nhà máy sản xuất đạn dược ở Venezuela do Nga xây dựng từ năm 2006.
Cuba đang muốn Nga giúp hiện đại hóa quân đội của nước này. Ảnh: REUTERS
Về lâu dài, phía Nga nhiều khả năng sẽ hiện đại hóa nhà máy sản xuất đạn ở Cuba, đã được hình thành cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, nơi các chuyên gia Liên Xô đã trực tiếp làm việc. Ngày 29-11, một nguồn tin gần gũi với Rosoboronexport xác nhận thông tin trên nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết.
Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ của Nga, ông Konstantin Makiyenko, nhận định rằng tất cả công nghệ mà Cuba đã mua của Liên Xô trước đây đều cần phải được hiện đại hóa. Ông này nhấn mạnh: “Về nguyên tắc, Cuba cần phải thay thế tất cả. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn tài chính, Cuba buộc phải bắt đầu hiện đại hóa quân đội từ loại vũ khí hạng nhẹ và vũ khí cá nhân”.
Nga chọc giận Mỹ?
Đến đầu thập niên 1990, Cuba đã là một trong những bạn hàng vũ khí lớn nhất của Nga. Trong giai đoạn 1961-1991, số lượng vũ khí và kỹ thuật quân sự Liên Xô cung cấp cho Cuba có tổng trị giá 16 tỉ USD. Cuba đã nhận được các loại xe tăng T-55 và T-62, xe bọc thép, các tổ hợp tên lửa phòng không, các loại máy bay chiến đấu Mig-29, Mig-23, Mig-21, trực thăng, tàu ngầm, tàu chiến, vũ khí các loại, cùng những phương tiện liên lạc và kỹ thuật.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sự hợp tác của Nga với Cuba trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự đã bị gián đoạn năm 2001 sau khi Nga đóng cửa căn cứ quân sự Lourdes và chỉ được khôi phục năm 2008 khi một phái đoàn của lực lượng phòng không Nga đến Cuba. Khi đó, hai bên đã thảo luận khả năng hiện đại hóa kỹ thuật quân sự đã lạc hậu của Cuba và bảo đảm việc cung cấp các bộ phận thay thế.
Các chuyên gia nhận định rằng việc phục hồi sự hợp tác quân sự của Nga với Cuba có thể khiến mối quan hệ Nga-Mỹ lún sâu hơn nữa vào khủng hoảng. Đầu mùa thu vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kéo dài lệnh trừng phạt kinh tế đối với Cuba đến tháng 9-2012. Còn Công ty Quốc phòng TsNIITochMash – nhà thiết kế và sản xuất vũ khí chính cho quân đội Nga – đã lọt vào danh sách đen của chính quyền Mỹ. Từ năm 1999-2004, công ty này và một loạt công ty của Nga đã bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt vì cung cấp cho Syria các tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-E và Metis-M.
Theo Người Lao Động
Mỹ hợp tác quân sự với Australia, Philippines - Trung Quốc nêu nghi vấn
Mỹ vừa loan báo sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Australia và nâng cấp hiệp định quốc phòng với Philippines. Trung Quốc lập tức yêu cầu mở cuộc thảo luận về việc gia tăng triển khai binh sĩ Mỹ tại vùng Đông Á và nêu nghi vấn về động thái này.
Các nhà lãnh đạo Mỹ và Australia vừa loan báo một thỏa thuận triển khai lực lược thủy quân lục chiến Mỹ.
Kế hoạch triển khai thủy quân lục chiến qui mô nhất ở Australia
Các nhà lãnh đạo Mỹ và Australia vừa loan báo một thỏa thuận duy trì các lực lượng của Mỹ trên lãnh thổ Australia - quyết định triển khai lực lược thủy quân lục chiến Mỹ mà theo giới phân tích là qui mô nhất ở Australia kể từ Thế chiến II.
Tổng thống Mỹ đã bay tới Canberra sau khi họp Hội nghị Apec ở Honolulu. Chuyến thăm được thực hiện vào lúc hai nước kỷ niệm liên minh an ninh tròn 60 năm.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Julia Gillard đã nói với các phóng viên báo chí về thỏa thuận này tiếp theo sau các cuộc hội đàm ngày hôm qua 16/11 tại thủ đô Canberra của Australia.
"Theo thỏa thuận này, một lực lượng từ 200 đến 250 binh sĩ Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ đồn trú tại miền bắc Australia và sẽ luân chuyển sau mỗi 6 tháng và lực lượng sẽ được gia tăng dần cho đến khi đạt đến quân số 2.500 quân nhân", Thủ tướng Gillard nói.
Bà Gillard nói thêm rằng thỏa thuận này cũng cho phép máy bay của Mỹ sử dụng một số căn cứ của Australia.
Về phía mình, Tổng thống Obama nói rằng thỏa thuận này sẽ cho phép Mỹ ứng phó hữu hiệu hơn đối với những thảm họa và các nhu cầu nhân đạo cũng như những thách thức về an ninh.
"Thỏa thuận này sẽ giúp duy trì cơ cấu an ninh cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các lực lượng của Mỹ huấn luyện và thao dượt với binh sĩ của các nước trong khu vực, và trang bị cho các quốc gia nhỏ hơn để họ có thể đối phó nhanh chóng hơn với các cuộc khủng hoảng", Tổng thống Mỹ khẳng định.
Trong khi đó, nhiều phân tích cho rằng việc triển khai này đang được xem là động thái để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
"Tông thông My đến Australia trong môt thông điêp ro rang răng Washington muôn bao vê cac lơi ich cua minh va đông minh ơ khu vưc. Mỹ hiên đang trong giai đoan chuyên hương cac chinh sach an ninh khoi Iraq va Afghanistan đên khu vưc châu A" - hãng tin BBC bình luận.
Tuy nhiên, ông Obama cho biết Mỹ "tăng cường cam kết của mình cho toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương", không loại trừ Trung Quốc.
"Thông điệp chính mà tôi đã nói, không chỉ công khai mà là lúc nói riêng với phía Trung Quốc, là trách nhiệm nhiều hơn đi kèm với sự lớn mạnh của họ", ông nói. "Điều quan trọng là họ tôn trọng luật đi lại trên biển".
Mỹ cập nhật hóa một hiệp ước quốc phòng với Philippines
Trong chuyến thăm đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày hai nước ký một hiệp ước quốc phòng chung, hôm qua Ngoại trưởng Clinton bày tỏ sự ủng hộ dành cho việc cập nhật hóa một hiệp ước quốc phòng giữa hai quốc gia.
Ngoại trưởng Mỹ cũng tuyên bố các vụ tranh chấp lãnh hải trong vùng Biển Đông nên được giải quyết bằng cách vận dụng hiệp ước quốc tế về Luật Biển, một lập trường hậu thuẫn cho Philippines trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc.
Bà Clinton nói Mỹ có chủ trương vững chắc rằng các vụ tranh chấp mà ngoại trưởng Philippines đề cập đến là hiện hữu chủ yếu trong Biển Tây Philippines giữa Trung Quốc và Philippines phải được giải quyết một cách êm thấm.
"Mỹ không đứng về phe nào trong bất cứ cuộc tranh giành chủ quyền bởi vì bất kỳ quốc gia nào đòi chủ quyền đều có quyền khẳng định điều đó, nhưng không có quyền theo đuổi việc đòi chủ quyền qua việc hăm dọa hay đàn áp", quan chức Mỹ nói.
Mặc dù bà Clinton tái khẳng định sự trung lập của Mỹ trong vụ tranh chấp, bà nói hiệp ước quốc phòng giữa hai nước cần phải được cập nhật.
"Việc ấy đòi hỏi phải bàn luận với Philippines để cung cấp sự hỗ trợ nhiều hơn cho việc phòng vệ bên ngoài, nhất là nhận thức về khu vực biển - các nhận thức về phòng vệ - các ranh giới biển", bà nói.
Lời tuyên bố trên được đưa ra nhân kỷ niệm 60 năm quan hệ Mỹ - Philippines, từ chiếc khu trục hạm USS Fitzgerald đang đậu tại vịnh Manila. Thông cáo chung của hai nước kêu gọi "tự do hàng hải, không ngăn trở việc giao thương và lưu thông hợp pháp trên biển", cũng như giải quyết các tranh chấp lãnh hải trên cơ sở các nguyên tắc quốc tế.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ cùng với bản thông cáo chung trên đây đã phát đi một thông điệp mạnh mẽ cho vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Mỹ đã bắt đầu các cuộc tham khảo ý kiến ráo riết giữa hai chính phủ để xác định chính xác các chi tiết cụ thể của đường lối là gì.
Văn phòng Ngoại trưởng Mỹ đã lên lịch cho một cuộc họp chính thức bàn về các quyền lợi quân sự giữa các vị bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Philippines và các đối tác phía Mỹ vào tháng 1/2012.
Về phía Manila, hôm qua Philippines cho biết "sẽ không lùi bước trong chiến dịch tổ chức một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh hải", và nhấn mạnh rằng Philippines có được sự ủng hộ của Mỹ về vấn đề này.
Ông Ramon Carandang, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, tuyên bố Manila sẽ tiếp tục làm những gì đang làm và nói thêm sự ủng hộ của Washington khiến Philippines cảm thấy động thái của mình là hữu ích.
Trung Quốc đặt dấu hỏi
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã đặt câu hỏi liệu động thái của Mỹ có phù hợp với sự phát triển hòa bình trong khu vực hay không.
"Tăng cường và mở rộng liên minh quân sự có thể không thích hợp lắm và không vì lợi ích của các nước trong khu vực này", ông Lưu tuyên bố với báo giới tại Bắc Kinh, sau khi Mỹ-Australia thông báo tăng cường hợp tác quân sự .
Người phát ngôn thắc mắc Mỹ sẽ biện minh cho sự chi tiêu trong việc bành trướng quân sự tại vùng Đông Á như thế nào, giữa lúc tình hình tài chính toàn cầu đang bị trì trệ. Ông cũng thắc mắc về những lợi ích của việc hợp tác như vậy và nói rằng "bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài" cũng sẽ ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định, và phát triển mà cả Washington lẫn Bắc Kinh đều nói là muốn có.
Tại Bắc Kinh, hành động của Washington chắc sẽ được coi như một toan tính răn đe. Khi được hỏi liệu Bắc Kinh có phản đối việc triển khai quân của Mỹ tại Australia hay không thì phát ngôn viên Lưu Vị Dân từ chối trả lời trực tiếp.
Thay vào đó ông nói Trung Quốc chưa bao giờ tham gia bất cứ loại liên minh quân sự nước ngoài nào giống như những liên minh do Mỹ thiết lập. Và ông cho biết Trung Quốc có ý kiến riêng của mình về vấn đề làm sao để duy trì ổn định trong vùng.
Tổng thống Obama và các giới chức Mỹ khác đã nhiều lần nhắc lại rằng Mỹ hoan nghênh một nước Trung Quốc hùng mạnh và phồn thịnh, và chính phủ của ông không có ý định ngăn chặn Bắc Kinh.
Ông Lưu Vị Dân nói Trung Quốc hy vọng Washington sẽ giữ lời.
Trong khi đo, tờ Global Times của Trung Quốc đăng bài binh luân răng "nêu Australia sư dung căn cư quân sư cua minh đê giup My gây hai cho quyên lơi cua Trung Quôc, thi chinh Australia se bi ket giưa cac lan đan".
Tờ báo dẫn lời Thiêu tương La Viên tư Viên Khoa hoc quân sư thuôc Quân Giai phong Trung Quôc noi: "Ca Trung Quôc va My đêu không muôn gây chiên, nhưng nêu như cac quyên lơi côt loi cua Trung Quôc như chu quyên, an ninh quôc gia va đoan kêt dân tôc bi xâm hai thi xung đôt vu trang la điêu không thê tranh khoi".
Theo Dân Trí
Giáo viên thỉnh giảng phải là giáo viên trong biên chế Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục. mục đích hoạt động thỉnh giảng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua việc thu hút nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao tham gia hoạt động thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục. Góp phần tạo điều...